Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776895
page views since June 01, 2005

Mach Song - Life Stream: Văn Khố Thuyền Nhân

Search on This Topic:   
[ Go to Home | Select a New Topic ]


MS100 - 11/10: Văn Khố Thuyền Nhân: Về Bến Tự Do 8

Văn Khố Thuyền Nhân

Kỳ 3: “Anh Sẽ Đưa Em Về Với Gia Đình”

Vũ Đình Trọng/Việt Herald
(03/31/2010)

TERENGGANU, Malaysia (VH): Chương trình ngày Thứ Hai, 29 tháng 3, của đoàn Về Bến Tự Do 8 khá nhẹ nhàng vì ít di chuyển hơn ngày Chủ Nhật.

Buổi sáng, sau khi trả phòng, chúng tôi di chuyển lên mạn Bắc thăm chợ biên giới Malaysia-Thái Lan. Cả đoàn cứ ngỡ chợ biên giới này sầm uất lắm và sẽ mua được nhiều đồ giá rẻ, thế nhưng, chúng tôi chẳng tìm được gì ngoài một số trái cây nhiệt đới như sầu riêng và xoài.

Ngôi chợ không lớn lắm. Trong lồng chợ chính, các gian hàng nhỏ hẹp bày hàng quàn áo “nhái” chật cứng. Tuy nhiên, số người đi xem rất thưa thớt. Bên ngoài chợ, những cửa hàng điện tử, hàng gia dụng, đồ chơià cũng không bắt mắt, rất nhiều hàng là đồ Trung Quốc rẻ tiền.

Chưa đầy một tiếng đồng hồ, chúng tôi rời chợ biên giới, rồi xuất phát đến ba khu nghĩa trang thuyền nhân Terengganu A, B và C.

Posted by ngochuynh on Friday, October 08 @ 10:41:43 EDT (3337 reads)
(Read More... | 9182 bytes more | MS100 - 11/10 | Score: 0)

MS99 - 10/10: Văn Khố Thuyền Nhân: Về Bến Tự Do 8

Văn Khố Thuyền Nhân

Kỳ 2: Những Giọt Nước Mắt Ngày Đoàn Tụ

Vũ Đình Trọng/Việt Herald
(03/30/2010)

KOTA BHARU, Malaysia (VH): Ngày thứ nhì của đoàn Về Bến Tự Do 8 trên đất Singapore (28 tháng 3) bắt đầu vào lúc 3 giờ sáng. Chiều hôm trước, những người đi chặng 1 đã có mặt đầy đủ, trong đó có 2 thành viên từ Bỉ đến. Bốn giờ sáng xe bus lăn bánh đưa chúng tôi ra phi trường Changli (Singapore) đi Kuala Lumpur (Malaysia). Tám giờ máy bay đến Kuala Lumpur và anh trưởng đoàn Trần Ðông lại tiếp tục làm thủ tục cho đoàn đi Kota Bharu.

Ba tiếng chờ đợi tại phi trường cũng đủ cho chúng tôi kết thân với nhau. Kể cũng lạ, 27 thành viên hầu như mới gặp nhau lần đầu, nhưng qua những chia sẻ, tâm sự về khoảng thời gian sống tại đảo đã mau chóng xem như người một nhà, và chuyến đi này như một cuộc trở về. Tôi là người “ngoại đạo,” thế nhưng anh chị em trong đoàn vẫn xem tôi như một phần của quá khứ.

Posted by ngochuynh on Tuesday, September 28 @ 10:30:24 EDT (2711 reads)
(Read More... | 13651 bytes more | MS99 - 10/10 | Score: 0)

MS99 - 10/10: Văn Khố Thuyền Nhân

Văn Khố Thuyền Nhân

Kỳ 1: Những người bạn đồng hành đầu tiên trên đất Singapore

Vũ Đình Trọng/Việt Herald
(03/27/2010)

SINGAPORE (VH): “Có duyên thì sẽ gặp,” câu nói đó thật đúng cho tôi trong chuyến đi không định trước này. Quả thật chuyến đi Về Bến Tự Do 8 do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) tổ chức không nằm trong dự tính của nhật báo Việt Herald vì nội lo cho tờ báo ra hằng ngày đã ngốn không ít thời giờ của anh em.

Một người vắng mặt, công việc vốn dĩ đã nặng lại dồn cho những người ở nhà. Thế nhưng, chỉ sau một buổi làm việc với chị Mỹ Linh, người phụ trách chuyến đi này tại Hoa Kỳ, Ban Biên tập Việt Herald quyết định tìm nguồn tài trợ cho phóng viên tham gia.

Việc tưởng khó, vì tính ra chi phí cho một người tốn khoảng $4,000, nhưng chỉ qua một lời đề nghị, GSV Janet Nguyễn, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Sát Orange County và cũng là một thuyền nhân năm xưa, quyết định tài trợ nửa chi phí. Công ty du lịch 5 Oceans Tours (trong Phước Lộc Thọ) tặng vé máy bay khứ hồi từ Los Angeles qua Singapore. Còn thiếu một số chi phí, vài anh em trong tòa soạn đóng góp mỗi người một chút, coi như tạm đủ.

