Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776190
page views since June 01, 2005

Mach Song - Life Stream: Tị Nạn

Search on This Topic:   
[ Go to Home | Select a New Topic ]


Sinh viên Mỹ gốc Campuchia tìm tự do cho TPB VNCH

Tị Nạn

Những “người dưng nước lã” đang tranh đấu và bảo bọc đồng bào của chúng ta

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 31 tháng 1, 2016

http://machsongmedia.com/

Christsna Sot, nam sinh viên Mỹ gốc Campuchia, vừa hoàn thành một công tác rất đặc biệt: Gây quỹ để đóng tiền thế chân cho một thương phế binh VNCH đang bị giam giữ ở Trại Giam Sở Di Trú Thái Lan ở Suanphlu, Bangkok. Cách đây 2 tháng, Christsna bắt đầu kêu gọi người trong gia đình và bạn bè đóng góp và khởi xướng gây quỹ trên trang mạng GofundMe.com.  Sau hơn một tháng gây quỹ được trên 700 Mỹ kim, chưa được nửa số tiền cần thiết, Christsna cầu cứu. Tôi đưa lời kêu gọi của em lên trang facebook “Vietnam Advocacy Day” – trang thông tin về Ngày Vận Động Cho Việt Nam hàng năm ở Quốc Hội Hoa Kỳ -- thì chỉ trong chưa đầy 2 ngày số tiền đóng góp vọt lên trên 2 nghìn Mỹ kim, không những đủ tiền thế chân mà còn dư chút đỉnh để người TPB VNCH này sinh sống được vài tháng trong khi chờ toán luật sư của BPSOS ở Thái Lan can thiệp về quy chế tị nạn.

Sinh viên Chistsna

Christsna hiện là sinh viên Đại Học California -- Berkeley ở Bắc California. Cha mẹ của em là những người tị nạn Campuchia chạy thoát chế độ Pol Pot và đến định cư ở Oakland, California.

Khoá học mùa Thu năm ngoái, Christsna tham gia chương trình trao đổi sinh viên giữa trường Đại Học California - Berkeley với Đại Học Thammasat, một trong những trường đại học nổi tiếng của Thái Lan. Trong thời gian học ở Thái Lan, Christsna tình nguyện với văn phòng pháp lý của BPSOS tại Bangkok. Christsna và một bạn sinh viên, cũng trong chương trình trao đổi sinh viên kể trên, được giao trách nhiệm mỗi tuần đi thăm các người tị nạn bị giam ở Trại Giam Suan Phlu. Đây là nơi giam giữ những người bị chính phủ Thái Lan xem là nhập cư bất hợp pháp.

Người tị nạn dù được Liên Hiệp Quốc công nhận hay chưa công nhận tư cách tị nạn cũng đều bị xem là nhập cư bất hợp pháp. Nhiều người tị nạn Việt Nam đã bị giam vào đấy. Trong đó có một vài tên tuổi được biết đến như là Trương Quốc Huy hay Đặng Chí Hùng. Con số người tị nạn bị giam ở Suan Phlu nhiều hơn vậy nhiều nhưng ít được ai biết đến. Khi đã vào trại giam Suan Phlu ở Bangkok rồi thì nạn nhân sẽ bị giam vô thời hạn. Cách duy nhất để thoát ra là hồi hương hay định cư ở quốc gia khác – trường hợp này chỉ xẩy ra trong một số trường hợp hiếm hoi có sự can thiệp của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ như trường hợp của Trương Quốc Huy và Đặng Chí Hùng. Còn một cách thứ ba là đóng tiền thế chân để tại ngoại, nhưng việc này lại tuỳ thuộc chính sách hôm nắng hôm mưa của chính phủ Thái Lan và quyết định tuỳ nghi của giới chức trại giam.

Hàng tuần, Christsna và người bạn đều đến trại giam Suan Phlu để thăm những người tị nạn mà toán luật sư của BPSOS quan tâm bảo vệ. Thường mỗi lần đi thăm, hai sinh viên này còn đem chút quà cho người tị nạn đang bị giam cầm. Nếu có việc khẩn cấp, hai em này báo lại cho toán luật sư để kịp thời can thiệp.

Sinh viên Christsna cùng với cô luật sư người Thái và Giám Đốc về Phát Triển XHDS người Mỹ của BPSOS (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Thursday, February 04 @ 00:33:33 EST (3277 reads)
(Read More... | 26698 bytes more | Score: 3.5)

35 năm hoạt động của BPSOS

Tị Nạn

Năm 2015: Chuẩn bị kỷ niệm 35 năm hoạt động

Mạch Sống, ngày 11 tháng 9, 2014

http://machsong.org

Từ ngày chính thức bước vào hoạt động, chỉ vài tháng nữa là BPSOS đúng 35 tuổi tròn.

“Chúng tôi đang chuẩn bị ráo riết để đánh dấu mốc điểm quan trọng này trong năm tới”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc của tổ chức BPSOS, nói. “Và cũng là đánh dấu 40 năm người Việt định cư ở Hoa Kỳ.”

BPSOS là một trong những tổ chức lâu đời nhất của người Việt ở Hoa Kỳ và hiện có 11 cơ sở trong nội địa Hoa Kỳ và 3 quốc gia Á Châu. Trong 35 năm phục vụ, BPSOS đã giúp cho trên 150 nghìn đồng bào khi còn ở Việt Nam, lênh đênh trên biển, trong các trại tị nạn, hoặc đã đặt chân đến Hoa Kỳ.

Chỉ riêng trong 12 tháng tính từ tháng 8 2013 đến tháng 8 2014, tổ chức này đã phục vụ trên 28,500 đồng bào: 8,000 ở Georgia; 5,500 ở Texas; 4,000 ở California; 3,750 ở Alabama và Mississippi; 3,300 ở New Jersey và Pennsylvania; 3,000 ở Virginia; 1,000 ở ngoài Hoa Kỳ.

Sứ mạng tiên khởi của BPSOS là vớt người Biển Đông. Trong 10 năm ròng rã các con tàu ra khơi đã vớt được trên 3,300 đồng bào trên biển. BPSOS cũng hợp tác và đóng góp tài chánh cho chương trình vớt người của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, cứu vớt được trên 30,000 đồng bào thuyền nhân.

Cuối năm 1988 chính phủ Hồng Kông đóng cửa trại tị nạn và thay vào đó là các trại giam, biến thuyền nhân thành tù nhân. Tháng 3 năm sau các quốc gia khác trong vùng rập khuôn theo. Trước biến chuyển này BPSOS quyết định dời chuyển từ San Diego, California về Bắc Virginia. Ts. Thắng, lúc ấy vừa tốt nghiệp bằng tiến sĩ kỹ sư cơ khí và đang làm việc tại một trung tâm nghiên cứu của hải quân Hoa Kỳ, tham gia và trở thành Giám Đốc Điều Hành, hoạt động tình nguyện sau giờ công sở.

 

Ts. Thắng thăm trại giam thuyền nhân Chimawan ở Hồng Kông, 20 tháng 12, 1988 (ảnh ĐQAT)



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, September 11 @ 21:58:42 EDT (2625 reads)
(Read More... | 18069 bytes more | Score: 5)

Những tin phấn khởi từ phương xa

Tị Nạn

Một chuyến đi nhiều phấn khởi

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 10 tháng 9, 2014

http://machsong.org

Tôi vừa về lại Virginia sau chuyến đi 3 ngày ở Nam Cali, 3 ngày ở Malaysia và 10 ngày ở Thái Lan. Một chuyến đi tương đối dài nhưng thật nhiều phấn khởi.

Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.

Tôi lại gặp bà quả phụ của một cố trung tướng, người miền Nam nhân hậu, mà tôi cảm thấy thân quen ngay nên gọi bằng "Cô". Nghe Cô kể về tấm gương tuẫn tiết của một vị thiếu tướng gửi thư lạy mẹ về tội bất hiếu, không gìn giữ được giang sơn, rồi tự sát. Trong thư là 120 nghìn đồng tiền lương tháng chót. Nước mắt tôi chảy ròng.

Đó là những tấm gương sáng ngời trong dân tộc và cộng đồng chúng ta để trân quý, để hãnh diện, để noi theo.

Đến Malaysia, tôi gặp những bạn bè cũ và mới. Họ là người Malaysia gốc Tầu, gốc Mã, gốc Ấn Độ đều cùng một lòng vì vấn đề nhân quyền, dân chủ không riêng cho Malaysia mà cho toàn vùng. Liên Minh CAMSA mà BPSOS đồng sáng lập năm 2008 đã hoạt động lâu năm ở xứ sở này, và đã giải cứu trên 3 nghìn đồng bào bị buôn bán sang đây.

Ts. Thắng tại buổi họp của Liên Minh Bảo Vệ Tị Nạn Á Châu và Thái Bình Dương ngay 02/09/2014, Bangkok, Thái Lan (ảnh BPSOS).



Note:
Posted by ngochuynh on Wednesday, September 10 @ 09:39:58 EDT (3542 reads)
(Read More... | 13732 bytes more | Score: 5)

MS133 - 01/14: Người Việt Ở Thái Lan Cần Lưu Tâm

Tị Nạn

Qua Hồ Sơ 3 Người Việt Bị Bắt Ở Thái Lan: Những điểm lưu tâm

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 25 tháng 12, 2013

http://machsong.org/

Nay tình hình đã tương đối ổn định đối với 3 người Việt bị cảnh sát Thái Lan bắt: Trương Quốc Huy, Phạm Mạnh Hùng và Lê Văn Quang. Vì vẫn còn đang làm việc với CUTN/LHQ về các hồ sơ này nên chúng tôi không thể đi vào chi tiết. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng nguy cơ bị dẫn độ đã được đẩy lùi. Bước kế tiếp là bảo đảm rằng CUTN/LHQ nhanh chóng hoàn tất thủ tục phỏng vấn tị nạn, và vận động cho những ai đã được xét là tị nạn sớm có quốc gia nhận định cư để thoát khỏi trại giam.

Việc cảnh sát Thái Lan bắt 3 người Việt vừa qua không ngưng ở đó. Trong 6 tháng qua, đã có nhiều trường hợp đồng bào lánh nạn đã nhận được những lời đe doạ qua điện thoại hay trực tiếp từ một số người lạ mặt nói tiếng Việt. Cũng đã có ít ra 2 trường hợp bị kẻ lạ theo dõi và đột nhập vào nhà đánh cắp máy điện toán, máy chụp hình, ổ cứng và các tài liệu. Chẳng hạn, anh Lê Văn Quang đã đổi chỗ ở khi nơi đang tá túc bị theo dõi. Nơi này sau đó đã bị kẻ lạ đột nhập, đánh cắp máy móc và tài liệu, và đập phá đồ đạc. Chúng tôi nghĩ rằng những điều xảy ra gần đây không ngẫu nhiên và đã cập nhật cho CUTN/LHQ về tất cả các sự việc này.

Dựa trên kinh nghiệm tích luỹ, chúng tôi xin lưu tâm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan và những ai ở hải ngoại quan tâm đến số phận của họ những điều sau đây.

Đối với những đồng bào lánh nạn, chúng tôi nhắc nhở:

 

Sư Tol Danh, từng bị cảnh sát Thái bắt và dẫn độ, tại buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 04/6/2013 (ảnh NQK)

Posted by ngochuynh on Wednesday, December 25 @ 16:27:56 EST (2326 reads)
(Read More... | 28022 bytes more | MS133 - 01/14 | Score: 0)

Phỏng vấn RFA về 3 người VN bị bắt

Tị Nạn

RFA phỏng vấn Ts. Nguyễn Đình Thắng về trường hợp 3 người Việt bị bắt ở Thái Lan

 

 

Tình trạng hiện nay của 3 người Việt tị nạn chính trị bị cánh sát Thái Lan bắt giữ theo yêu cầu của an ninh Việt Nam.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/3-vns-refugees-detained-in-thai-12192013163506.html



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, December 19 @ 17:42:17 EST (2122 reads)
(Read More... | 665 bytes more | Score: 0)

MS133 - 01/14: Cập nhật về 3 người Việt bị bắt

Tị Nạn

Thông Tin Cập Nhật Về 3 Người Việt Bị Bắt Ở Thái Lan

BPSOS, ngày 18 tháng 12, 2013

http://machsong.org

Hôm qua, chúng tôi đã xác nhận được rằng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ đã làm việc trực tiếp với cảnh sát Thái về trường hợp của 3 người Việt bị bắt: Trương Quốc Huy, Phạm Mạnh Hùng (Đặng Chí Hùng) và Lê Văn Quang. Luật sư của CUTN/LHQ đã làm việc trực tiếp với giới chức của trại giam Suan Phlu Immigration Detention Center (IDC).

Đồng thời chúng tôi cũng xác nhận được rằng Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok đang phối hợp với CUTN/LHQ về 3 hồ sơ này.

Ngoài ra, một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và Mạng Lưới Quyền Tị Nạn Á Châu và Thái Bình Dương (Asia Pacific Refugee Rights Network) mà BPSOS là thành viên cũng đã nhập cuộc để ngăn chặn nguy cơ dẫn độ.

Như thế, chúng tôi tương đối tin tưởng rằng chính phủ Thái sẽ không đường đột trục xuất 3 đồng bào kể trên về Việt Nam vì đang có sự chú ý xát xao của quốc tế. Điều này cho CUTN/LHQ thời gian để cứu xét quy chế tị nạn của hai anh Hùng và Quang.

Riêng hồ sơ của anh Hùng có thể sẽ được giải quyết nhanh chóng vì anh đã được CUTN/LHQ phỏng vấn trước khi bị bắt.

Posted by ngochuynh on Wednesday, December 18 @ 19:33:04 EST (3057 reads)
(Read More... | 7112 bytes more | MS133 - 01/14 | Score: 5)

MS133 - 01/14: Can thiệp cho 3 đồng bào bị bắt ở Thái Lan

Tị Nạn

Về 3 Người Việt Vừa Bị Bắt Ở Thái Lan

BPSOS, ngày 17 tháng 12, 2013

http://machsong.org/

Tuần qua, tin tức về 3 người Việt ở Thái Lan bị cảnh sát Thái bắt đã tạo hoang mang cho số 900 đồng bào đang lánh nạn ở quốc gia này. Nhiều người Việt ở hải ngoại đã bày tỏ mối quan tâm và lo lắng.

Chiều tối ngày 11 tháng 12, cảnh sát Thái bắt Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang tại căn chung cư nơi hai anh đang tá túc. Cảnh sát Thái cũng đã hỏi chủ nhà người Thái về anh Đặng Chí Hùng, mà tên trên giấy tờ là Phạm Mạnh Hùng. Tuy nhiên anh Hùng đã chuyển đến ở một khu chung cư khác, cùng với gia đình anh Trần Quốc Hiền. Cả hai khu chung cư có cùng một chủ nhà.

Sáng hôm sau ông chủ nhà đã báo động cho anh Hùng để phòng thân.

