Cho Người Việt tại Hoa Kỳ Hiện Nay
Nguyên Trần
Đề VI của Đạo Luật Quyền Công Dân năm 1964 quy định rằng: Các cơ quan, đoàn thể, chi nhánh hoặc bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ xă hội nào đang nhận sự bảo trợ tài chánh của Chính Phủ Liên Bang đều không thể kỳ thị để loại trừ bất cứ một ai dựa trên chủng tộc, màu da, hoặc quốc gia gốc của họ. Sau bài diễn văn của tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy năm 1963, điều này đă trở thành Đạo Luật năm 1964 nhằm bảo vệ nhóm dân thiểu số và các di dân, người tị nạn.

Ngày nay, đạo luật này đóng một vai tṛ rất quan trọng đối vơi nhiều người kém Anh ngữ. Đạo luật nhấn mạnh rằng những người không biết nói tiếng Anh vẫn có quyền b́nh đẵng trong việc sử dụng tài nguyên xă hội mà chính phủ liên bang cung cấp. Các cơ quan phục vụ xă hội đang nhận ngân khoảng trợ cấp từ chính phủ liên bang dưới bất kỳ h́nh thức nào đều phải cung cấp dịch vụ thông dịch cho những người không biết tiếng Anh. Do đó, sự xuất hiện và tăng trưởng của các dịch vụ thông dịch và phiên dịch ngày càng nhiều. Trong các cộng đồng người Mễ, Bosnia, Tây Ban Nha, và các cộng đồng khác đều đă được thông báo về đạo luật này. Các cộng đồng nhỏ hơn trong các vùng ít dân số vẫn chưa được biết đến v́ điều kiện thông tin vẫn c̣n bị giới hạn.
Nếu bạn là một người không nói tiếng Anh và bạn có hẹn với bệnh viện, sở y tế, sở an sinh xă hộI, cơ sở dịch vụ cộng đồng, hoặc nhà dưỡng lăo, bạn có quyền yêu cầu người thông dịch tại nơi bạn đang có cuộc hẹn. Có nghĩa là bạn không phải lo đi t́m một người quen, người con, cháu, anh, chị, em hoặc bất cứ một người thân nào biết nói tiếng Anh để đi với bạn. Các nơi nêu trên đều biết về đạo luật VI và họ sẽ luôn sẵn sàng liên lạc và trả tiền lệ phí cho thông dịch viên của bạn. Có một vài nơi sẽ t́m cách tránh né để không phải trả tiền thông dịch bằng cách yêu cầu bạn phải đem theo một người thông dịch trong ngày có hẹn. Tuy nhiên, ít nhiều ǵ họ cũng biết rằng đó là phạm luật và chỉ cần có người khiếu nại và có chứng cớ cụ thể th́ ngân khoản trợ cấp của họ sẽ bị lung lay. V́ vậy, hăy luôn luôn chuẩn bị tinh thần để nói với các nơi nêu trên rằng: I need an interpreter because I have the right to request an interpreter for my language. (Tôi cần một người thông dịch viên, v́ tôi có quyền yêu cầu một người thông dịch viên cho ngôn ngữ của tôi).
Hy vọng rằng cộng đồng người Việt chúng ta cũng sẽ từ từ áp dụng đạo luật này, v́ đây là một quyền lợi mà từ lâu ḿnh không hề biết đến và đă không sử dụng. Bạn sẽ không cảm thấy bị phụ thuộc hoặc làm phiền đến người khác khi bạn nhận được sự phục vụ mà bạn mong muốn và người thông dịch của bạn sẽ được trả tiền từ các cơ quan dịch vụ.
Xin lưu ư, bạn không bao giờ phải trả một đồng nào cho người thông dịch của bạn. Đồng thời, người thông dịch viên sẽ phải luôn giữ kín những ǵ họ thông dịch cho bạn v́ đó cũng là điều luật trong nghề nghiệp thông dịch.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]