Nhằm Đối Phó Với Vụ Thảm Sát Ở Virginia Tech
Một số phụ huynh ở vùng Bắc Virginia đă họp mặt chớp nhoáng để t́m phương cách giúp con em đang theo học tại Đại Học Virginia Tech đối phó với những chấn động nội tâm gây ra bởi vụ thảm sát ngày 16 tháng 4 vừa qua.
“Lần đầu tiên thấy con gái sợ hăi khi trở về trường, tôi thật đau ḷng”, Ông Nguyễn Đức Nam tâm sự với đầy xúc động.
Theo Ông cho biết, trường đă đóng cửa tạm thời và con gái của ông đă quay về ở với gia đ́nh trong mấy hôm. Ngày trở lại trường cô lo lắng và phải nhờ một số bạn đi theo để trấn an.
Khi về trường, các sinh viên của đại học miền Nam Virginia này sẽ bắt đầu hai tuần thi măn niên học. Sau đó, phần lớn sẽ tứ tán, người trở về gia đ́nh, người đi làm ở xa. Phần lớn các sinh viên Việt học ở Virginia Tech có gia đ́nh ở vùng Bắc Virginia, nơi có đông người Việt di dân và tị nạn.
Theo một tham dự viên có cháu học ở Virginia Tech, việc có thể làm ngày là tạo môi trường cho các em sinh viên Việt gặp gỡ nhau trong dịp hè sắp tới, để các em siết chặt t́nh thân và phát triển tinh thần tương thân tương trợ khi trở lại trường học.
“Giới trẻ thích vui chơi. Chúng ta nên khởi đầu bằng các sinh hoạt giải trí nhẹ nhàng để lôi kéo các em đến với nhau. Chúng ta cũng nên hỏi ư kiến các em muốn ǵ”. Ông Nguyễn Khoa Tuệ Anh, cựu sinh viên Virginia Tech góp ư.
Một ư kiến khác cho rằng các phụ huynh cũng cần liên lạc chặt chẽ với nhau để cùng hỗ trợ tinh thần cho con em, chẳng hạn như thay phiên nhau đến trường viếng thăm các con em trong nhóm. Nếu như được cha mẹ hay bạn của cha mẹ đến thăm, mà lại có quà cáp, thực phẩm tiếp tế cầm theo th́ các em sẽ lên tinh thần.
“Thảm hoạ vừa qua đ̣i hỏi các phụ huynh phải nghĩ lại. Nếu thương con, việc tạo tài sản không quan trọng bằng chăm lo cho con cái trong lúc này. Bậc phụ huynh cần nghĩ đến bớt kiếm tiền để thêm giờ cho con”, Ông Nam phát biểu.
Một mối quan tâm khác làm bận tâm nhiều người tham dự là sự kỳ thị đối với sinh viên Á Châu có thể xẩy trong khuôn viên đại học hay ngoài xă hội.
Ông Nguyễn Ngọc Bích, người có rất nhiều kinh nghiệm trong lănh vực giáo dục, nhắc nhở cử toạ rằng sự kỳ thị lúc nào cũng đă có trong xă hội. Cuộc thảm sát ở trường Virginia Tech, mà hung thủ là một sinh viên gốc Đại Hàn, sẽ làm trầm trọng thêm sự kỳ thị mặc dù có nhiều sinh viên gốc Á Châu cũng là nạn nhân. Ông đề nghị, “chúng ta cần giải thích cho xă hội Mỹ hiểu điều này”.
Một hậu quả trầm trọng hơn là sự bành trướng của phong trào bài di dân.
“Tôi e rằng những thành phần không thiện cảm với di dân và tị nạn sẽ khai thác vụ này để tác động tâm lư quần chúng Hoa Kỳ. Hiện nay Toà Bạch Ốc đang đề nghị xoá bỏ các diện bảo lănh anh chị em và con cái thành niên”, TS Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám Đốc Điều Hành của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, phát biểu.
Ông cũng là cựu sinh viên của trường Virginia Tech.
Cuối buổi họp các tham dự viên đồng ư là có hai lănh vực hành động. Các công việc trong tầm tay của phụ huynh là nâng đỡ tinh thần cho con em qua những sinh hoạt thân t́nh trong dịp hè và sau khi các em tựu trường. Các phụ huynh sẽ họp lại ngày 19 tháng 5 tới đây để chuẩn bị cho sinh hoạt mùa hè.
Các công việc rộng lớn hơn như chống kỳ thị và ngăn chặn phong trào bài di dân th́ UBCNVB sẽ phối hợp với các tổ chức toàn quốc của người Mỹ gốc Á.
Buổi họp được triệu tập khẩn cấp bởi Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và diễn ra tại trụ sở trung ương của tổ chức này, ở Falls Church, Virginia.
Mạch Sống 59 - Tháng 6