Anh Hùng và anh Hiền đã cùng đến gặp luật sư của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để xin sự bảo vệ. Tuy nhiên, luật sư bảo hai anh cứ yên tâm về nhà, không việc gì phải lo lắng. Khi bước vào sân của khu chung cư, cảnh sát Thái mặc thường phục đã bắt ngay anh Hùng, còng tay anh và đưa về phòng để lục soát. Cảnh sát cho biết là chỉ được lệnh bắt anh Hùng nên đã để yên cho anh HIền và gia đình.

Posted by ngochuynh on Tuesday, December 17 @ 07:33:48 EST (3201 reads)
(Read More... | 12367 bytes more | MS133 - 01/14 | Score: 4.66)

MS133 - 01/14: Houston, Xứ Nóng Tình Nồng

Tị Nạn

Tuỳ bút của Đinh Thị Ngọc Tuyết

Ngày 24 tháng 11, 2013

http://machsong.org

Năm nay mình có duyên với tiểu bang cao bồi Texas. Tháng 9 vừa rồi, đến Dallas, TX tham dự dạ tiệc Góp Một Bàn Tay (GMBT) để gây quỹ Pháp Lý giúp đồng bào tị nạn CS tại Thái Lan và các nạn nhân buôn người. Ngồi chung bàn với chị Janet Thuý Hằng Nguyễn và anh Tuấn Trần, cư dân Houston, TX. Hai chị em chuyện trò rất vui vẻ và thân mật. Chị Thúy Hằng rủ mình về Houston để tham dự chương trình gây quỹ Góp Một Bàn Tay do chị và các thân hữu tổ chức ngày 16 tháng 11, 2013. Vì có duyên với Houston, nên mình lại lên đường tòng quân.

 

Kỳ này đi mình ên vì chàng ở nhà trông đám gà con. Trước khi ra phi trường, chú gà út nước mắt lưng tròng vẫy tay chào gà mẹ. Chú nghe gà mẹ hứa sẽ mua bánh ngọt hình trái bắp và bánh mì Lees Sandwiches về thì chú gà út khóai chí cười toe. Miệng cười mà mắt thì sũng nước. Thương ơi là thương.

 

Chiều thứ sáu sau giờ làm việc, mình về nhà ăn cơm chiều với đàn gà con, sau đó ra phi trường đón chuyến bay thẳng từ Louisville đến Houston. Đáp xuống phi trường Houston là anh Dan (Dũng) Trần ra đón. Hai anh em về đến nhà chị Thúy Hằng cũng gần 9:30 tối. Vừa vào nhà, chưa kịp dọn hành lý, là mình đã sà vào bếp để thưởng thức món mì khô Chợ Lớn tuyệt hảo của đầu bếp Ngô Thị Hiền đến từ tiểu bang Maryland. Món mì khô là món khoái khẩu của mình. Đã được ăn ngon mà còn được truyền bí quyết cách luộc cọng mì cho khô và giòn nữa. Quá là vui thú.

 

Các tình nguyện viên trong ban tổ chức, Houston 16/11/2013 (ảnh Janet Nguyễn)

Posted by ngochuynh on Wednesday, December 04 @ 18:12:57 EST (2603 reads)
(Read More... | 46536 bytes more | MS133 - 01/14 | Score: 5)

MS132 - 11/13: Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Đồng Bào Tị Nạn

Tị Nạn Quỹ Pháp Lý Cho Đồng Bào Lánh Nạn ở Thái Lan

Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi đồng hương giúp chúng tôi gửi gấp một luật sư toàn thời gian đến Thái Lan trong thời gian sớm nhất. Hàng trăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan đang cần sự trợ giúp pháp lý để tránh cảnh sống lén lút trước nguy cơ tù đày hoặc cưỡng bách hồi hương.

Cuối tháng 9 vừa qua phái đoàn Liên Tôn gồm có LM Phạm Hữu Tâm từ Houston, HT Thích Huyền Việt từ Houston và MS Y Hin Nie từ Greensboro (NC) đã đến thăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan. Nơi đâu, khi tiếp xúc với phái đoàn Liên Tôn, đồng bào cũng kêu gọi giúp đỡ về pháp lý. Không có sự can thiệp của luật sư thì họ hầu như không có cơ hội để được Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cứu xét tư cách tị nạn dù đã từng bị tù đày, dù đang bị truy nã, hay dù đã có trường hợp hồi hương và bị tra tấn và tù tội. CUTN/LHQ hiện rất khắt khe vì nhiều lý do, dẫn đến các quyết định hết sức bất công và nguy hiểm cho đồng bào lánh nạn.

Posted by ngochuynh on Friday, November 08 @ 10:49:23 EST (2183 reads)
(Read More... | 6298 bytes more | MS132 - 11/13 | Score: 1)

MS125 - 12/12: Gây Quỹ Giúp Người Việt Tị Nạn

Tị Nạn

BPSOS kính mời quý vị tham dự bữa Tiệc Gây Quỹ Giúp Người Tị Nạn Việt Nam ở Thái Lan và Mã Lai, được tổ chức vào ngày 9 tháng 3, 2013 tại:

Nhà hàng Ocean Palace 2
6731 Westminster Ave, Westminster CA 92683

Mọi chi tiết xin liên lạc: Huệ (562-458-2285).

Posted by ngochuynh on Friday, February 01 @ 12:36:02 EST (2001 reads)

Bảo vệ đồng bào nạn nhân cộng sản

Tị Nạn

Cuộc vượt biên tị nạn Cộng Sản vẫn còn tiếp diễn 
Monday, January 21, 2013 2:15:59 PM 

Bài: Huy Phương/Người Việt

Nạn nhân là những người đấu tranh dân chủ, những người viết blog chống Trung Cộng, những người thiểu số theo đạo Tin Lành, người Hmong, giáo dân Cồn Dầu bị cướp đất cướp nhà, những người công nhân lao động xuất khẩu bị bóc lột, nạn nhân của các tổ chức buôn người.

60,000 công nhân đang còn “mắc cạn” ở Mã Lai!

Cô Holly Ngô, một thiện nguyện viên của Boat People SOS vừa đi Mã Lai và Thái Lan để thăm viếng và giúp đỡ một số đồng bào đang “mắc cạn” tại đây trở về Nam Cali. Mặc dù rất bận công việc tại sở làm, cô Holly Ngô đã theo dõi tin tức đồng bào Việt Nam đang tỵ nạn tại Thái Lan và đã quyên góp trong họ hàng, bạn bè một số tiền lên đến $8,000 mang đi Thái để trực tiếp giúp đỡ đồng bào. Trong một khoảng thời gian ngắn khoảng hơn một tháng, cô Holly Ngô đã gây quỹ qua email và Internet với bạn bè và thân hữu của BPSOS được gần 8000 USD. Cô cho biết đã đi xin hơn 300 pounds quần áo cũ và gửi qua công ty chuyển hàng đến Thái Lan. Cô cũng mang theo một số thuốc Tây như trụ sinh cùng một số thuốc mua được tại Costco như thuốc cảm, đau nhức, tiêu chảy, và các loại vitamin.

Cô Holly Ngô cho biết cô đã theo dõi tin tức hàng ngày trên website và báo Mạch Sống của BPSOS cho thấy có hơn 900 người tị nạn Việt Nam trên đất Thái. Họ là những người đấu tranh dân chủ, những người viết blog chống Trung Cộng bị đàn áp, những người thiểu số theo đạo Tin Lành bị đánh đập, những người dân Cồn Dầu bị cướp đất cướp nhà, những người công nhân lao động xuất khẩu bị bóc lột, trở về Việt Nam bị đánh đập bỏ tù lại phải bỏ xứ ra đi.

