Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
26808029
page views since June 01, 2005
Xin hăy lắng nghe, dù chỉ một lần

Thế Hệ Trẻ

Kim Việt

Mỗi khi gặp những người khách hẹn để nhờ tôi giúp về việc gia đ́nh có chuyện lục đục, cơm không lành, canh không ngọt, tôi lại thở dài nếu trường hợp gia đ́nh ấy có con cái.

Tôi không biết bắt đầu từ đâu để kể cho quí vị tất cả những nỗi ưu tư của nạn nhân, những đau khổ và dằn vặt của họ khi họ phải đối diện với câu hỏi của các con ḿnh, sau khi chúng chứng kiến sự đối xử thô bạo của cha mẹ chúng với nhau. Chỉ mong một điều duy nhất, xin quí vị hăy lắng nghe chúng, nhất là những nạn nhân của sự xung đột trong gia đ́nh.

Rất nhiều em, chỉ mới lên 10, đă biết chửi rủa tục tằn, đă bắt đầu có những biểu hiện bất trị. Chúng ta thường cho đó là những đứa trẻ mất dạy, vô giáo dục. Và lớn hơn một chút, các em chỉ mới có 13, 14, đă biết tập tành hút thuốc, có bồ bịch, và xa hơn nữa, bắt đầu làm quen với rượu, bia. Tôi đă chứng kiến một em nhỏ, chưa đầy 13 tuổi đă trốn nhà, gia nhập băng đảng.

Cha mẹ t́m đủ mọi cách để bắt về. Thậm chí, phải báo cảnh sát để can thiệp đưa vào trường cải huấn. Với sự can đảm của người mẹ, sự tận tụy của người anh, hai năm sau em đă nhận thức được việc làm sai trái của ḿnh và quyết tâm sửa đổi. Trong một buổi nói chuyện thân mật với em, tôi được nghe em tậm sự rằng: “Tuy em nhớ ba em, nhưng bây giờ em sống rất vui với mẹ em.

Thà rằng ba mẹ chia tay, c̣n hơn là cứ căi nhau suốt ngày... Em đă chán lắm rồi cảnh mẹ em bị đánh và khóc lóc mỗi ngày”. Ngay từ khi gặp em lần đầu tiên, em đă cho tôi biết lư do bỏ nhà đi chỉ v́ chán sống trong một gia đ́nh mà em cho đó là địa ngục. Em đă nói với tôi: “Gia đ́nh em như cái địa ngục”. Tôi chỉ biết ngậm ngùi thương cảm cho em. Tuy mới chỉ 15, nhưng em đă trải qua biết bao bể dâu. Nào là bị cưỡng hiếp nhiều lần, nào là dùng thuốc kích thích, uống beer, nhậu nhẹt... Hiện nay, em vẫn đang đi điều trị tại trung tâm Tâm Lư và Cai Nghiện Bia Rượu. Điều đáng mừng là em quyết vươn lên để làm lại từ đầu.

Trên đây chỉ là một trường hợp điển h́nh trong một gia đ́nh có sự bạo hành và có con cái chứng kiến. Tôi chưa nói đến những tâm sự của các em thanh thiếu niên thuộc băng đảng mà tôi có cơ hội làm quen. Tám mươi phần trăm các em đều trả lời rằng: “Ở nhà chán lắm chị ơi, ổng bả căi nhau v́ tiền tối ngày. Nếu không căi nhau v́ tiền th́ cũng kiếm cớ đập lộn. Em ớn lắm rồi”. Với những câu trả lời như thế, tôi chỉ biết thở dài. Tôi không biết ai là người có lỗi trong những lần xung đột gia đ́nh như thế: Cha hay mẹ? Hay cả hai? Nhưng có một điều duy nhất tôi biết chắc: Cả cha và mẹ đă vô t́nh đẩy đứa con của ḿnh vào ṿng tay của những băng đảng. Đến khi hối hận th́ đă muộn màng.

Một phụ huynh khi nhờ tôi đến giúp cho con ḿnh đi cai nghiện, đă nói với tôi qua làn nước mắt: “Cô ơi, biết cháu nó bất măn ba nó như thế này, để rồi theo bạn bè hút xách, tôi đâu có kéo dài thời gian làm chi... Tôi dọn ra ngoài sống với nó từ lâu rồi”.

Theo thống kê của City of Kent, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở tại tiểu bang Washington, hàng năm có khoảng 3,3 triệu trẻ em trong cỡ tuổi từ 3 đến 17, từng chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đ́nh. Khoảng 60% đến 70% gia đ́nh có sự bạo hành mà nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Ảnh hưởng của sự bạo hành trong gia đ́nh đối với trẻ em vô cùng tác hại. Không những nó để lại những dấu ấn không phai mờ trong kư ức của trẻ em, mà c̣n làm biến đổi tâm tính của các em nữa. Các em sẽ trở nên “già trước tuổi” và chẳng bao giờ có được sự hồn nhiên thơ ấu đúng nghĩa. Các em sẽ không có niềm tin vào người cha (hay mẹ- nếu kẻ bạo hành là phụ nữ). Các em đă biết tự bảo vệ lấy ḿnh từ khi c̣n rất bé và luôn ở trong trạng thái pḥng thủ trước tất cả mọi chuyện.

Ngoài ra, các em c̣n hay cô lập chính ḿnh v́ không dám cho bạn bè biết nhà. Có lần, khi tôi hỏi một em trai 16 tuổi về sự quan hệ với bạn be th́ được trả lời cay đắng: “Chị biết không, làm sao em dám cho bạn bè tới nhà khi má em bị bầm một bên mắt? Làm sao em dám cho bạn em số phone để mỗi khi gọi tới, nếu người nhâéc phone là ba em, th́ sẽ có những câu trả lời đầy cục cằn, chửi bới... Em mắc cở lắm, chị à!”. Bên cạnh những nỗi buồn cô đơn, các em phải chứng kiến cảnh cha mẹ lục đục mỗi ngày hoặc sự hành hung của cha hay mẹ; các em trở nên cáu kỉnh, hay giận dữ, dễ dàng gây sự với người khác. Thậm chí, có em dễ dàng đánh nhau với bạn chỉ v́ một nguyên cớ không đâu.

Một trong những nguyên nhân khiến cho các em càng trở nên tách biệt với mọi người là tự cho ḿnh là nguyên nhân chính của sự xung đột trong gia đ́nh. Các em tự t́m “lối giải thoát” cho ḿnh để cha mẹ khỏi căi nhau hoặc để cha khỏi hành hạ mẹ, bằng nhiều cách như: bỏ nhà ra đi, t́m đến những người sẵn sàng “đón nhận” các em để dẫn đưa các em đến những việc làm bất hợp pháp.

Ảnh hưởng của sự xung đột trong gia đ́nh lên con cái có thể tạm chia theo từng lứa tuổi như sau:

1.Trong độ tuổi sơ sinh: Từ khi chào đời cho đến 3 tuổi, nếu các em đă từng chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên căi vă, sự hành hung của cha đối với mẹ (hay ngược lại), chắc chắn tâm lư các em sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Các em sẽ thường xuyên khó chịu, hay khóc lóc. Các em sợ bị bỏ rơi. Cha mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc hướng dẫn các em tập đi vệ sinh một ḿnh và tập nói. Các em sẽ không phát triển về ngôn ngữ. Đặc biệt, các em sẽ khó có niềm tin. Từ đó, các em sẽ không phát triển được khả năng tự làm chủ lấy ḿnh.

2.Trong độ tuổi thơ ấu: Từ 4 cho đến 12 tuổi, các em sẽ trở nên rất khó hướng dẫn. T́nh t́nh trở nên hung hăng, sẵn sàng gây sự với những người chung quanh. Các em sẽ bắt chước lại những hành động, cử chỉ và lời nói của kẻ bạo hành. Có khi, các em sẽ dùng chính những hành động và cử chỉ thô bạo để phản kháng lại cha mẹ.

3.Trong độ tuổi thiếu niên: Từ 13 tuổi trở lên, các em càng trở nên bất trị v́ không c̣n niềm tin vào những người trong gia đ́nh, nhất là cha mẹ. Những cảnh bạo hành trong gia đ́nh sẽ không bao giờ phai nhạt trong kư ức của các em và ảnh hưởng rất lâu dài. Các em sẽ khó hội nhập với xă hội, khó kết bạn và không bao giờ muốn nói về gia đ́nh của ḿnh. V́ sống cô lập, giấu diếm hoàn cảnh thực của gia đ́nh ḿnh, bị khủng hoảng về những cảnh bạo hành trong gia đ́nh, tâm lư không ổn định, cuối cùng chính các em sẽ trở thành những kẻ bạo hành đối với những người khác. Đây là một trong những nguyên nhân dễ hiểu tại sao các em lại thích bỏ nhà ra đi và dễ phạm pháp.

Nói tóm lại, trong cộng đồng người Việt số lượng các em thiếu niên phạm pháp không phải là ít. Chưa kể đến t́nh trạng các em thiếu nữ mang thai khi c̣n trong lứa tuổi học sinh. Cũng có em, khi bắt đầu có bạn trai lại bị rơi vào t́nh trạng bị bạo hành mà không dám phản kháng người bạn trai của ḿnh.

Hay ngược lại, chính các em trai lại là những nạn của bạn gái ḿnh. Tất cả cũng chỉ v́ các em đă từng chứng kiến cảnh xung đột trong gia đ́nh, cảnh hành hung của cha đối với mẹ, hay ngược lại.

Ước chi chúng ta, là cha, là mẹ, hăy lắng nghe tiếng nói của con ḿnh, dù chỉ một lần: “Ba má ơi, con muốn một gia đ́nh êm ấm.”

[Xin đón xem thêm chi tiết về những trường hợp trẻ em phạm pháp trong số báo Mạch Sống kế tiếp]

Posted on Monday, December 12 @ 15:57:14 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Thế Hệ Trẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Thế Hệ Trẻ:
Nghĩ Về Tệ Nạn Ma Túy

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Thế Hệ Trẻ


 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang