LTS: Xin gửi quư độc giả, bài phỏng vấn giữa cô Hoàng Lan Chi, Chủ Bút Nguyệt San Mạch Sống của BPSOS với ông Định Nguyên. Buổi phỏng vấn này được phát thanh từ Atlanta, trong chương tŕnh Truyền Thanh Mạch Sống.
HLC: Chắc quư vị c̣n nhớ, tháng 9 năm 1994 là hạn chót nộp đơn cho Chương Tŕnh Ra Đi Có Trật Tự, tức là Orderly Departure Program (ODP) của 3 loại hồ sơ tị nạn HO, U11 và V11.
Chương tŕnh HO dành cho cải tạo viên lúc trước làm cho chính phủ VNCH và quả phụ của những cải tạo viên chết trong trại hoặc mới ra trại chưa được 1 năm th́ chết.
Chương tŕnh U11 dành cho cựu nhân viên chính phủ Mỹ và chương tŕnh V11 dành cho cựu nhân viên hăng tư Mỹ. Cuối năm 2005, Hoa Kỳ và Việt Nam đă mở đợt 2 của 3 chương tŕnh này dưới tên chung là Chương Tŕnh Định Cư Nhân Đạo.
Hôm nay ông Định Nguyên trong nhóm cố vấn về luật định cư HO sẽ tŕnh bày về những trở ngại mà hồ sơ thời ODP đă gặp phải. Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển có chương tŕnh giúp những hồ sơ đợt 2 nào bị trở ngại. Ngoài ra, UBCNVB sẽ giúp cho hồ sơ con lai.
ĐN: Chương tŕnh U11 và V11 dành cho những người được sở Mỹ trả lương trong 5 năm trở lên và không bị cải tạo.
Chương tŕnh HO, ngoài quân cán chính VNCH, cũng dành cho cựu nhân viên sở Mỹ đă làm cho Mỹ ít nhất 1 năm và bị cải tạo 1 năm trở lên. Nếu không phải là cựu nhân viên sở Mỹ th́ phải là cựu quân cán chính VNCH hoặc có liên hệ mật thiết với chế độ cũ và cải tạo ít nhất 3 năm. Khoảng 35,000 cựu cải tạo viên đă nộp đơn cho chương tŕnh mà chúng tôi tạm gọi là “đợt 2” này. Tên chính thức là Humanitarian Resettlement Program, gọi tắt là HR.
HR giống như 3 tiền thân thời trước tức là HO, U11 và V11. Đợt 2 dành cho những vị nào chưa được phỏng vấn v́ nộp đơn trễ hạn năm 1994 hoặc chưa bổ túc hồ sơ kịp năm 1994 để được phỏng vấn. Những hồ sơ không trễ hạn trước kia nhưng đă rớt phỏng vấn th́ không được nộp đơn lại trong đợt 2 mà phải xin tái xét theo diện hồ sơ đợt 1 đă bị rớt. Hôm nay tôi sẽ tŕnh bày sơ lược kết quả nghiên cứu nhiều hồ sơ đợt 1 (thời ODP) bị rớt trước năm 2000.
HLC: Xin ông cho vài thí dụ điển h́nh về hồ sơ đợt 1 bị trục trặc v́ có mâu thuẫn trong tài liệu nộp cho văn pḥng ODP.
ĐN: Họ bị rớt v́ giấy tờ có vài điểm không hoàn hảo mà không phải lỗi của họ. Nhân viên Sở Di Trú Mỹ lúc ấy không đủ kiến thức và đă đánh rớt nhiều đơn. Sau tháng 4 năm 1975, có những quân cán chính VNCH đă khai chức vụ, nghề nghiệp hoặc tên tuổi dưới chế độ cũ khác đi khi tŕnh diện học tập cải tạo v́ sợ bị giết. Thí dụ nếu làm an ninh quân đội th́ khai là làm quân nhân thường để đỡ bị nguy hiểm lúc cải tạo. Do đó, nghề nghiệp hoặc tên tuổi ghi trong giấy ra trại khác với giấy tờ của VNCH trước 1975. Viên chức Mỹ nghi là hồ sơ giả. Có khi cán bộ trại cải tạo viết sai năm sinh trong giấy ra trại và người sắp được trả tự do không dám đ̣i cán bộ sửa lại v́ sợ bị làm khó dễ. Viên chức Mỹ nghi ngờ toàn bộ hồ sơ. Có khi một số giấy tờ bị nước làm nhoè, khó đọc hoặc đương sự đă đốt hết lúc chạy loạn để tránh tai vạ.