Trẻ em tị nạn

Posted by ngochuynh on Tuesday, January 22 @ 14:33:12 EST (2114 reads)
(Read More... | 27782 bytes more | Score: 0)

Tâm tình của một đồng bào tị nạn

Tị Nạn

NHỮNG VIÊN KẸO YÊU THƯƠNG

Bangkok, ngày 20 /01 / 2013

Trần Nguyên

Cuộc sống là một chuỗi dài những sự lựa chọn, tính toán thiệt hơn, so đo được mất.Có những việc ta làm vì lợi trước mắt. Có những hành động vì chút hư vinh nhất thời. Nhưng cũng còn đâu đó, có những việc làm chỉ mong đem đến những nụ cười, một cái gì đó ổn định hơn, bình an hơn cho người khác.

Và chị, một chuyên gia lập trình phần mềm của một hãng lớn bên Hoa Kỳ đã bỏ chuyến đi nghỉ dưỡng của mình để qua Thái Lan, thăm những đồng bào đang lánh nạn cộng sản, để hòa cũng nỗi khốn khó của người tị nạn.

Chị đã chia sẻ:"Cái mong muốn của người tị nạn có lẽ là được quy chế tị nạn để được đi Mỹ, nhưng mà không phải ai cũng được cái may mắn đó đâu, có những người có lẽ phải ở lại Thái Lan ít nhất từ 5 - 10 năm nữa, thì cái mong muốn của chị là làm sao đem được cái sự ổn định về đời sống để cho họ có đủ ăn đủ mặc, và đủ trả tiền nhà để mà sống qua ngày, coi như là ở tạm ở cái đất Thái, để chờ 01 ngày nào đó được Cao Ủy chấp thuận cái đơn xin tị nạn của họ. Cái mong muốn của chi lúc nào cũng muốn hỗ trợ đời sống của đồng bào nhưng mà nhiều khi lực bất tòng tâm, một mình mình muốn chưa đủ mà phải có nhiều người giúp, nhiều người góp 01 bàn tay, thì mới có đủ cái phương tiện để mà lo cho đồng bào. Tại vì những cái cơ sở thiện nguyện mà đến giúp đồng bào làm giấy làm tờ đó, họ chỉ lo về vấn đề pháp lý thôi, chứ họ không có lo về đời sống được, tại vì đời sống nó cần nhiều thứ đó, mà quá nhiều gia đình thì làm sao mà 01 tổ chức BPSOS hay là 01 vài tổ chức thiện nguyện khác nữa vẫn không có kham nổi, mà phải là có cái sự đóng góp của nhiều người, thì mới mỗi người 01 tay để mà giúp cho đồng bào sống được vài ba năm nữa trong lúc chờ đợi giấy tờ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ".

Thăm viếng một gia đình đồng bào lánh nạn cộng sản (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Monday, January 21 @ 13:53:12 EST (1928 reads)
(Read More... | 17367 bytes more | Score: 3)

Vận động Cứu Cồn Dầu ở Denver

Tị Nạn

Giáo Dân Cồn Dầu Gia Tăng Quốc Tế Vận

Mạch Sống, ngày 21/01/2013

Thứ Bảy 26 tháng 1 tới đây, hai giáo dân trẻ của Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng sẽ đến Denver, Colorado để vận động sự hưởng ứng của đồng hương tại đây nhằm đẩy lùi chính sách đàn áp của chính quyền Đà Nẵng đang đè nặng lên quê hương, xứ sở của họ.

Gần đây chính quyền Đã Nẵng lại gia tăng bạo lực đối với giáo dân thuộc Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng nhằm xoá sạch xứ đạo với 135 năm lịch sử này. Điển hình, ngày 17 tháng 12 vừa qua, công an Đà Nẵng hộ tống một nhóm côn đồ đột nhập vào nhà của một gia đình ở Cồn Dầu trong lúc họ đang dùng bữa cơm trưa. Nhóm côn đồ đánh đập Bà Hoa, người vợ, đến bất tỉnh bất chấp sự năn nỉ của người chồng, Ông Danh. Hai vợ chồng cùng con cái phải bỏ xứ đi trốn để lánh nạn.

“Chính quyền Đà Nẵng bắt họ phải về trình diện và hăm doạ sẽ truy nã toàn quốc,” Bà Hoa cho biết.

Họ đã hành hung gia đình này giữa ban ngày nhằm cảnh cáo cả xứ đạo và áp lực để họ phải buông tay để chính quyền cướp trắng Giáo Xứ Cồn Dầu.

Trước tình cảnh ấy, BPSOS đã sắp xếp cho chính một số nhân chứng sống của sự đàn áp này lên đường vận động ở khắp Hoa Kỳ, nhằm tạo thành một chiến dịch rộng lớn.

Posted by ngochuynh on Monday, January 21 @ 13:25:08 EST (2385 reads)
(Read More... | 11856 bytes more | Score: 4.66)

Khai Thác Quan Hệ Giữa Houston và Đà Nẵng

Tị Nạn

Chính Quyền Đà Nẵng Đàn Áp, Thân Nhân Cồn Dầu Vận Động Thành Phố Houston

Ngày 29 tháng 12, 2012

Tuần qua công an Đà Nẵng đã đưa thành phần du đãng đến bao vây một gia đình giáo dân Cồn Dầu, đánh đập chủ nhà đến bất tỉnh, và hăm doạ sẽ đánh cho đến chết nếu tiếp tục tố giác chính quyền Đà Nẵng.

Bà Hoà là người bị hành hung sau khi Bà lên tiếng trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do. Đám côn đồ do công an điều động đến tận nhà của bà Hoà yêu cầu bà phải lên tiếng cải chính. Trước lời hăm doạ gây án mạng của bọn du đãng do công an đưa đến, Bà Hoà và chồng đã phải bỏ trốn. Hai người con gái lớn sống chung trong gia đình cũng phải tạm đi lánh nạn vì du đãng đã dằn mặt: Mẹ làm con chịu.

Hiện Bà Hoà và chồng đang lẩn trốn ở một nơi kín đáo, xa hẳn xứ đạo. Từ nơi lẩn trốn, Bà lại tiếp tục lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do để tố giác thủ đoạn của chính quyền Đà Nẵng (xem bài phỏng vấn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/con-dau-family-run-assaulted-police-ml-12252012231606.html).

Hai người con của vợ chồng Bà Hoà mới đến định cư ở North Carolina, sau hơn hai năm lánh nạn ở Thái Lan. Họ đã lên tiếng báo động cho các dân biểu và thượng nghị sĩ Liên Bang thuộc tiểu bang North Carolina và yêu cầu can thiệp.

Posted by ngochuynh on Saturday, December 29 @ 21:19:45 EST (2747 reads)
(Read More... | 9121 bytes more | Score: 5)

Đồng bào ở Thái: Cần luôn luôn cảnh giác

Tị Nạn

Thông Báo Khẩn Gởi Đồng Bào Lánh Nạn Cộng Sản ở Thái Lan

Ngày 16 tháng 12, 1012

Trong những tuần gần đây có nhiều lời đồn quanh việc 4 đồng bào Việt vừa bị cảnh sát Thái bắt và đưa vào giam ở Immigration Detention Center (IDC). Để giúp đồng bào tự bảo vệ an ninh cá nhân và gia đình, chúng tôi có những nhận định và lưu ý sau đây.

(1)    Có 4 người Việt bị cảnh sát bắt ngày 28 tháng 11 vừa qua. Họ đều bị đưa vào trại giam IDC.

