Hôm nay mùng một tết Mậu Tư. Tôi vẫn giữ thói quen từ xưa, nắn nót gịng chữ:
Tôi mỉm cười khi nghĩ rằng, Cha dạy sao th́ nghe vậy chứ cuộc đời ḿnh th́... vạn sự khởi, chỉ có một sự thành! Giờ Th́n là giờ đẹp. Nắng ấm. Hy vọng một mùa đẹp!
Nhớ ngày nào, tôi đang cộng tác với Đài Việt Nam Hải Ngoại và phỏng vấn TS Nguyễn Đ́nh Thắng về Katrina. Thuở ấy, quả t́nh không hề biết, không hề nghe ǵ về "Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển". V́ thế, trong suốt cuộc tṛ chuyện cứ nói lộn sang "Uỷ Ban Cứu Trợ…"
Sau buổi ấy, tôi biết hơn về những công tác của UBCNVB. À, họ đă chuyển việc vớt người biển đông sang chương tŕnh phục vụ cho người mới định cư ở Hoa Kỳ. "Th́… Lan Chi cũng là vượt biển nhưng là… vượt bằng máy bay!", tôi đă nói đùa với bạn hữu như thế. Và tôi–là người–cũng đang được UBCNVB cứu đấy chứ! Cứu về cái ǵ ư? Thôi bí mật. Bao giờ… thành, sẽ bật mí!
Nhưng trong buổi sáng đầu năm mới này, tôi muốn tản mạn tâm t́nh với độc giả. Về vài người trong UBCNVB và cả với các độc giả.
Thời gian qua, từ tháng Mười Hai, tôi gặp nhiều khốn đốn khó khăn. Bác Thành của BPSOS ở Virginia đă giúp đỡ tôi tận t́nh. Đoá hồng biết ơn đầu tiên này gửi tặng bác. Một người già nhé. Đoá thứ hai cho một người Việt trẻ cũng của UBCNVB nhưng từ nắng ấm Houston, Luật sư An Phong. LS An Phong đă nhận nhiều hoa biết ơn từ quư cao niên, cựu "tù cải tạo" khi được miễn thi quốc tịch, nhưng từ cô Lan Chi th́ là lần đầu và như đă nói ở trên, v́ sao th́ tôi chỉ bật mí khi việc… thành.
C̣n với cộng tác viên và độc giả? Tôi có khá nhiều kỷ niệm vui vui với các tác giả. Đầu tiên phải kể nhà văn Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích. Tôi quen ông trước khi tôi phụ trách tờ Mạch Sống. Khi ông chuẩn bị ra mắt tác phẩm Lưu Dấu Ngày Xưa, tôi phỏng vấn ông. Tôi viết câu hỏi bằng tiếng Việt unicode và ông đă điền câu trả lời bằng font VNI vào ngay bài của tôi. Chuyện này xảy ra cho Mạch Sống hoài và tôi muốn điên đầu về việc trộn lẫn hai font chữ trong cùng một bài như thế này. Tôi gọi phone, nói ông chịu khó hoán chuyển cùng một font th́ báo mới sử dụng được. Sau đó, thấy nói qua phone… mỏi miệng quá, tôi đành copy từng phần và tự làm lấy. Xong xuôi, tôi gọi cho ông, "Lần sau anh c̣n để font lộn xộn như vậy, em uưnh anh phù mỏ!" Th́ ỷ ḿnh là em gái, ỷ là quen thuộc! Hạo Nhiên cười khoái trá. Ông biết "con bé hay đanh đá kiểu Bắc kỳ 9 nút" như vậy chứ tâm nó tốt, luôn giúp đỡ bạn bè. Phải vậy không anh Hạo Nhiên? Sau khi sách tŕnh làng, Lan Chi lại ưu ái phỏng vấn ông buổi thứ hai về ngày ra mắt sách tại California. Một dân BPSOS, chị Thuư Loan từ văn pḥng Louisville, cứ cười ngất ngưởng khi đọc bài phỏng vấn của tôi dành cho Hạo Nhiên. Chị nói, "...nửa nọ nửa kia, xem dí dỏm quá đi!" Chả là tôi viết như sau: "…th́ Lan Chi chỉ muốn nói sự ưu ái của nửa nọ cho nửa kia thôi mà." (ư tôi ám chỉ bà xă ông Hạo Nhiên là "nửa kia" của ông và ông là "nửa nọ" của bà).
Tác giả thứ hai là ông Đỗ Văn Phúc. Tôi "nhặt" được ông từ net khi đọc bài Văn Hoá Nội Gián. Hay lắm! Tôi lấy bài đó và đọc ngay cho Mạch Sống Truyền Thanh phát từ Atlanta. Sau đó, tôi lại thực hiện chương tŕnh Tưởng Niệm Duy Khánh chung với ông cho Đài Việt Nam Hải Ngoại trong mục Nhịp Sống Quanh Ta. Khi tung lên net, bài này được hưởng ứng và cám ơn v́ Duy Khánh được mến mộ. Ngay chính Trường Kỳ của Đài VOA, vài năm trước, khi thực hiện chương tŕnh về Duy Khánh, cũng trích dẫn khá nhiều từ bài viết của Đỗ Văn Phúc. Kỷ niệm vui là khi mail, biết chuyện, tôi gọi về Việt Nam cho cựu Đại Tá Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả "Mấy Dặm Sơn Khê", "Khúc T́nh Ca Hàng Hàng Lớp Lớp"; tôi yêu cầu ông Đông giữ máy, rồi tôi gọi Phúc và… bất ngờ Phúc hát một đoạn nhỏ trong một bài ngày xưa ông Đông sáng tác thuở trong tù năm 1975! Tất nhiên là ông Đông ngạc nhiên và sau đó vui lắm. Cũng cái tṛ đó, tôi để Vũ Đức Nghiêm, tác giả của "Gọi Người Yêu Dấu"... bất th́nh ĺnh nghe Phúc hát, một đoạn t́nh ca cũng do ông Nghiêm viết thuở… ở tù VC!
Tháng Mười Hai vừa qua, Phúc gọi và tôi cáu kỉnh "Cô nương đang muốn phát điên lên đây". Phúc không biết ǵ và trêu nhẹ, "Đừng điên, mát thôi"! Tôi, "Mát ǵ mà mát, anh nghe xem nè." Tôi kể chuyện và Phúc: "Điên thật, nếu gặp tôi, tôi đập bể đầu tên luật sư đó rồi." Tuy vậy, biết Phúc sắp ra tác phẩm Cuối Tầng Địa Ngục, tôi gửi cho TS Nguyễn Đ́nh Thắng đọc, viết bài giới thiệu. Song song, tôi thực hiện buổi phỏng vấn và phát trong Nhịp Sống Quanh Ta của Đài Việt Nam Hải Ngoại. Đang phát điên nhưng vẫn tận t́nh với bạn hữu… Ngược lại, Phúc... phải làm thông dịch viên bất đắc dĩ cho tôi khi tôi gọi Cox, khi tôi cần viết đơn tiếng Anh. Tôi rất thích hai câu ở ngay đầu trang web của Phúc:
Đời có gian lao mới rạng danh hào kiệt,
Tù không đày đọa sao rơ mặt anh hùng
Đúng thế phải không quư độc giả? Tù không đày đoạ, sao rơ mặt anh hùng? Tôi có nói cho Phúc biết điều ấy rằng tôi rất thích hai câu thơ ấy của anh v́:
Tôi cũng đă từng mơ diễm sử
Nét vàng chói lọi với sơn khê
(Quên tên tác giả)
Tác giả thứ ba là Hưng Yên Nguyễn Văn Cự. Ông viết văn rất dí dỏm làm tôi thấy vui. Tôi không thích đọc cái ǵ lê thê, khó hiểu v́ tuổi già, ngại suy nghĩ… Một lần tôi gọi điện thoại, "Xin lỗi, có phải ông Cự không ạ?". "Vâng, tôi là ông Cự đây." Trời đất, thế là cái cô Bắc kỳ 9 nút đanh đá trổi giọng, "Á à! tôi hỏi thế, th́ ông nói tôi là Cự được rồi, ông lại dám xưng ‘ông Cự’ hở? Uưnh ông phù mỏ bây giờ!" Dường như cô Bắc kỳ chỉ biết doạ, uưnh phù mỏ người khác, ngoài ra, chẳng biết doạ cái ǵ nữa sất!
Tác giả thứ tư khá nổi tiếng là Phan Nhật Nam. Tôi biết Nam từ trước và tôi lấy bài của anh đăng Mạch Sống thôi. Có lần, hai anh em mail qua lại, căi nhau v́ ông Nguyễn Chí Thiện! Tôi hỏi thiệt mà Nam ngỡ giả nên mắng mỏ cô em, "… làm báo th́ làm đi, bầy đặt làm t́nh báo nữa." Man? Tôi chưa doạ uưnh phù mỏ Nam thôi! Nam hay nói ṿng vo. Tôi, con người xuất thân khoa học, thích cái ǵ ngay thẳng rơ ràng. Với tôi, Nam tốt. Anh hỗ trợ ngay khi tôi yêu cầu. Đó là, phỏng vấn anh Nguyễn Quốc Khải cho chương tŕnh HR của UBCNVB trong chương tŕnh của Nam ở SBTN khi anh Khải có dịp về California.
Tác giả thứ năm cũng trong quân đội là cựu Đại tá Nguyễn Huy Hùng, nguyên Chủ Nhiệm nhật báo Tiền Tuyến của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa thuở xưa. Khi mới quen, tôi "thưa Đại tá" đàng hoàng lắm và sau đó gọi "Anh" tỉnh bơ v́… tôi vẫn gọi Đại tá Hà Mai Việt và cả cựu Thiếu tướng Thiết Giáp Trần Quang Khôi là "Anh". Sau đó một ông nhắc tôi rằng Đại tá Hùng... không c̣n trẻ đâu th́ tôi mail cho ông và "thưa chú". Tôi mỉm cười khi nghĩ rằng, thuở xưa Chu Tử viết "Yêu" và sau đó có một bài hát "Đừng gọi anh bằng chú"! Chú Hùng rất dễ thương. Ông đóng góp cho Nguyệt San Mạch Sống, cho cả chương tŕnh HR. Ông "tha" bài của Lan Chi hay các chương tŕnh của BPSOS mà Lan Chi giới thiệu đi khắp nơi. Thuở đầu tiên, ông viết cho các group của ông như sau: "…Tôi chỉ mới biết Kiều Mỹ Duyên. Nay biết thêm Hoàng Lan Chi, những vị nữ lưu rất đáng quư cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Cầu ơn trên che chở để các nữ lưu của chúng ta tiếp tục sự nghiệp truyền thông phục vụ đồng bào, yểm trợ chính nghĩa quốc gia..." Khi tôi yêu cầu chú Hùng gửi bài tôi ra, đừng giới thiệu "Chủ Bút, Chủ Béo" ǵ cả, ông đùa vui, "Tuân lệnh, đóa lan vàng của tôi". Chú thật vui tính, dễ mến.
Tác giả nữ làm tôi vui vui trong mùa xuân này là Nguyên Nhung. Chị viết văn về mọi khía cạnh của đời sống, trừ chuyện t́nh. V́ chuyện t́nh của chị đẹp, viên măn, có ǵ để kể, để nói? Chị khác với
Hoàng Lan Chi chỗ ấy. Hoàng Lan Chi hay viết chuyện t́nh lăng mạn. Thiệp xuân do chính chị vẽ với cô gái tóc thề và gịng chữ "Chúc cô Chủ Bút khả ái..." À, đàn ông mà nói cô Bắc kỳ 9 nút Lan Chi... khả ái th́ Lan Chi chả tin một ly ông cụ nào cả, nhưng nếu bà Nguyên Nhung nói th́ ḿnh phải tin chứ nhỉ? Tôi chưa dọa uưnh phù mỏ Nguyên Nhung bao giờ nên chị phải thấy Lan Chi khả ái chứ!
Độc giả làm tôi vui nhất trong năm qua là… một khách hàng của chương tŕnh HR tức HO đợt hai. Anh Khải, người phụ trách HR của UBCNVB chuyển mail khách hàng cám ơn cho tôi để đăng Mạch Sống. Tôi liên lạc xin h́nh và Hằng Kiều My có mặt ở MS số 67. Sau khi liên lạc, Kiều My mail hỏi "Tuỳ bút ‘Con Gái Người Dưng’ của cô có thật không?". Nhận được câu trả lời từ tôi, Kiều My mail tiếp "… Từ HR của UBCNVB, cô mới biết cô có một fan thầm lặng từ Việt Nam phải không?". Tôi bật cười v́ My không biết, tôi từng viết báo từ thuở trung học và viết net từ 2000, lúc tôi c̣n ở Việt Nam. Tôi có fan từ Việt Nam trước rồi mới ở hải ngoại sau. Khi đến Mỹ, một số chủ báo, nhà văn biết v́ họ từng đọc bài tôi viết từ trong nước. "Văn của tôi là văn ba xu," tôi đùa như thế v́ tôi vẫn chỉ coi viết cho vui, viết là son phấn điểm trang cuộc đời. Với tôi, văn chương không là nghiệp. Nhưng một mail của Kiều My làm tôi vui bát ngát với cái tựa "Cô là một bà Tổng rất đáng yêu". Wow, My lấy ngay cái biệt danh "bà Tổng" mà các con gọi tôi, trong bài "Con Gái Người Dưng" để gọi tôi. Năm mới, Kiều My viết thư tay khá dài gửi bưu điện từ Việt Nam sang Mỹ cho "Bà Tổng", thật là cảm động.
Thế th́ buổi sáng mùa xuân Mậu Tư này, từ Rừng Gió Virginia, tôi gửi đến hai người phụ nữ, một già, một trẻ, lời chúc b́nh an của "Cô Chủ Bút khả ái, của Bà Tổng đáng yêu" nhé, Nguyên Nhung và Hằng Kiều My!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]