HLC: Có khi nào hồ sơ không có ǵ sai lầm mà vẫn gặp trở ngại không?
ĐN: Có khi cán bộ ghi nghề nghiệp cải tạo viên là “làm nông”, có nghĩa là lúc chưa bị động viên th́ là nông dân. Viên chức Mỹ không hiểu tại sao đương đơn đă bị cải tạo trong khi chỉ là nông dân trước 1975. Họ cho rằng đương sự chưa từng là cựu quân cán chính của VNCH, vậy không được đi theo diện HO. Có khi quả phụ của cải tạo viên bị đánh rớt v́ cán bộ đă không cấp giấy chứng tử cấp thời cho người đă qua đời trong trại. Nhưng nếu cải tạo viên bị tai nạn trong khi bị ra lệnh đi gỡ ḿn hoặc làm những việc nguy hiểm khác, th́ có lẽ trưởng trại cũng không cấp giấy khai tử minh bạch trong những năm 1976-1984.
HLC: Lư lịch của những vị đă nộp hồ sơ cho Chương tŕnh HR không khác lư lịch những vị đă nộp kịp hạn hồ sơ cho Chương tŕnh HO, U11 và V11 thời ODP. Nói chung th́ họ đều là cựu quân cán chính VNCH hoặc cựu nhân viên sở Mỹ. Có thể một số hồ sơ mới cũng sẽ gặp trục trặc tương tự như hồ sơ đợt trước chăng?
ĐN: Vâng, một số hồ sơ có thể sẽ bị trở ngại giống như hồ sơ thời ODP. Có những quân cán chính đă bị cải tạo 2 lần, lần đầu không bị tù đủ 3 năm, phải cộng thêm thời gian cải tạo lần thứ 2 mới đủ 3 năm. 3 năm cải tạo là điều kiện tối thiểu để Mỹ mở hồ sơ HO thời trước hoặc mở hồ sơ HR bây giờ. Mấy năm trước, có khi viên chức Mỹ không tính thời gian cải tạo lần thứ 2 và bác những đơn loại này. Một số hồ sơ cựu nhân viên sở Mỹ có thể đủ bằng chứng là đă bị cải tạo hơn 1 năm (khác với quân cán chính VNCH, cựu nhân viên sở Mỹ cải tạo 1 năm là đủ điều kiện nộp đơn). Nhưng nếu không chứng minh được là đă làm cho Mỹ trước năm 1975 th́ hồ sơ sẽ không được xem là hợp lệ.
HLC: Tại sao thời gian cải tạo lần thứ 2 lại không được tính?
ĐN: Năm 1978 và 1979, chính phủ Việt Nam ra lệnh bắt lại nhiều người đă được tha từ năm 1976 hoặc 1977. Lúc đó có xung đột với Trung Quốc ở biên giới và chính phủ mớI muốn kiểm soát những cựu quân cán chính VNCH cho kỹ hơn để bớt phải lưu tâm đến vấn đề nội an. Tại một số địa phương, lệnh bắt lần thứ 2 có ghi lư do chung chung là “phản cách mạng”. Viên chức Mỹ cho rằng lư do bị bắt không phải do lư lịch trước 1975 mà là do hành vi sau này. Chương tŕnh HO/U11/V11 trước kia và HR bây giờ là chương tŕnh nhân đạo của Hoa Kỳ giúp những cựu đồng minh chiến tranh bị đày đoạ v́ cộng tác với Mỹ trong cuộc nội chiến trước tháng 4 năm 1975. Sau khi miền Nam thất thủ, nếu có ai vượt biên hoặc tham gia phong trào phục quốc sau tháng 4 năm 1975 mà bị cải tạo th́ không thể dùng thời gian cải tạo này để xin đi theo chương tŕnh HO hoặc HR v́ sau này đâu c̣n có liên hệ quân sự giữa 2 đồng minh Mỹ và VNCH nữa.
