Tuổi Già và Các Cháu
Date: Tuesday, January 27 @ 11:05:33 EST
Topic: Truyện Ngắn


Thọ Mân

T́nh thương giữa ông bà và con cháu ắt hẳn cũng như nhau dù trong gia đ́nh người Mỹ hay người Việt Nam. Cứ nh́n cảnh cặp vợ chồng già người Mỹ bên nhà hàng xóm hàng năm đến mùa lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh hoặc kỳ nghỉ hè có đứa cháu đến chơi th́ biết. Họ vui hẳn lên, xung xăng làm việc, cười đùa tṛ chuyện với cháu. Thật vậy, nếu chăm sóc cây cối trong vườn giúp nguôi ngoai đi nỗi cô đơn của tuổi già, th́ chính những đứa trẻ là liều thuốc bổ đem lại niềm vui trong tuổi xế chiều.



Rồi ra trong tương lai, gia đ́nh người Việt hải ngoại sẽ trở thành những tiểu gia đ́nh chỉ c̣n 2 thành phần: cha mẹ và con cái, nhưng cho đến nay đa số người Việt vẫn c̣n giữ nếp sống như bên quê nhà với những mối liên hệ vui có, buồn có trong một đại gia đ́nh gồm cả ông bà, cha mẹ và con cháu, thậm chí c̣n kéo theo cả cô chú nữa. Tùy theo hoàn cảnh khác nhau, những người lớn tuổi có thể đă đến Mỹ bằng đường vượt biên đầy hiểm nguy sóng gió, hay qua diện tị nạn với bao ngày tháng nghèo khó đắng cay, hoặc được con cái bảo lănh sang sau này. Cho dẫu thế nào, hầu hết những bậc ông bà đều vui vẻ lănh phần giữ cháu khi không c̣n hay không thể đi làm việc được nữa, và vấn đề giữ cháu là niềm vui hay trách nhiệm được đặt ra ở đây.

Nói đến giữ cháu, cũng nên phân biệt làm 2 trường hợp: các cháu nhỏ chưa đi học và các cháu đă đến trường. Với các cháu nhỏ chưa đi học, được bồng ẫm trong tay, chăm sóc b́nh sữa, chơi đùa với cháu, hay chỉ đứng nh́n đứa trẻ bụ bẫm, thơm tho, mắt đen nhánh với nụ cười toe toét, ai không cảm thấy vui sướng trong ḷng nhất là đối với những người già cả cô đơn lạc lơng ở xứ người?

Dường như có điều ǵ mâu thuẫn ở đây. Ai cũng đồng ư được sống một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hưởng các phúc lợi xă hội và quyền tự do của con người trên một xứ sở văn minh thật là một điều may mắn cho những người Việt lớn tuổi. Thế nhưng thành thật mà nói chính nơi này nhiều khi đă biến họ thành những người gần như tàn tật: không bị câm điếc mà không thể hiểu được hay nói với người khác, không thất học mù chữ nhưng tới đâu cũng không đọc được nội qui hướng dẫn, không què cụt nhưng luôn nhờ vả con cái đưa đón và chẳng dám đi đâu xa ngoài khu vực quanh nhà ḿnh, nhiều khi nghĩ mà uất nghẹn chứ chẳng phải chỉ buồn không đâu! Khi việc đi dạo ra đầu ngơ thôi đă có thể nảy sinh nỗi lo sợ v́ con chó nhà bên cạnh ṭ ṃ đi theo vẫy đuôi vui vẻ, th́ việc vui vầy với bầy cháu thơ ngây, dễ thương đă biến căn nhà trở thành một nơi trú ẩn an toàn, một ṭa lâu đài hạnh phúc thần tiên. Và nếu v́ lư do nào đó vắng bóng những thiên thần bé bỏng này, với các cụ, chính ngôi nhà đó bỗng trở thành một nhà tù quạnh quẽ hắt hiu muộn phiền.

Chưa thấy ai nghiên cứu các lư do chính khiến nhiều người lớn tuổi ở nhà giữ cháu nhỏ giúp cho các con ḿnh khi chúng phải đi làm việc, nhưng thực tế cũng không mấy khó khăn để đoán biết những lư do này. Ở đây, ngoài việc giúp cho con cái tiết kiệm tiền không phải đem con đi gởi nhà, niềm mong ước được giữ cháu của các cụ cao niên chắc chắn có góp phần quan trọng, và phỏng đoán, có lẽ v́ thế đa số trẻ nhỏ Việt Nam có nhiều thời gian gần gũi với ông bà hơn so với trẻ con Mỹ. Điều này dường như khó hiểu đối với nhiều người Mỹ lớn tuổi. Với họ chơi với cháu nhỏ một lúc, một buổi, vài hôm th́ vui nhưng thật là phiền toái và mất tự do khi phải chăm sóc cháu c̣n nhỏ tuổi liên tục ngày này qua ngày khác.

Đối với các cháu tuổi đi học, thời gian gần gũi giữa ông bà và các cháu có phần ít hơn, ngay cả vào dịp hè, v́ chúng dành phần lớn thời gian vui chơi với bạn bè hàng xóm và các thú vui giải trí khác. Nếu đă có nhiều kỷ niệm đẹp giữa ông bà và các cháu, cọng với tấm gương tốt của cha mẹ chúng khi đối xử với ông bà, nh́n chung các trẻ khi lớn lên sẽ tỏ ra lễ phép và yêu mến ông bà, và sự thành công của chúng cũng làm cho các vị cao niên vui v́ hănh diện.

Thực tế vấn đề nào cũng có hai mặt, cho nên việc trông cháu đôi khi cũng đem lại những chuyện không vui cho các vị làm ông bà. Rơ ràng cách săn sóc trẻ nhỏ ở Mỹ có phần khác với bên nhà từ việc cho ăn, cho bú cho đến thuốc men khi bệnh, v́ thế các cụ ông cụ bà thiết tưởng nên hỏi ư kiến con ḿnh trước chứ đừng tự làm theo ư ḿnh để khỏi phải bị phiền trách rầy rà về sau.

Sau đây là một số kinh nghiệm các bậc ông bà cần suy nghĩ và chú ư khi trông nom các cháu:

1. Tùy tuổi tác và t́nh h́nh sức khỏe, nên lượng sức ḿnh trước khi nhận chăm sóc cháu, đặc biệt khi phải giữ nhiều đứa hay những đứa lớn và nghịch ngợm v́ có nhiều khả năng không chu tất, dễ bị con phiền trách và cháu không ưa ḿnh.

2. Nếu cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú, hay thậm chí khi có cảm giác bị con lợi dụng giao gánh nặng giữ trẻ để tiết kiệm tiền và có rảnh thời gian vui chơi hơn, cần phải can đảm nói thẳng suy nghĩ trong ḷng--thà giải quyết một lần c̣n hơn để kéo dài t́nh trạng khó chịu, ấm ức ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tuổi thọ của ḿnh.

3. Nên thể hiện t́nh thương và ḷng tôn trọng dành cho con, dâu và rể của ḿnh, không nên la rầy hay nói không tốt về cha mẹ các cháu trước mặt chúng, đồng thời cũng nhắc nhở con cái, dâu rể lưu ư cách đối xử với ḿnh trước mặt các cháu, v́ cả hai cách ứng xử này rất ảnh hưởng đến sự thương yêu và ḷng kính trọng của các cháu dành cho ông bà.

4. Cần tôn trọng ư kiến và quyền hạn của cha mẹ các cháu trong vấn đề dạy dỗ chúng, không làm các cháu hoang mang không hiểu phải nghe lời ai; ngoài ra phải tỏ ra thống nhất về các nguyên tắc kỷ luật, đừng để trẻ khai thác sự bất đồng quan điểm giữa ông bà và cha mẹ làm khó dạy chúng về sau.

5. Cần tôn trọng nhân cách và sự riêng tư tối thiểu của trẻ, nhất là các trẻ đă đi học, v́ ở Mỹ vấn đề này được áp dụng nghiêm chỉnh trong trường học cũng như ngoài xă hội, ví dụ: gỏ cửa pḥng riêng và chỉ mở cửa khi được mời vào.

Nói tóm lại, không kể những trường hợp ngoại lệ, và nếu quan tâm đến các lời khuyên nêu trên đây, giữ cháu là một niềm vui cho tuổi già dù đôi khi có phần vất vả, v́ ngoài việc được gần gũi săn sóc cháu yêu, các cụ c̣n góp phần đỡ đần gánh nặng tài chánh và giảm bớt tất bật về thời gian cho con ḿnh trong việc mưu sinh và nuôi dạy con cái. Vậy th́ xin kính chúc quí vị cao niên có được nhiều niềm vui và thành công trong cái "job" giữ cháu!

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1496