(2)    Cảnh sát Thái thường gia tăng tuần tra để bắt người nhập cư bất hợp pháp vào mỗi cuối năm. Trong đợt bố ráp vừa qua, không chỉ 4 người Việt bị bắt mà còn có 2 người Ấn Độ, 6 người Sri Lanka và 4 người Somalia. Cảnh sát Thái hay tuần tra ở khu Bangkok Refugee Center (BRC) và khu Suthisan vì biết rằng người lánh nạn hay lai vãng quanh đấy.

Posted by ngochuynh on Monday, December 17 @ 00:25:45 EST (2174 reads)
(Read More... | 7622 bytes more | Score: 5)

Đi thăm đồng bào ở Thái

Tị Nạn

Nhật ký tị nạn

Phong Lan

LTS: Tác giả là một chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng 11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu, các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.

Ngày 19 tháng 11

Tôi đã đến thăm các anh em tị nạn Việt Nam ở Bangkok. Họ là những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, bị đàn áp, hạch sách, chịu không nổi họ đã chạy trốn qua Thái Lan.

Sau đó tôi đã đến thăm một chị viết báo đòi dân chủ trên blog. Chị là người Hà Nội. Chị bị đàn áp nên phải chạy qua Thái Lan. Hiện nay chị đang bị sạn thận rất nặng cần phải mổ nhưng chị chưa có tiền nên cầu cứu mọi người giúp cho chị.

Tôi đã gặp khoảng 20 giáo dân Cồn Dầu còn đang kẹt ở Bangkok chờ đi định cư. Vẫn còn 4 gia đình chưa có quy chế tị nạn, cần phải nhờ luật sư giúp kháng cáo lên Cao Ủy Tị Nạn. Từ đây đến cuối năm 2012, sẽ có khoảng 50 người Cồn Dầu sẽ lên đường định cư ở Mỹ.

Tôi đã để lại nhiều thuốc tây mang từ Mỹ sang. Ai cũng than thở đủ thứ bệnh. Buồn!

Posted by ngochuynh on Wednesday, December 12 @ 10:58:02 EST (2061 reads)
(Read More... | 15221 bytes more | Score: 0)

Người Việt tị nạn ở Mã Lai

Tị Nạn

Những người tị nạn cuối cùng ở Mã Lai

Phong Lan

 

LTS: Tác giả là một chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng 11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu, các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.

 

Ai cũng ngạc nhiên khi tôi nói còn 2 gia đình tị nạn cuối cùng còn ở Mã Lai và đang chờ đi định cư Mỹ hay Canada. Họ là ai?

 

Anh là một bác sĩ giỏi, theo đạo Mormon giống như ứng cử viên Tổng Thống Mỹ Mitt Romney. Trong thời gian anh tình nguyện giúp chữa bệnh cho người nghèo ở Cambốt, anh gặp những bác sĩ Mỹ theo đạo Mormon. Anh đem kinh thánh về Việt Nam và muốn in ra 2000 bản. Nhưng mới in được 200 cuốn bản kẽm thì anh đã bị bắt tại nhà in.

 

Công an khám xét nhà của anh, bắt giam anh 2 năm không được gặp gia đình. Anh bị nhốt tại nhà giam dưới lòng đất , không thấy ánh mặt trời. Anh bị bệnh và sốt nặng. Công an phải cho bác sĩ vào khám cho anh. Gặp được bác sĩ đàn em, anh năn nỉ bác sĩ cứu anh. Anh được đem ra bệnh viện nhưng bị còng vào giường bệnh. Mỗi tuần anh phải trình diện một lần.

 

Ông thầy bác sĩ cho rằng anh bị ung thư cần phải qua Singapore 15 ngày để chữa bệnh. Vợ anh xin theo để chăm sóc cho chồng. Từ Singapore, anh và vợ  trốn qua Mã Lai và xin tị nạn chính trị vì không dám trở về Việt Nam nữa. 2 đứa con của anh cũng trốn từ Việt Nam qua Mã Lai gặp lại cha me. Bạn đạo Mormon của anh giúp anh đưa hồ sơ qua Cao Ủy và gia đình anh được cấp giấy tị nạn trong 20 ngày. Qua sự giới thiệu của BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada  đứng ra bảo lãnh cho anh. Giấy tờ bảo lãnh đã xong từ 3 năm nay, nhưng gia đình anh vẫn tiếp tục chờ vì chính quyền Canada ngày càng khó khăn trong việc nhận định cư theo diện "bảo lãnh tư nhân".

 

Gia đình giáo dân Cồn Dầu đoàn tụ ở Mã Lai, tháng 7, 2011 (ảnh CAMSA)

Posted by ngochuynh on Tuesday, December 11 @ 11:51:22 EST (2144 reads)
(Read More... | 14428 bytes more | Score: 0)

Thông điệp Noel từ Thái Lan

Tị Nạn

Một mùa Giáng Sinh ấm áp với người tỵ nạn

Trần Nguyên

Bước vào đầu tháng 12, cả thế giới đang hân hoan chuẩn bị chào đón ngày Chúa ra đời. Chỉ còn khoảng vài ngày nữa là mọi người trên thế giới đón Giáng Sinh, ngày mà khắp nơi reo vui, ăn mừng đón Lễ.  Vào những ngày này tại quê hương, tôi cũng chuẩn bị mua quà để tặng bạn bè và người thân trong gia đình, và không quên mua quà tặng cho các đứa bé hàng xóm.

Một mùa Giáng Sinh nữa lại về, tôi lại đón mừng giáng sinh trên đất Thái lần thứ hai. Nhưng lần Giáng sinh này đem đến cho tôi cảm giác ấm áp hơn. Có một người chị, một nhà hảo tâm, một thiện nguyện viên của BPSOS từ đất nước Hoa Kỳ sang trọng, đất nước được mệnh danh là thiên đường đã đến nơi này, nơi của những người đang phải lánh nạn, vương quốc Thái Lan. Chị đem đến những viên kẹo, những hộp thuốc, những câu hỏi han, những cái chăm sóc ân cần với những người tỵ nạn mà chị gặp. Đến từng nhà, nói chuyện từng người, chia sẻ từ tinh thần đến vật chất cho những người Việt đang lánh nạn mà chị đã đến thăm trên đất nước Thái Lan này. Mà bạn biết ở Thái Lan này có bao nhiêu người tỵ nạn rồi chứ? Theo như trang www.machsong.org hoặc trang www.bpsoscrs.wordpress.com thì con số người Việt Nam đang lánh nạn tại Thái Lan là gần 900 người.  Hầu như người tỵ nạn luôn sống rải rác, không tập trung ở một điểm nào cả, vậy mà chị vẫn di chuyển đến tận nhà.

Posted by ngochuynh on Sunday, December 09 @ 16:11:48 EST (2024 reads)
(Read More... | 12611 bytes more | Score: 0)

Kế Hoạch Giúp Đồng Bào Lánh Nạn CS

Tị Nạn

Chia Sẻ Với Đồng Bào Đang Lánh Nạn ở Thái Lan và Mã Lai: Kế Hoạch Can Thiệp và Trợ Giúp của BPSOS

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Giám Đốc Điều Hành, BPSOS

Ngày 26 tháng 11, 2012

Trong thời gian gần đây BPSOS đã sắp xếp cho một số thiện nguyện viên lên đường đến Thái Lan (và Mã Lai) để phục vụ hay để thăm viếng các đồng bào đang lánh nạn cộng sản. Trong thời gian tới đây sẽ có thêm những người thiện nguyện tiếp tục thăm viếng đồng bào. Họ vừa đóng vai trò uỷ lạo vừa là nhân chứng báo động với tập thể người Việt ở hải ngoại về tình cảnh của đồng bào đang bị nguy khốn ở Thái Lan. Các thiện nguyện viên này đã chuyển cho chúng tôi một số thắc mắc và nguyện vọng của đồng bào đang lánh nạn.

