Cảm Nghĩ Của Một Người Tham Dự
Date: Monday, December 15 @ 10:39:22 EST
Topic: Chống Buôn Người


 

Mai An

Nguyễn Du đă từng khóc thương nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh, những người từ ba trăm năm trước, để rồi phân vân tự hỏi ba trăm năm sau không biết có ai c̣n khóc thương ḿnh như thế này không?

"Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như"

Ngày nay, con cháu Cụ vẫn nhớ thương Cụ, và trộm nghĩ rằng Nếu Cụ Nguyễn Du nếu có sống lại, Cụ cũng không thể nào có đủ nước mắt để khóc thương cho đám con cháu đang sống kiếp tủi nhục c̣n hơn nàng Kiều ngày xưa, mà những số phận đau thương đó đă lên tới hơn nửa triệu người phiêu bạt khắp nơi trên thế giới.



Vẫn theo nghề cũ của Mă Giám Sinh và Tú Bà:

Bảo rằng đi dạo lấy người,

Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.

Nhưng Mă Giám Sinh và Tú Bà ngày nay là một mạng lưới chằng chịt với rất nhiều quyền lực nên đă đưa tầm vóc vấn đề lên một mức độ rất lớn lao. Chính quyền Việt Nam th́ đă công khai chính sách "Xuất khẩu lao động" coi người lao động như một món hàng hóa nên nếu nói là chính sách "buôn dân" th́ cũng không ngoa.

Nhiều người đă nghĩ rằng giải trừ tệ nạn này và đem lại sự công bằng, đem lại cuộc sống với nhân cách và phẩm giá con người cho những số phận oan khiên đó là một điều không thể làm được.

Nhưng chẳng nhẽ lại không làm ǵ cả, chỉ ngồi đó nuốt nước mắt tủi nhục xót thương hoặc nuôi sự căm giận sôi sục trong ḷng…

Lương tâm và t́nh cảm của một con người đă khiến chúng ta cảm thấy nhức nhối huống chi chúng ta lại là người Việt Nam cùng chung một ḍng máu, một Tổ Tiên mà đồng bào của chúng ta th́ lại chịu quá nhiều đau khổ, hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác… cho đến tận bây giờ vẫn c̣n phải trở thành một món hàng đem đi bán rẻ mạt như thế th́ ai mà chẳng cảm thấy đau sót!

Có lẽ đó là cảm nghĩ chung của những người đă dành giờ nghỉ cuối tuần đến tham dự buổi hội thảo Giải Cứu Nạn Nhân Buôn Người do Tập Thể Chiến Sỹ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ và BPSOS cùng thực hiện.

Buổi hội thảo được tổ chức vào lúc 2:00 – 4:00 giờ chiều ngày Chủ Nhật, 26 tháng 10 năm 2008 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Đấu Tranh địa chỉ 1059 Trask, Garden Grove, CA 92843.

Trong số quan khách và đồng hương tham dự, người ta nhận thấy có sự hiện diện của Ông Trần Quang An Hội Trưởng hội CSQG, Bác sĩ Trung Chỉnh, Ông Nguyễn Ngọc Chiểu, Chủ Cơ Sở sản xuất địa chỉ 1059, nơi có Trung Tâm Sinh Hoạt Đấu Tranh, và nhiều vị có ḷng.

Ngoài các vị quan khách và đồng hương, buổi hội thảo c̣n có các sinh viên trẻ, người Mỹ và Việt Nam đến tham dự và quan tâm theo dơi (dù các bạn không hiểu hoặc chỉ hiểu rất ít tiếng Việt).

Mở đầu buổi hội thảo là nghi lễ chào Quốc Kỳ VNCH do ông Nguyễn Thế Phiệt, Trung Tâm Phó Trung Tâm Tây Nam HK, Thuộc Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại điều khiển, với giọng ấm áp truyền cảm, đă làm cho buổi lễ thật trang nghiêm và long trọng.

Tiếp theo đó TS Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám Đốc Điều Hành UBCNVB, lên tŕnh bày những thảm cành của đồng bào bị buôn bán nô lệ. Biết bao nhiêu lời nói trung thực và h́nh ảnh sống động đă làm cho cử tọa rất xúc động, người ta không thể ngờ được là ở thế kỷ 21 này lại có những người sống khổ đến như thế!

Cũng theo lời TS Thắng Liên Minh CAMSA được chính thức thành lập vào tháng Hai 2008, gồm: Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế.

CAMSA rất cần sự hợp tác của tất cả mọi người Việt Nam và những người giầu ḷng nhân ái ở khắp nơi để giải quyết tận gốc rễ vấn đề bằng ba mũi nhọn:

Truy cứu trách nhiệm dân sự và có thể cả trách nhiệm h́nh sự của những kẻ vi phạm.

Gây áp lực để Chính quyền Việt Nam thay đổi chính sách, và đặt vấn đề theo dơi thực hiện chính sách với các vị dân cử trong Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Lập những ṭa đại sứ T́nh Thương để giúp đỡ các nạn nhân một cách thiết thực nhất trong cuộc sống nơi đất khách quê người.