HLC: Tiêu chuẩn này cũng có khía cạnh kỹ thuật khá rắc rối. Tóm lại chỉ được dùng thời gian cải tạo v́ lư lịch trước tháng 4 năm 1975 thôi. Nhưng nếu không tham gia phục quốc mà bị bắt lại v́ chính phủ cộng sản vẫn nghi ngờ ḿnh v́ quá khứ trước 1975, th́ kỳ cải tạo lần thứ 2 thực ra cũng là v́ lư lịch trước 1975.
ĐN: Vâng, có khi công an địa phương c̣n vu khống là người bị bắt lại v́ tích trữ vũ khí bất hợp pháp. Hồ sơ bị đánh rớt v́ viên chức Mỹ không hiểu rơ t́nh trạng pháp luật và chính trị ở Việt Nam sau 1975.
HLC: Những cựu công chức và quân nhân VNCH được huấn luyện bên Mỹ trước 1975 th́ có gặp rắc rối ǵ khi nộp hồ sơ không?
ĐN: Nếu được chính phủ VNCH gửi đi Mỹ tu nghiệp th́ chỉ cần bị cải tạo 1 năm là đủ tiêu chuẩn xin tị nạn nhân đạo. Cơ quan huấn luyện quân sự Mỹ lưu giữ hồ sơ tu nghiệp rất kỹ. Do đó ít có nghi vấn về lư lịch của những đương đơn này. Tuy nhiên có khi viên chức phỏng vấn Mỹ đánh rớt v́ đương đơn không chứng minh được là bị ngược đăi v́ lư do chính trị liên quan đến lư lịch trước 1975.
HLC: Chương tŕnh tị nạn ODP và HR là chương tŕnh nhân đạo có mục đích giúp cho những cựu đồng minh trong thời chiến tranh trước tháng 4 năm 1975. Nếu ta hiểu chính sách của chính phủ cộng sản, th́ dĩ nhiên lư lịch người thuộc “chế độ cũ” luôn luôn là cái gánh nặng vô h́nh khi đương đơn c̣n sống ở VN và họ đủ điều kiện để tham gia Chưong tŕnh HO nhân đạo. Tại sao viên chức Mỹ thời ODP lại đ̣i đương đơn phải chứng minh là chính phủ cộng sản có chính sách đối xử không đồng đều với người của chế độ cũ?
ĐN: Luật của Quốc Hội và Tổng Thống Mỹ ban ra lúc thiết lập Chương tŕnh HO (và cựu nhân viên sở Mỹ) dựa trên căn bản pháp lư đặc biệt sau đây: nếu đă bị cải tạo th́ không phải chứng minh dài ḍng là chính phủ cộng sản hiện giờ vẫn có khuynh hướng đối xử không đồng đều. Khi phỏng vấn, đương đơn chỉ cần trả lời là tôi đă bị cải tạo v́ lư lịch trước 1975 và tôi chịu thêm những điều này, nếu đă thực sự bị: (a) quản chế sau khi ra khỏi trại cải tạo, hoặc (b) con cái gặp trở ngại khi ghi tên đi học, hoặc (c) việc làm gặp trở ngại v́ lư lịch, hoặc (d) công an bắt tôi phải tŕnh diện nhiều lần sau khi tôi được về, v.v.
HLC: Trong những năm 1977- 1987, đa số cựu cải tạo viên và những cựu nhân viên sở Mỹ (dù đă phải cải tạo hay không) đều bị khó khăn khi t́m việc hoặc ghi danh cho con cái đi học, v.v.. Chứng minh là có sự đối xử không đồng đều v́ lư lịch có vẻ không mấy phức tạp, nhất là chỉ cần kể ra bằng lời khi gặp viên chức phỏng vấn. Nếu đă nộp đủ tài liệu chứng minh là ḿnh làm việc cho chế độ cũ hoặc cơ quan Mỹ và bị cải tạo đúng theo tiêu chuẩn của ODP, tại sao có nhiều hồ sơ đă bị đánh rớt?