Tháng 7 vừa qua chúng tôi lập trang blog để thông tin cho đồng bào về các vấn đề liên quan đến quy chế tị nạn, luật pháp, đời sống, v.v. Xin quý vị tham khảo trang blog ấy thường xuyên: bpsosrcs.wordpress.com. Nếu có câu hỏi, xin gửi đến bpsosrcs@gmail.com hoặc rcs@bpsos.org. Chúng tôi sẽ trả lời chung trên trang blog, và chỉ những câu trả lời trên trang blog này mới thể hiện quan điểm chính thức của BPSOS.

Sau đây chúng tôi xin trả lời chung cho các câu hỏi gần đây nhất.

Posted by ngochuynh on Monday, November 26 @ 16:36:01 EST (2129 reads)
(Read More... | 19283 bytes more | Score: 4)

Có Thêm Các Chiến Sĩ Dân Chủ

Tị Nạn

Thêm Giáo Dân Cồn Dầu Đến Bến Bờ Tự Do, Tiếp Tục Tranh Đấu

Mạch Sống, ngày 30 tháng 10, 2012

Theo dự đoán của tổ chức BPSOS, từ giờ đến cuối năm, phần lớn trong số 84 giáo dân Cồn Dầu đang lánh nạn ở Thái Lan và Mã Lai sẽ lên đường định cư ở một quốc gia tự do.  

“Theo dự đoán của chúng tôi, tổng số định cư trước cuối năm nay sẽ là 50-55 người”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, phát biểu.

BPSOS là tổ chức duy nhất của người Việt ở hải ngoại can thiệp và bảo vệ quyền tị nạn cho hàng trăm đồng bào chạy sang lánh nạn ở Thái Lan từ đầu năm 2007 đến giờ. Phần lớn họ là những người đã từng đứng lên tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và công lý, và vì vậy đã phải gánh chịu sự đàn áp của chế độ cộng sản.

“Nhiều người trong số họ đã bị tra tấn, tù đày, truy bức,” Ts. Thắng giải thích.

Theo Ông, chính vì mang sẵn tinh thần tranh đấu, những người đi lánh nạn này vẫn tiếp tục tranh đấu trong thời gian trú ẩn ở Thái Lan hay Mã Lai và sau khi đến được bến bờ tự do.

Ông Nguyễn Liêu, trưởng nhóm Cồn Dầu ở Thái Lan, chia tay với đồng hương để đến Hoa Kỳ định cư, ngày 27/09/12 (ảnh BPSOS)

Các giáo dân Cồn Dầu là trường hợp điển hình. Ngay khi gia đình giáo dân Cồn Dầu đầu tiên đi định cư vào tháng 5 vừa qua, họ đã lên tiếng với báo chí và đài truyền hình nhằm tố cáo chính sách cướp đất, xoá đạo của chính quyền Đà Nẵng.

 

Posted by ngochuynh on Tuesday, October 30 @ 19:59:35 EDT (1958 reads)
(Read More... | 16722 bytes more | Score: 0)

Nhân Chứng Của Đàn Áp và Bóc Lột Lên Tiếng

Tị Nạn

San Jose Gây Quỹ Yểm Trợ Chống Buôn Người và Bảo Vệ Đồng Bào Tị Nạn

Mạch Sống, ngày 22 tháng 10, 2012

Lần đầu tiên các nhân chứng bằng xương bằng thịt đã hiện diện để tường trình cho đồng hương về cuộc đàn áp khốc liệt ở Việt Nam và thân phận tị nạn đầy gian truân ở Thái Lan. Các nhân chứng này, đến định cư ở Hoa Kỳ trong thời gian gần đây, đã từ nhiều thành phố đến tham dự buổi tiệc “Mỗi Người Góp Một Bàn Tay”.

Qua hình thức hỏi đáp linh động được thực hiện bởi nhà báo Trương Gia Vy với phần dịch Anh ngữ của Bs. Đào Kiều Liên, các nhân chứng luân phiên kể lại các hình thức đàn áp phải gánh chịu dưới chế độ cộng sản.

Anh Trần Thanh Tiến và Cô Lê Thị Bích Trinh, hai giáo dân Cồn Dầu, Đà Nẵng vừa đến Hoa Kỳ cách đây một tháng rưỡi, kể về cuộc đàn áp tôn giáo đã xảy ra cho xứ đạo của họ v à tri ân cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã tiếp sức cho BPSOS bảo vệ và đưa họ đến bến bờ tự do.

“Điều này tạo niềm tin và duy trì quyết tâm của các giáo dân còn ở Cồn Dầu trong việc tranh đấu bảo vệ giáo xứ đến cùng,” anh Tiến phát biểu.

Cô Vũ Phương-Anh kể lại kinh nghiệm bị bóc lột ở Jordan và tị nạn ở Thái Lan, ngày 21/10/12 (hình của Bùi Thắng)

Posted by ngochuynh on Monday, October 29 @ 21:46:26 EDT (2224 reads)
(Read More... | 14202 bytes more | Score: 5)

Chuyện Kể Từ Thái Lan (6)

Tị Nạn

CHUYỆN KỂ TỪ THÁI LAN (6)

 

Tuyết Mai

LTS: Là một cựu nữ sinh Trưng Vương, tác giả đã về hưu ở Houston. Cuối năm ngoái, qua email Bà nghe đến tình cảnh của đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan nên quyết định lên đường tình nguyện và nhập toán BPSOS đang làm việc tại Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý đặt ở Bangkok. Hàng ngày Bà thăm viếng và uỷ lạo các gia đình gặp khó khăn, dạy học cho người lớn và trẻ em, thăm nuôi những người bị bắt giam, và khi cần thì giúp cả phần thông dịch. Dưới đây là ký sự của Bà về những ngày tháng ở Thái Lan.

 

Lỗi tại tôi!

 

Hơn 5 tháng ở Thái Lan, mỗi ngày tôi đi bộ cũng khá nhiều và vẫn mừng là chân đau của tôi đã bình thường trở lại. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà tôi thành ỷ y, không thận trọng như trước. Một hôm khi xuống cầu qua đường để đón xe về, hai tay mang khá nặng, lúc bước xuống bậc cầu tôi lại bước hơi mạnh nên bị mất thăng bằng, khụy 1 bên chân! Mặc dù đầu gối không chạm đất nhưng cái đau ở đâu nó đến nhanh như điện, đau đến độ tôi không thể đụng vào cái chân được nữa. Lúc đó có hai bà đi gần, thấy tôi bị như vậy họ cố dìu tôi xuống cầu nhưng tôi cũng không thể nào đặt chân xuống. Phải 3 người mới giúp tôi lên được Taxi, về đến nơi tôi đau quá nên đã phải vào ngay ER của Bệnh Viện Bangkok. Bác Sĩ chiếu điện cho biết xương không bị thương tổn gì, chỉ bị trật gân, phải chích thuốc giảm đau, phải uống thuốc, phải băng đầu gối chặt lại, không được mang nặng và không được di chuyển nhiều cho đến khi lành hẳn. Chỉ một lát thế thôi cũng mất 6000 Baht cho cái đầu gối!

