LTS: Hà Huyền Chi là một nhà thơ lớn của thập niên 60-70. Bộ phim nổi tiếng "Người t́nh không chân dung" đánh dấu sự nghiệp điện ảnh của ông. Xin xem bài thơ của người lính mũ đỏ HHC với cảm nhận của Hoàng Lan Chi để cùng tuởng niệm về tháng Tư lịch sử!
Tháng tư, mùa hoa phượng đỏ ở quê nhà với tiếng ve sầu râm ran… Thoắt đó, đă bao tháng tư qua đi nhưng ḷng tôi không bao giờ quên tháng tư năm ấy.
Tháng tư năm nay, tôi không ở Sài G̣n để nghe ve sầu rả rích gọi hè để bốc khói v́ cái nóng tháng tư mà ở thủ đô hoa đào. Trời lạnh, gió thổi từng cơn buốt giá và rừng phong trụi lá. Vô t́nh tôi đọc bài thơ trong "mail box". Thấy ḷng xúc cảm.
Ngay đoạn đầu, chữ "nhói" đă làm tôi đau. Ừ, nhói như một con dao đâm vào tim ta. Nhà thơ khởi sự bài thơ về tháng Tư kỷ niệm xưa với câu thơ rực lửa:
Nhói ở tim ta, lửa tháng tư
Một triệu hùng binh vội cuốn cờ
Ôi, một quân đội hào hùng mà v́ sao vội cuốn cờ? Tôi đă chứng kiến tháng tư ấy. Trời bỗng dưng u ám và thành phố hỗn loạn...
Đoạn thứ hai, nhà thơ mô tả rất đúng t́nh trạng bấy giờ: sự tuẫn tiết của các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng…
Dăm ba Hoàng Diệu đền ơn nước
Sự ví von các vị tướng tá với Hoàng Diệu làm tôi thú vị. Là một điều nhắc cho tuổi trẻ Việt Nam, Hoàng Diệu tuẫn tiết với thành ra sao? Ai là Hoàng Diệu của những ngày tháng tư năm xưa?
Những câu thơ sau nói lên đủ h́nh ảnh của Sài G̣n: bến tầu và phi cảng tràn ngập nguời, c̣n cổng Toà Đại Sứ Hoa Kỳ th́ chen chúc nhau!
Dăm ba Hoàng Diệu đền ơn nước
Một đám Sao tàn lặn rất nhanh
Phi cảng, bến tầu chui chẳng lọt
Cổng ṭa đại sứ nhặng bu quanh
Đoạn ba, nhà thơ vẽ lên một h́nh ảnh kinh hoàng của cuộc chiến di tản:
Phi cơ bốc cháy như tên lửa
Người nhảy không dù, Thượng Đế ơi!
Phi cơ bị bắn đă bốc cháy rực lửa trên ṿm trời Sài G̣n yêu dấu và đă có bao nguời nhảy khỏi hơi nóng để thà chết v́ độ cao thay v́ đốt cháy?
Hai câu tiếp nối là lời thú tội thẳng thắn, không chối quanh co:
Da ngựa bọc thây, ta đă hứa
Ai dè phút cuối cũng ra khơi
Tôi nghiêng ḿnh cảm phục những vị anh hùng đă tuẫn tiết nhưng tôi cũng không lên án khi quân ta chạy trốn! Có ǵ là hèn nhát đâu. Quân tử mười năm trả thù không muộn cơ mà. Phải bảo toàn lực lượng chứ. Chết không đúng lúc cũng không phải là điều hay. Nhà thơ đă hứa "da ngựa bọc thây" đền nợ nước nhưng phút cuối cũng đành ra khơi!
Ḷng tôi chùng xuống với bao chua xót khi đọc bốn câu thơ kế. Phũ phàng lắm. Nhưng sự thực đắng cay nào cũng là sự thực. Bao tướng tá đă nuôi chí trở về nhưng than ôi, "cộng đồng trét bùn và chụp mũ chẳng nương tay". Tôi đang tự hỏi, những con nguời quốc gia chân chính có thái độ ấy không. Sự chụp mũ vô tội vạ lên đầu nhưng kẻ trái ư ḿnh. Quả là một chua xót mà nhà thơ dám vạch ra vào tháng tư này.
Bao năm nuôi quyết tâm quang phục
Mài mũi thù kia, mũi hận này
Chiến hữu, cộng đồng, nhiều đớn nhục
Trét bùn, chụp mũ chẳng nương tay
Mấy câu tiếp nối là một sự mỉa mai. Mỉa mai nhưng theo tôi là đúng. Quá nhiều Hội Đoàn, Văn Bút mà không hề đoàn kết. Chỉ chia rẽ và nguời nào cũng tự cho ḿnh là trời con – quái kiệt!
Hai mươi năm lẻ hô đoàn kết
Mà vẫn hoài chia rẽ đó thôi
Ta có hơi nhiều tay quái kiệt
Hội đoàn,Văn Bút lắm tanh hôi
Bốn câu cuối, nhà thơ lại thủ thỉ với nguời t́nh: tháng tư sầu tủi, em đừng trách ta khật khùng – ḷng ta sắt đá với ai chứ với em th́ nhũn như bông.
Tôi không thich bốn câu cuối này. Bài thơ tháng tư đang rực lửa, đang đắng cay, đang chua xót, đang vẽ lại cho hậu sinh ngày lịch sử ấy với "một triệu hùng binh vội cuốn cờ", với vài Hoàng Diệu đền nợ nước và vạch ra cái thực trạng của cộng đồng là sự chia rẽ, chụp mũ th́ đoạn kết, nếu là tôi, sẽ là một lời kêu gọi!
Kêu gọi ǵ ư, th́ hăy sát vai nhau, cùng đoàn kết v́:
Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi
Đồng ḷng cùng đi, hy sinh tiếc ǵ thân sống
Vâng, đồng ḷng đi, đồng bào của tôi ơi!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]