Posted by ngochuynh on Friday, September 10 @ 13:57:29 EDT (2520 reads)
(Read More... | 14535 bytes more | MS99 - 10/10 | Score: 0)

MS98 - 09/10: Cần Thêm Nghĩa Cử 'Đền Ơn Đáp Nghĩa'

Văn Khố Thuyền Nhân

Ngọc Lan/Người Việt

Buổi triển lãm “Thuyền Nhân Việt Nam: 35 Năm Nhìn Lại” do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra vào trưa Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010 tại Westminster Community Center. Nhân dịp ông Trần Ðông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, trụ sở chính tại Úc, sang California để chuẩn bị cho buổi triển lãm này, phóng viên Ngọc Lan của nhật báo Người Việt có buổi phỏng vấn ông về những vấn đề liên quan đến thuyền nhân Việt Nam.

Ngọc Lan: Xin ông cho biết đôi nét về tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam.

Ông Trần Ðông: Tổ Chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTN VN) thành hình từ năm 2005 nhân kỷ niệm 30 năm định cư của người Việt tại hải ngoại. Mục tiêu chính của VKTN VN là sưu tập tài liệu liên quan đến biến cố thuyền nhân Việt Nam rồi chuyển đổi những tài liệu đó thành một tài liệu thích hợp để đưa vào hệ thống văn khố quốc gia hoặc quốc tế để làm di sản cho thế hệ mai sau.

Chúng ta may mắn đang ở vào thời điểm mà tin học và kỹ thuật về hình ảnh âm thanh phát triển mạnh mẽ. Do đó chúng tôi thấy một trong những nhiệm vụ bức thiết và quan trọng của thế hệ chúng ta là phải sưu tập và gìn giữ những tài liệu đó bởi vì không những để làm tư liệu, di sản cho những thế hệ mai sau, mà đó còn là những chứng tích lịch sử. Trong lịch sử 4,000 năm của dân tộc Việt Nam thì biến cố thuyền nhân là biến cố nổi bật của dòng lịch sử thế giới cận đại.

Ông Trần Ðông (giữa), giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, cầu nguyện cho những người nằm lại tại nghĩa trang Galang trong hành trình “Về Bến Tự Do 8” vừa qua. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Posted by ngochuynh on Friday, September 03 @ 18:00:01 EDT (2455 reads)
(Read More... | 21886 bytes more | MS98 - 09/10 | Score: 0)

MS98 - 09/10: Về Bến Tự Do 8

Văn Khố Thuyền Nhân

Cuộc Hành Trình Ý Nghĩa
TVNguyễn

Một năm trước đây, VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM (VKTNVN, http://www.vktnvn.com/) vẫn còn là một tổ chức mới mẻ đối với tôi. Qua sự tìm hiểu trên Internet, tôi đươc̣ biết đây là một tổ chức bất vụ lợi, được ông Trần Đông sáng lập, một cư dân ở Melbourne, Úc Châu. Mục đích của hội là thu thập các di tích, tin tức về thuyền nhân từ cuối thập niên 70, đến đầu thập niên 90, và hồ sơ hóa những dữ kiện để gửi vào các trung tâm văn khố có tầm cỡ quốc tế làm di sản cho các thế hệ mai sau. Trong đời, tôi chưa bao giờ tâm đắc câu nói "hữu duyên thì tự nhiên thành " như lần này. Chỉ qua một vài email trao đổi rất đơn giản với ông sáng lập viên VKTNVN, cuối tháng 3-2010, vợ chồng tôi đã có mặt trong phái đoàn "Về Bến Tự Do Lần Thứ 8", trở về thăm lại các trại tỵ nạn Kuku và Galang, đi hành hương tảo mộ, và tìm di tích thuyền nhân, do chính ông Trần Đông hướng dẫn.

Trước khi đi vào chi tiết chuyến đi, tưởng cũng nên nói sơ qua về địa dư nước Nam Dương và vị trí của các trại tạm cư này. Quần đảo Anambas với cả ngàn hòn đảo lớn nhỏ, nằm về phía đông bắc Singapore, đã là địa điểm gần nhất mà các ghe vượt biển từ miền Nam VN có thể tới được, ngoài Mã Lai và Thái Lan.  Do đó, rải rác khắp vùng đảo này đều có thể có dấu vết các trại tỵ nạn và thuyền nhân VN, mà sau hơn một phần tư thế kỷ, không gì minh chứng hơn là ký ức của "cựu thuyền nhân" và những nấm mồ hoang tại các nơi này.

Kuku là một bãi biển về hướng tây trên đảo Jemaja thuộc quần đảo Anambas.

Posted by ngochuynh on Friday, August 27 @ 12:54:34 EDT (2897 reads)
(Read More... | 70459 bytes more | MS98 - 09/10 | Score: 0)

Ủng Hộ Mạch Sống

Tổng ấn phí: $61,057
Số tiền ủng hộ: $29,500
Còn thiếu: $31,557
Xin quý vị hãy nhấn vào nút Donate bên dưới để ủng hộ Mạch Sống!


Ủng Hộ Qua CFC

Các Số Trước

Liên Kết Cộng Đồng


Boat People SOS


Vietnamese Canadian Federation


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang