Về Buổi Ra Mắt Sách “Hương Bồ Kết”
LTS: Kỳ trước, chúng tôi đă giới thiệu nhà văn Hạo Nhiên nhân dịp ông sắp giới thiệu tác phẩm Hương Bồ Kết. Kỳ này Hoàng Lan Chi xin mời quư độc giả nghe ông kể về buổi ra mắt này.
LC: Thưa nhà văn Hạo Nhiên, tác phẩm Hương Bồ Kết ra mắt vào thời gian nào, tại đâu và được những ai bảo trợ?
HN: Thưa cô, buổi giới thiệu tác phẩm “Hương Bồ Kết” tổ chức vào Chủ nhậât ngày 27/5/07 tại hội trường Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali, thành phố San Jose. Được sự bảo trợ của Thi Văn Đoàn Bốn Phương, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trung tâm Tây Bắc Hoa Kỳ, Hội Ái Hữu Quảng Ngăi cùng các cơ quan truyền thông và khá đông quư vị “Mạnh Thường Quân”.

Quang cảnh buổi ra mắt sách.
LC: Ông chuẩn bị bao lâu cho buổi ra mắt này và những ai tiếp tay với ông?
HN: Vùng thung lũng điện tử này, hầu như hàng tuần đều có những buổi quy tụ đồng hương của các tổ chức, hội đoàn về chính trị, xă hội, văn hoá, ái hữu, thân hữu… V́ vậy muốn giữ chỗ phải ghi danh trước từ 2 đến 3 tháng. Đó là thời giai đoạn chuẩn bị sau cùng chưa kể giai đoạn in ấn sách và thiệp mời phải gởi đi sớm. Nếu đề cập đến chuyện tiệc tùng cưới hỏi ở cái thành phố này th́ thời gian đặt nhà hàng phải trước một năm. Do đó các cặp t́nh nhân nào mới chớm yêu là phải lo “búc” nhà hàng trước 12 tháng, kẻo không kịp! Đề cập đến “Lực lượng tiếp tay” th́ HN có cả “binh đoàn”. Việc ít mà nhiều người sẵn sàng xắên tay áo trợ lực. Nào là thi văn hữu, đồng hương Quảng Ngăi, các chiến hữu trực thuộc khu hội cựu tù. Riêng về lănh vực “tiếp liệu” thực phẩm, nước uống th́ “nội tướng” của tôi giữ chức “tư lệnh”của bầy con cháu.
LC: Thưa nhà văn, theo tôi được biết buổi Ra mắt sách “Lưu Dấu Ngày Xưa” 2005 của ông đă quy tụ khá nhiều giới văn sĩ kỳ cựu. C̣n tác phẩm “Hương Bồ Kết” năm nay có được như lần trước không? Chương tŕnh văn nghệ đệm có ǵ đặïc biệt?
HN: Ngày 27/5/07 nhằm ngày lễ Memorial Day và ngày Phật Đản, nên số nhà văn nhà thơ đàn anh đến tham dự không nhiều như lần trước. Tuy nhiên, dù phải bay qua tiểu bang Michigan để dự lễ trao nghị quyết công nhậân cờ vàng ba sọc đỏ của bà Thống Đốc, Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh đă ưu ái gởi thư chúc mừng đến Ban Tổ Chức và kèm theo bài nhận xét tác phẩm “Hương Bồ Kết”. Ngoài ra c̣n có nhà văn lăo thành Thinh Quang, nhà văn Phong Vũ, nhà văn trẻ Việt Hải từ Nam Cali cũng đă gởi thơ chúc mừng và bài viết về cảm tưởng sau khi đọc Hương Bồ Kết. Phần văn nghệ giúp vui th́ phải kể là rất đặc sắc bởi ban nhạc Sông Trà do hai nhạc sĩ người Quảng Ngăi: Trần Điềm và Minh Trung cùng những tay đàn trống toàn là con em của Núi Ấn Sông Trà. Đây là ban nhạc hoà tấu nhạc tiền chiến nổi tiếng đựơc đồng hương vùng Bắc Cali hâm mộ.
LC: Nhà văn hài ḷng với buổi ra mắt sách này chứ?
HN: Vâng, đúng thế. Dù số lượng người tham dự “Hương Bồ Kết” không bằng “Lưu Dấu Ngày Xưa”. Hôm ấy v́ trùng hai ngày lễ lớn như đă đề cập trên nên bị chia khách mời nhiều nơi. Nhưng quan khách tham dự đă ngồi kín số ghế đặt trong hội trường là đủ vui cho Ban Tổ chức rồi. Và đặc biệt, sau buổi ra mắt, độïc giả gọi điện thoại yêu cầu gởi sách th́ nhiều hơn gấp bội so với “Lưu Dấu Ngày Xưa”.
LC: Trong giới bạn bè thân hữu, ai là người hiểu ông nhất khi đọc văn ông? Không phải là “nửa kia” của ông đâu nhé?
HN: Cô cấm cái “nửa kia” của tôi không được liệt kê vào số bạn bè thân hữu thích văn tôi th́ thiệt tḥi cho tôi lắm. Cái “nửa kia” là người đă sát cánh bên tôi gần 40 năm. Bà ấy chẳng những hiểu văn tôi mà c̣n sửa cả văn tôi nữa đấy. Đoạn nào “thừa tay thừa chân” là bà ấy yêu cầu cắt bỏ. Đoạn nào t́nh tứ lăng nhăng làm ngứa mắt là bà ấy tự động bấm con chuột delete ngay. Cái “nửa kia” là nội tướng của tôi yêu cả văn lẫn người nên tôi xin phép cô chủ bút ghi nàng vào đầu danh sách của đọc giả hiểu văn tôi. Trả lời như thế chắc có người bảo tôi là “nịnh vợ có bằng cấp”. Xin thưa, bằng cấp nịnh vợ th́ chưa có, nhưng thơ nịnh vợ th́ tôi có cả hàng đống.
Nhân đây, tôi xin được nhắn đến những bạn bè “tôn” tôi lên làm chủ soái hội “thờ bà” rằng: Tôi rất vinh dự được nhận lănh chức vị đó, và ước rằng nếu có đến ba trái tim tôi cũng sẽ dành hết làm quà cho người bạn đời của tôi mới đủ để đáp lại những gian truân mà nàng dành cho chồng trong những tháng năm trong lao tù cộng sản. Để trả lời ai là người hiểu văn tôi nhất, HN kèm theo đây hai bức thư của hai nhà văn đàn anh: Nhà Văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh và nhà văn lăo thành Thinh Quang (người sinh trưởng tại Quảng Ngăi) để đọc giả đánh giá hộ dùm tôi.
LC: Thưa nhà văn, tôi có nhận xét sau, dường như các quư nghệ sĩ luôn dành ưu ái nếu không nói là tri ân nồng nhiệt cho “nửa kia”. Điều này phải chăng minh chứng rằng đằêng sau bất kỳ sựï thành công của đàn ông, là thấp thoáng bóng dáng một phụ nữ?
HN: Thưa cô, dường như là như vậy, nhưng không phải là hầu hết. Có những nhà thơ lớn lại nhờ những đau khổ và bất hạnh mà để lại cho đời những tác phẩm lẫy lừng. Một nhà thơ nổi tiếng của Âu châu đă ví t́nh yêu tựa như hai nửa của một quả táo, không thể rời nhau. Một nửa mất đi th́ nửa kia làm sao tồn tại được. Cho nên “cái nửa” của tôi không c̣n là “thấp thoáng bóng dáng…” như từ cô dùng mà là hiện hữu sát một bên trong cuộc đời.
LC: Thưa nhà văn, “thấp thoáng” là ám chỉ sự trợ giúp của “nửa kia” cho “nửa nọ” thế mà ông nhất định phải “hiện hữu sát một bên” khiến tôi hơi thắc mắc…
HN: Sự thắc mắc của cô làm tôi hồi hộp đấy?
LC: Không, tôi không tách “nửa kia” của ông ra xa đâu mà tôi thắc mắc, ông không phải dân Quảng Nam…
HN: Á à, cô ám chỉ tôi hay căi phải không? Tôi phải căi chứ v́ nửa kia của tôi không hề thấp thoáng tí tị nào cả. Vả lại ở đất nước này người phụ nữ đâu c̣n đứng “thấp thoáng” sau người đàn ông mà ngược lại đấy chứ.
LC: Vâng, xin chịu thua ông. Thế ông sẽ tiếp tục viết về đề tài ǵ cho tác phẩm tới?
HN: V́ sách Hương Bồ Kết quá dày nên tôi chọn để lại cho tập sau một số bài cùng chung một thể loại “T́nh Yêu và Quê Hương”. Tôi dự định viết những mẩu chuyện về tâm linh mà cá nhân tôi đă cảm nhận được “những linh hồn hiện hữu” và bà con thân hữu đă mục kích được những hiện tượng về hồn ma, kể lại. Nôm na là chuyện viết về ma để chứng minh rằng chủ thuyết “Duy Vật” của Cộng Sản không c̣n giá trị. Hiện nay người dân trong nước đă bất chấp những cấm kỵ của chế độ về đời sống tâm linh mà chính quyền đả kích kịch liệt vào những năm đầu CS chiếm được miền Nam Việt Nam. Ư hướng này không ra ngoài chủ đích của tôi: Duy tŕ và phát huy nền văn học đầy t́nh tự dân tộc.
LC: Ở tuổi này c̣n tha hương xứ người, xin cho biết mơ ước của ông?
HN: Mơ ước của một người cầm bút như các nhà làm văn hoá khác, tôi cũng không ngoài lệ đó. Nghĩa là trời cho ta c̣n sức th́ tiếp tục viết. Viết cho thế hệ mai sau hiểu thấu đáo tấm ḷng và chí hướng của cha anh v́ sao phải chọn con đường đă đi. Con đường, dù đối đầu với băo táp phong ba, chông gai hiểm trở nhưng sẽ góp phần đưa dân tộc tới bờ vinh quang. Tôi viết để đặt vào trái tim của thế hệ trẻ ngày nay một niềm tin vững chắc là đất nước Việt Nam rồi đây sẽ tẩy sạch những cặn bă của chủ nghĩa ngoại lai trở về với chủ thuyết dân tộc trong sáng đầy tính nhân bản và t́nh người.
LC: Xin trân trọng cảm ơn những lời chí t́nh và đầy ắp ước mơ cho tuổi trẻ quê hương của ông. C̣n biết nói ǵ hơn ngoài lời chúc sức khoẻ cho cả ông và “nửa kia” của ông để ông thực hiện được hoài băo của ḿnh? Xin cảm ơn ông một lần nữa và xin hẹn gặp ông với tác phẩm thứ tư.
Điện thoại liên lạc tác giả: (408) 493-6309 hoặc Enail: tan_ich@yahoo.com
Mạch Sống Số 61 - 08/07