 

Thế là những sinh hoạt hàng ngày của tôi bị ngưng lại. Các lớp học phải nghỉ, những chương trình giao tế đã được sắp xếp với nhóm thiện nguyện người Âu Mỹ để nhờ họ dạy học cho người tị nạn và đi thăm tù khi tôi về cũng phải bỏ trong khi càng gần ngày về tôi càng muốn cố gắng thu xếp để mọi việc được đâu vào đấy. Nằm nhà thật là tiếc thời gian, nghĩ đến những dự tính định làm mà không làm được tôi lại áy náy và ân hận vì sự bất cẩn của mình, đúng là Lỗi Tại Tôi”!

 

Lớp cho các trẻ em Hmong

Posted by ngochuynh on Wednesday, September 26 @ 22:44:41 EDT (2093 reads)
(Read More... | 67251 bytes more | Score: 0)

Tị nạn từ Cồn Dầu đến HTĐ

Tị Nạn

Các Nhân Chứng Cồn Dầu Lên Tiếng Tại Hoa Kỳ

Mạch Sống, ngày 23/09/2012

Tại buổi đầu tiên tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, các nhân chứng cho cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền Đà Nẵng đối với giáo dân của Xứ Đạo Cồn Dầu kể lại những hành vi dã man của công an Việt Nam.

“Công an và xã hội đen được công an sử dụng đã thay nhau tra tấn chúng tôi, để ép ký bản thú nhận hoàn toàn sai sự thật,” anh Trần Thanh Tiến, kể lại kinh nghiệm bản thân. “Mục đích của họ là giải toả trắng Giáo Xứ Cồn Dầu.”

Anh Tiến vừa cùng với gia đình đến Hoa Kỳ định cư sau hơn hai năm sống lẩn lút ở Thái Lan.

Anh đến từ North Carolina để tham dự bữa tiệc do chính các thân nhân của họ ở vùng Hoa Thịnh Đốn đứng ra tổ chức để gây quỹ yểm trợ cho công tác bảo vệ đồng bào tị nạn của tổ chức BPSOS. Ngoài anh ra, còn bốn người khác đại diện cho tổng cộng 5 gia đình Cồn Dầu mới đến Hoa Kỳ định cư.

 

Posted by ngochuynh on Monday, September 24 @ 19:00:50 EDT (2356 reads)
(Read More... | 9684 bytes more | Score: 0)

MS122 - 9/12: Chuyện Kể Từ Thái Lan (5)

Tị Nạn

Tuyết Mai

LTS: Là một cựu nữ sinh Trưng Vương, tác giả đã về hưu ở Houston. Cuối năm ngoái, qua email Bà nghe đến tình cảnh của đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan nên quyết định lên đường tình nguyện và nhập toán BPSOS đang làm việc tại Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý đặt ở Bangkok. Hàng ngày Bà thăm viếng và uỷ lạo các gia đình gặp khó khăn, dạy học cho người lớn và trẻ em, thăm nuôi những người bị bắt giam, và khi cần thì giúp cả phần thông dịch. Dưới đây là ký sự của Bà về những ngày tháng ở Thái Lan.

Phải sang Lào:

Khi sang Thái Lan, tôi xin Visa của tòa lãnh Sự Thái ở Houston. Xin 6 tháng theo loại ‘O’ cho việc thiện nguyện, nhưng họ chỉ cấp có 3 tháng và cho biết là tôi phải xin gia hạn tại Thái Lan. Khi Visa 3 tháng của tôi gần hết hạn, tôi đến Sở Di Trú ở Bangkok để xin thêm 3 tháng nữa, nhưng ở đây họ lại đòi phải có Work Permit của Thái mới được. Khó thế! Làm việc lĩnh lương mới có Work Permit, tôi chỉ là một thiện nguyện viên thì làm sao có Work Permit đây! Hỏi quanh thì mới biết là dù có giấy mời sang để giúp họ nhưng khi hết hạn Visa, nếu không có Work Permit thì vẫn phải đi sang một nước nào đó để xin Visa vào lại Thái. Những người đi trước cho biết là sang nước nào cũng chỉ xin gia hạn được có 1 tháng, riêng Tòa Đại Sứ Thái Lan bên Lào thì cho gia hạn 3 tháng như đơn xin lúc đầu.Vì thế tôi đi Lào. Có điều đây là một chuyến đi ngoài dự tính của tôi, quả thật là tôi “phải” sang Lào!

Posted by ngochuynh on Monday, September 24 @ 11:56:22 EDT (2081 reads)
(Read More... | 34784 bytes more | MS122 - 9/12 | Score: 0)

Gây Quỹ Giúp Tị Nạn

Tị Nạn

Tị Nạn Cồn Dầu Hội Ngộ, Gây Quỹ Trợ Giúp Pháp Lý

Mạch Sống, ngày 14/09/2012

 

Ngày 23 tháng 9 tới đây, nhóm thân nhân của các giáo dân Cồn Dầu sẽ tổ chức bữa cơm hội ngộ và gây quỹ tại Falls Church, Virginia. Toàn bộ 14 giáo dân Cồn Dầu vừa đến Hoa Kỳ từ Thái Lan sẽ có mặt để tường trình về cuộc vượt thoát đầy gian nguy. 

 

Tháng 5 năm 2010, chính quyền Đà Nẵng thực hiện chính sách giải toả trắng Giáo Xứ Cồn Dầu, một giáo xứ với 135 năm lịch sử. Khi giáo dân kháng cự để bảo vệ xứ đạo, lực lượng công an bao vây và đánh đập họ dã man, gây thương tích cho trên một trăm người lớn, trẻ em, người già và cả phụ nữ có thai. Công an bắt giam 62 giáo dân và tra tấn họ liên tục để  ắt khai ra ai là chủ chốt. Trong số đó 7 người đã bị cáo buộc là chủ xướng cuộc kháng cự và bị xử án tù.

 

Lớp "chui" cho trẻ em tị nạn (nh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Saturday, September 15 @ 00:18:14 EDT (2023 reads)
(Read More... | 8605 bytes more | Score: 0)

Thêm Người Tị Nạn từ Thái đến HK

Tị Nạn

Thêm Đồng Bào Tị Nạn Đến Hoa Kỳ Từ Thái Lan

Mạch Sống, ngày 5/9/2012

Ngày hôm nay, thêm hai gia đình giáo dân Cồn Dầu đến Hoa Kỳ định cư sau hơn hai năm sống lẩn trốn ở Thái Lan. Như vậy tổng cộng đã có 14 người tị nạn từ Cồn Dầu đến Hoa Kỳ định cư trong mấy tháng gần đây.

Theo Ls. Võ Hoàng An-Phong, khoảng 40 người tị nạn từ Cồn Dầu cũng sẽ lên đường định cư trước cuối năm nay. Cô cũng cho biết là, ngoài số trên 80 đồng bào từ Giáo Xứ Cồn Dầu, Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý của BPSOS đang giúp đỡ cho nhiều trăm đồng bào khác, kể cả các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, chủ quyền quốc gia… trong tiến trình chứng minh tư cách tị nạn.

Theo ước lượng của BPSOS, hiện có gần 900 đồng bào chạy sang Thái Lan lánh nạn kể từ đầu năm 2007, thời điểm mà chế độ cộng sản khởi đầu cuộc đàn áp rộng khắp và thô bạo ở Việt Nam, đến nay.

Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, Văn Phòng Trợ  Giúp Pháp Lý được tài trợ hoàn toàn bởi những đóng góp ân tình của đồng bào hải ngoại.

“Chúng tôi vô cùng tri ân tấm lòng của biết bao đồng hương, đặc biệt là đồng hương ở Houston, đã giúp phương tiện cho văn phòng này hoạt động trong hơn hai năm qua,” Ts. Thắng nói.

Các người tị nạn chia tay với Ls. An-Phong tại phi trường Bangkok, ngày 5/9/2012 (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Thursday, September 06 @ 00:41:39 EDT (2142 reads)
(Read More... | 15118 bytes more | Score: 0)

MS122 - 9/12: Chuyện Kể Từ Thái Lan IV

Tị Nạn

Tuyết Mai

LTS: Là một cựu nữ sinh Trưng Vương, tác giả đã về hưu ở Houston. Cuối năm ngoái, qua email Bà nghe đến tình cảnh của đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan nên quyết định lên đường tình nguyện và nhập toán BPSOS đang làm việc tại Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý đặt ở Bangkok. Hàng ngày Bà thăm viếng và uỷ lạo các gia đình gặp khó khăn, dạy học cho người lớn và trẻ em, thăm nuôi những người bị bắt giam, và khi cần thì giúp cả phần thông dịch. Dưới đây là ký sự của Bà về những ngày tháng ở Thái Lan.

Đi thăm tù:

Tưởng là lâu tôi mới có thể đi được, nhưng tuần này tôi đã xếp đặt công việc để đến IDC được rồi. Lần này tôi chuẩn bị đi thật sớm, chưa đến 9 giờ sáng tôi đã đến nơi. Ở đây họ chỉ cho mỗi người được thăm 1 người tù. Hôm nay có D. và 3 mẹ con chị V., thêm tôi nữa là 5, chúng tôi được quyền thăm 5 người. Trong danh sách tôi muốn thăm lần này, có 3 người là Việt Nam. Họ là những cựu quân nhân không chấp nhận chế độ CS và đã đào thoát khỏi VN từ nhiều năm nay, bị Thái bắt nhưng tình nguyện xin ở tù chứ không về lại VN. BPSOS nghe nói về họ nhưng không biết rõ chi tiết, chỉ biết tên và biết là họ chưa được ai thăm bao giờ. Hôm nay tôi muốn đến thăm họ và thăm mấy người Hmong bị giữ ở đây.

Posted by ngochuynh on Friday, August 31 @ 13:13:38 EDT (2175 reads)
(Read More... | 32342 bytes more | MS122 - 9/12 | Score: 0)

MS122 - 9/12: Thêm Một Giáo Dân Cồn Dầu Qua Mỹ Định Cư

Tị Nạn

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-08-20

Sau hai năm ẩn náu ở Thái Lan, cô Lê Thị Bích Trinh, một trong những giáo dân từ Cồn Dầu đã lên đường sang Hoa Kỳ định cư trên chuyến bay lúc 9 giờ tối giờ địa phương hôm 20 tháng 8 vừa qua.

Trước giờ bay, từ phi trường quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan, cô Lê Thị Bích Trinh bày tỏ cảm tưởng:

Khi mà con đến được đất nước Thái Lan, trước khi đi qua bên hành trình UN và IOM cấp thủ tục thì con nhờ sự giúp đỡ đầu tiên là của văn phòng BPSOS cưu mang con cũng như mọi người. Lúc đó là có trực tiếp một luật sư mà con không thể nói tên, và sau này kế tiếp có hai luật sư Lina và An Phong và nhiều người tình nguyện của BPSOS như cô Tuyết Mai đã giúp cho con một ít tiếng Anh để cho con ngày hôm nay đi đến đất nước thứ ba, đất nước Hoa Kỳ.

Hôm nay con cảm thấy con rất là may mắn, con rất là hạnh phúc, nhưng mà con ngậm ngùi khi mà các anh chị em Cồn Dầu đưa tiễn con ra đây. Vì họ còn kẹt lại Thái Lan con rất mong cho họ sớm được đi định cư như con.

Được biết cô Lê Thị Bích Trinh từ Bangkok đáp máy bay sang Dubai, từ Dubai lấy chuyến bay chuyển tiếp đến New York, sau đó về đoàn tụ với người thân ở tiểu bang North Carolina.

Cô Lê Thị Bích Trinh tại phi trường quốc tế Suvarnabhumi, Thái Lan. RFA photo.

Posted by ngochuynh on Wednesday, August 22 @ 10:59:59 EDT (2079 reads)
(Read More... | 3223 bytes more | MS122 - 9/12 | Score: 0)

MS122 - 9/12: Gây Quỹ Pháp Lý Cho Người Việt Tị Nạn

Tị Nạn

Buổi Gây Quĩ Tài Trợ Pháp Lý cho Người Việt Đang Tị Nạn Cộng Sản tại Thái Lan

Nguyễn Phục Hưng
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA

Người Hoa Kỳ có câu nói rất nổi tiếng là “Freedom is not free’, tức là "Tự do không miễn phí", mà phải trả giá bằng sự tranh đấu, bằng sự hy sinh xương máu. Hơn ai hết những người Việt yêu chuộng Tự Do đang sống tại hải ngoại hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này. Họ đã phải trả giá bằng chính sinh mạng của họ khi vuợt biên, vượt biển tìm tự do, sau biến cố tháng Tư, 1975. Rất nhiều người đã bỏ thây trong rừng sâu nước độc. Không ít người đã làm mồi cho cá ngoài đại dương.

Posted by ngochuynh on Wednesday, August 15 @ 13:13:05 EDT (1970 reads)
(Read More... | 12034 bytes more | MS122 - 9/12 | Score: 1)

Bảo vệ đồng bào tị nạn

Tị Nạn

Tóm Lược Hoạt Động Bảo Vệ Người Việt Tị Nạn

Của Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý của BPSOS

Ngày 10 tháng 8, 2012

Đầu năm 2007, chính quyền Việt Nam bắt đầu cuộc đàn áp rộng rãi mà một số tổ chức nhân quyền quốc tế cho là thô bạo chưa từng thấy trong suốt 25 năm trước đó; cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn cho đ ến ngày hôm nay. Từ năm 2007 nạn nhân của cuộc đàn áp lục tục chạy sang Thái Lan xin tị nạn. 

Trong các năm 2007-2009 BPSOS gởi nhiều phái đoàn đến Thái Lan để giúp đồng bào lập hồ sơ xin tị nạn với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Tháng 4 năm 2010 BPSOS thành lập Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý để đáp ứng nhu cầu của ngày càng nhiều đồng bào đến Thái Lan xin tị nạn. Hiện nay số đồng bào xin tị nạn có lẽ đã lên đến gần 900 người.

Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý, đặt ở một khu trung tâm của Bangkok, hiện có 2 luật sư, 1 phối hợp viên hồ sơ pháp lý, và 2 người hỗ trợ. Chúng tôi đang tuyển thêm một luật sư vì số hồ sơ ngày càng tăng.  Ngoài ra chúng tôi cũng san sẻ hồ sơ với ba tổ chức khác cũng có chương trình bảo vệ pháp lý.

Tính đến ngày 10/08/2012, chúng tôi đã giúp lập hồ sơ xin quy chế tị nạn cho 124 gia đình với tổng cộng 352 người:

Các trẻ thơ tị nạn tại lớp học "dã chiến" (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Saturday, August 11 @ 13:52:58 EDT (2025 reads)
(Read More... | 11607 bytes more | Score: 0)

Ủng Hộ Mạch Sống

Tổng ấn phí: $61,057
Số tiền ủng hộ: $29,500
Còn thiếu: $31,557
Xin quý vị hãy nhấn vào nút Donate bên dưới để ủng hộ Mạch Sống!


Ủng Hộ Qua CFC

Các Số Trước

Liên Kết Cộng Đồng


Boat People SOS


Vietnamese Canadian Federation


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang