TS Nguyễn Đ́nh Thắng
Chủ nhiệm báo Mạch Sống
Nghĩ về đồng bào bị buôn bán làm nô lệ t́nh dục, làm lao nô, làm gia nhân ở khắp nơi trên thế giới, không ai trong chúng ta không khỏi chạnh ḷng thương cảm và đau xót cho thể diện quốc gia. Nhiều người trong chúng ta muốn hành động ngay, làm một cái ǵ đó, cho vơi đi nỗi bức xúc. Nhưng làm ǵ đây cho thực sự có hiệu quả, thay v́ chỉ để tự trấn an?
Trước một vấn nạn xă hội, chúng ta luôn luôn phải nh́n cả ngọn lẫn gốc.
Ngọn là sự thể hiện ra ngoài, là hậu quả thấy được. Chẳng hạn, cảnh công nhân bị lường gạt, bị đánh đập, bị bóc lột, bị sỉ nhục, bị quịt lương, bị trục xuất... là ngọn—hậu quả của chính sách dung túng t́nh trạng ấy. Hoặc, phụ nữ và trẻ em bị bán vào động măi dâm mà không thoát ra được th́ đó cũng là ngọn—hậu quả của hệ thống luật pháp bảo vệ kẻ gian.
Nếu chỉ lo đằng ngọn th́ miên viễn cũng không giải quyết được vấn nạn. Chúng tôi đă thấy nhiều dự án về giáo dục, hướng nghệ, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nước với hy vọng họ sẽ không sa ngă trước những dụ dỗ của bọn môi giới buôn người. Nhưng việc làm này không giải quyết được ǵ. Khi chúng ta chỉ be bờ bảo vệ cho dăm chục hay dăm trăm người th́ kẻ gian vẫn thênh thang tung hoành trong thị trường lao động lên đến hàng triệu người cần công ăn việc làm. Làm vậy là làm đằng ngọn.
Nói vậy không có nghĩa là chúng ta không làm việc be bờ bảo vệ cho từng nhóm nhỏ. Điều này rất cần nhưng không đủ. Chúng ta phải nhắm cả đằng gốc.
Muốn giải quyết vấn nạn buôn người th́ phải thay đổi chính sách, thay đổi hệ thống luật pháp, thiết lập cơ chế bảo vệ nạn nhân và trừng phạt thủ phạm buôn người, thay đổi ư thức người dân, huy động được sự tham gia của các tổ chức tôn giáo và truyền thông Việt Nam và quốc tế, phát triển vai tṛ của xă hội dân sự.
Giải quyết đằng gốc đ̣i hỏi kế hoạch trường kỳ, và sự phối hợp đồng bộ và rộng răi của nhiều thành phần. Nhưng muốn thay đổi tận gốc, chúng ta lại phải nương vào những trường hợp cụ thể—vốn ở đằng ngọn—v́ nói phải có sách, mách phải có chứng. Hai vụ buôn người lao động Việt Nam, một ở Jordan và một ở Mă Lai, gây được sự chú ư của dư luận quốc tế đầu năm nay là ví dụ rơ ràng nhất về phương thức song hành, gốc và ngọn bổ trợ nhau, này.
Ngoài việc can thiệp và giải cứu cho đồng bào lao động, chúng tôi đă dùng hai vụ ở Jordan và Mă Lai làm chứng cớ để vận động Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ áp lực Việt Nam cũng như các quốc gia tiếp nhận (Jordan và Mă Lai) phải thay đổi chính sách để chứng minh thực tâm pḥng và chống buôn người.
Bản phúc tŕnh năm nay của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về t́nh trạng buôn người trên thế giới, vừa được phát hành, đă nêu hai vụ buôn người điển h́nh này. Đây là bước khởi đầu thuận lợi: thừa nhận có vấn đề là bước tiến đầu tiên dẫn đến giải quyết. Trong thời gian sắp tới đây, một phái đoàn cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam họp về kế sách ngăn ngừa, bảo vệ nạn nhân, và truy tố thủ phạm.
Nếu Việt Nam không thay đổi th́ sang năm sẽ rất khó cho họ thoát khỏi "rơi đài" xuống hạng 3 trong bảng phân hạng của Bộ Ngoại Giao. Và ở hạng 3 th́ sẽ bị chế tài.
Cũng như cuộc tranh đấu cho thuyền nhân trước chính sách xô đuổi của các quốc gia trong vùng cách đây đúng 20 năm, UBCNVB đă đứng lên tranh đấu cho nửa triệu người Việt tha hương cầu thực, và sẽ rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết từ ngọn đến gốc tệ nạn người bóc lột người đáng tủi hổ này.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]