CAMSA đă can thiệp thành công cho hơn 20 vụ mà điển h́nh là vụ các công nhân làm việc tại Mă Lai (Esquel Malaysia SDN Berhard) trong số 2600 công nhân được giải cứu và được bồi thường, có một nửa là người Việt Nam, c̣n một nửa là người những nước khác…

Theo một số quan khách, kết quả đạt được đă vượt qua, ngoài sức tưởng tượng, của tất cả những người lạc quan nhất. Nhiều người nghĩ hầu như có phép lạ xảy ra.

Chúng ta có thể nói chẳng những người Việt Nam đă giải cứu cho Đồng Bào Việt Nam mà c̣n có thành tích đóng góp cho cộng đồng Nhân Loại về vấn đề Bảo Vệ Nhân Quyền.

Tham dự buổi hội thảo c̣n có những nhân chứng đă từng là nạn nhân trong vụ nô lệ lao động American Samoa làm cho những con số và những h́nh ảnh trên màn h́nh trở nên sống động, gần gũi và hiển nhiên rơ ràng hơn nữa làm cho ai cũng mủi ḷng rơi lệ… Với giọng của một người con gái Việt Nam thật thà chất phác mang âm hưởng từ đồng lúa quê hương miền Bắc xa xôi, chị nói:

"Chúng cháu xin chân thành cám ơn các Cụ, các Ông các Bà, xin Cộng Đồng đón nhận tấm long biết ơn của chị em chúng cháu, nhờ có cộng đồng mà chị em chúng cháu mới có ngày hôm nay. Chúng cháu cũng xin góp một bàn tay để giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn…"

Với những bằng chứng của TS Thắng tŕnh bày, chị cho rằng sự thực c̣n thê thảm hơn nữa. Chính chị cũng đă phải nhịn đói, trốn vào rừng bốn tháng nên chị biết rất rơ…

Đáp lại Ông Trần Trọng An Sơn, Trưởng TT Sinh Hoạt Đấu Tranh, cho rằng các chị không cần phải nặng ḷng như thế v́ đó chỉ là bổn phận, bổn phận của người Việt Nam giúp đỡ người Việt Nam trong cơn hoạn nạn.

Quả thực, câu trả lời đó c̣n có sự ấm áp trong tâm t́nh của một người Chiến Sĩ QLVNCH, với trách nhiệm Bảo Quốc An Dân, không phân biệt vùng miền, không xét lư lịch trước khi giúp đỡ.

Liên minh CAMSA gọi sứ mạng giải cứu nạn nhân Việt Nam bị bán làm nô lệ lao động, nô lệ t́nh dục… là Sứ Mạng T́nh Thương,

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng rất xúc động và gây ấn tượng mạnh đó là ngày 26 tháng 10, ngày tổ chức hội thảo, cũng là ngày Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Ḥa do Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm sáng lập. Ai là con dân của Nước Việt Nam th́ cũng biết rằng Ngô Tổng Thống đă hy sinh mạng sống để bảo vệ cho chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ của Quốc Gia. Và người điều khiển buổi lễ chào cờ thuộc Quân chủng Hải Quân oai hùng đă xả thân bảo vệ Hoàng Sa, trước đây 34 năm, trong trận hải chiến giữa người Việt Nam và người Trung Quốc, năm 1974. Trong trận chiến đó Thiếu Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà cùng hơn 30 chiến sĩ Việt Nam đă tử thương hoặc mất tích. Ai là người Việt Nam đều có quyền hănh diện về trận hải chiến Hoàng Sa chống ngoại xâm bảo vệ nền Độc Lập và sự toàn vẹn lănh thổ cho Đất Nước trong thế kỷ trước.

Tại sao với bao người đă hy sinh bảo vệ Đất Nước như vậy mà người Phương Bắc, ngay trong thời b́nh, chằng tốn kém ǵ, lại lấy được bao nhiêu đất đai của chúng ta? Xâm phạm Lịch Sử của chúng ta và cướp đi tương lai kinh tế của con em chúng ta?

Có phải v́ một trong những lư do đó là chúng ta chưa đủ t́nh đoàn kết yêu thương nhau chăng?

Với ư nghĩ đó, chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi mà CAMSA có sáng kiến lập ra những địa điểm giúp đỡ thiết thực nhất cho đồng bào nơi đất khách quê người, gọi những nơi đó là Ṭa Đại Sứ T́nh Thương.

Mỗi người Việt Nam tha hương khi đến với ṭa Đại Sứ t́nh thương sẽ cảm nhận được tấm ḷng của Đồng Bào hải ngoại với với Đất Nước và với người dân Việt Nam nói chung và và sẽ trở thành một sứ giả T́nh Thương " Chở Thật Thà vào ḷng dối trá", (như lời của một bài hát của Lê Quang Lộc) đem tin yêu tới khắp mọi miền Đất Nước và đến ngày nào đó, T́nh Thương Yêu sẽ ngự trị trên Quê Hương yêu dấu của chúng ta thay thế cho dối trá và bạo lực, và như thế có thể nói rằng Ṭa Đại Sứ T́nh Thương đă góp phần đem lại Tự Do và Dân Chủ được chăng?

Khởi đi từ t́nh yêu thương đùm bọc nhau tất cả chúng ta đều có quyền nghĩ đến ngày

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Như lời Nguyễn Trải đă nói trong bản B́nh Ngô Đại Cáo.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1468