ĐN: Tôi hy vọng là viên chức Mỹ đă được huấn luyện kỹ lưỡng hơn so với những năm 1995-2002. Thời đó đa số viên chức Mỹ không nắm vững luật tị nạn nhân đạo áp dụng đặc biệt cho người của chế độ cũ. Ngoài ra, chúng tôi nghi là chính phủ Clinton thời đó đă ra chỉ thị cho viên chức Mỹ phải khắt khe để giảm thiểu tối đa số người đậu phỏng vấn sau khi nhiều gia đ́nh HO, U11 và V11 đă được sang Mỹ trong nhiệm kỳ của cựu Tổng Thống Bush cha và năm đầu của nhiệm kỳ thứ nhất của cựu Tổng Thống Clinton.
HLC: Tuy hồ sơ HO, U11 và V11 c̣n nhiều đề tài để nói, chúng ta chỉ c̣n chút thời giờ. Xin ông cho biết chương tŕnh con lai có ǵ lạ không?
ĐN: Chúng tôi đă nghiên cứu một số hồ sơ con lai bị rớt và rút tỉa kinh nghiệm để chuẩn bị giúp cho những hồ sơ bị trở ngại. Lư do bị đánh rớt thường thường gồm có: (a) không chứng minh được là có 2 ḍng máu, hoặc (b) người con lai được 1 gia đ́nh khác nhận làm con nuôi từ nhỏ nhưng giấy khai sinh không rơ rệt và viên chức Mỹ nghi là mới đây nhận tạm làm con để gia đ́nh được xuất ngoại theo người con lai.
HLC: Theo như ông nói, những quả phụ có chồng chết trong trại cải tạo có thể gặp khó khăn nếu thiếu giấy chứng tử. Ngoài ra, hồ sơ quả phụ thường hay gặp phải khó khăn ǵ khác?
ĐN: Có khi cán bộ trại được lệnh ngầm phải đày đoạ làm sao cho cải tạo viên chết mau chóng v́ bệnh tật hoặc kiệt sức. Khi họ cấp giấy chứng tử th́ họ cho lư do rất khó tin là nghiện thuốc phiện hoặc một lư do khó tin nào khác. Viên chức Mỹ thấy không hợp lư và đánh rớt. Nếu cựu cải tạo viên chết sau khi ra trại, có khi viên chức Mỹ đánh rớt v́ lư do là cái chết không phải là v́ nhuốm bệnh hồi c̣n trong trại.
HLC: Qua ông Định Nguyên, quư vị đă nghe được một số kinh nghiệm mà nhóm cố vấn về luật định cư tị nạn đă thâu thập được. Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển mới mở Chương Tŕnh Giúp Tị Nạn và Con Lai. Quư vị nào cần giúp có thể liên lạc với ông Nguyễn Quốc Khải qua điện thoại số 703-647-6491, 703-538-2190 extension 244, hoặc viết thơ cho ông Khải về địa chỉ:
Nguyễn Quốc Khải
Chương Tŕnh Tị Nạn và Con Lai
Boat People SOS
6066 Leesburg Pike, Ste. 100
Falls Church, VA 22041-2220
E-mail: HRP@bpsos.org.
Giải quyết các hồ sơ HR và con lai là một trọng điểm của UBCNVB trong năm 2007. Đối với chương tŕnh HR, th́ đây là cơ hội cuối cùng cho những đồng bào đă hy sinh rất nhiều trong cuôc chiến và sau đó. Chúng tôi sẽ nhận giúp các loại hồ sơ:
(1) Các hồ sơ đợt 1 đủ tiêu chuẩn theo chương tŕnh HO/U11/V11 nhưng bị từ chối sau khi được phỏng vấn: cung cấp giấy từ chối của phái đoàn Hoa Kỳ và lời giải thích cùng những chứng cớ hỗ trợ.
(2) Các hồ sơ thuộc nhóm Viêt Nam Thương Tín trước đây không được phỏng vấn hay bị từ chối sau khi phỏng vấn.
(3) Các hồ sơ đủ tiêu chuẩn theo chương tŕnh HR (đợt 2) nhưng không được phỏng vấn hay bị từ chối sau khi phỏng vấn: cung cấp giấy từ chối của phái đoàn Hoa Kỳ và lời giải thích cùng những chứng cớ bổ trợ.
(4) Các hồ sơ con lai: cung cấp h́nh ảnh, mọi chi tiết về người cha Mỹ nếu có và những giấy tờ hỗ trợ.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]