Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776880
page views since June 01, 2005

Mach Song - Life Stream: Chống Buôn Người

Search on This Topic:   
[ Go to Home | Select a New Topic ]


CAMSA: Can thiệp thành công ở Algérie

Chống Buôn Người

Nạn nhân ở Algérie đã về Việt Nam an toàn

Mạch Sống, ngày 23 tháng 11, 2014

http://machsong.org

Sau hơn 2 tháng tranh đấu, 10 công nhân Việt vừa về đến Việt Nam từ Algérie, quốc gia Châu Phi nơi họ bị bắt làm việc không lương và chịu nhiều bất công.

"Chúng tôi mừng cho số đồng bào này, nhưng biết rằng cứ mỗi người được giải cứu thì còn cả nghìn nạn nhân khác vẫn tiếp tục bị đầy đoạ trong cảnh nô lệ", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và đồng sáng lập Liên Minh CAMSA, nói.

Trung tuần tháng 9, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (CAMSA) nhận được lời cầu cứu của 9 thanh niên "xuất khẩu" lao động ở thành phố Oran, Algérie. Một trong 9 thanh niên này có chị định cư ở Đức nên biết đến các hoạt động của Liên Minh CAMSA.

Họ được công ty Công ty Cổ Phần Quốc Tế Nhật Minh (Namico) có trụ sở ở Hà Nội đưa sang Algérie tháng 4 năm nay với lời hứa hẹn là làm việc cho công ty xây cất của Pháp với lương xấp xỉ 600 USD một tháng. Nhiều người phải cầm cố nhà cửa, ruộng vường để trả phí dịch vụ cho công ty Nhật Minh từ 3 đến 3.2 nghìn USD.

Các công nhân chuẩn bị ra phi trường để hồi hương, ngày 22 tháng 11, 2014



Note:
Posted by ngochuynh on Sunday, November 23 @ 13:07:32 EST (5287 reads)
(Read More... | 25394 bytes more | Score: 5)

Công nhân Việt ở Algeria cầu cứu

Chống Buôn Người

LTS. Cuối tháng 9, một số thanh niên "xuất khẩu" lao động sang Algeria đã liên lạc với Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) để cầu cứu. Họ đã được hứa hẹn công việc tốt với đồng lương xứng đáng. Họ đã phải trả phí dịch vụ từ 3,000 đến 3,500 Mỹ kim. Tháng 7 năm nay, họ lên đường đi Algeria. Khi đến nơi thì mới biết là bị lừa. Họ phải làm nhiều giờ với đồng lương rất thấp, điều kiện làm việc có nhiều nguy hiểm và các bữa ăn không đủ dinh dưỡng. Trong 5 tháng làm việc, chủ đã không trả lương 3 tháng. Chủ giữ passport và đòi mỗi người đóng thêm 2,500 Mỹ kim nếu muốn lấy lại passport. Đây là những dấu hiệu của tình trạng buôn người. Qua sự lên tiếng của BPSOS, thành viên của Liên Minh CAMSA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã làm việc trực tiếp với chính quyền Algeria để giải quyết trường hợp buôn người này. Để tạo thêm áp lực, một số thân hữu của BPSOS cũng đã lên tiếng với các toà đại sứ Algeria ở một số quốc gia khác. Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên Thanh Trúc, Đài Á Châu Tự Do, với một số nạn nhân trong vụ buôn người này.

Công nhân Việt Nam ở Algeria đình công đòi lương

Thanh Trúc, phóng viên RFA

2014-10-16

Oran là thành phố lớn thứ nhì ở mạn Tây Bắc nước Algeria, có công ty Société Algero Chinoise (viết tắt là SARL C.2.SS) và 19 công nhân Việt Nam được Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Nhật Minh NAMICO đưa sang Algeria lao động từ tháng Tư 2014.

Hợp đồng một đằng thực hiện một nẻo

Hầu hết các công nhân Việt này xuất thân miền Bắc, Quảng Bình, Bắc Ninh, Hải Dương vân vân… Khi làm giấy tờ xuất khẩu lao động sang Algeria, họ phải trả cho Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Nhật Minh, tức NAMICO, người 60 triệu, người 70 triệu, có người hơn 70 triệu tiền Việt Nam.

Trước khi lên đường, các công nhân ngành xây dựng này đã ký hợp đồng với NAMICO, lại còn được báo cho biết chủ sử dụng lao động bên Algeria là người Pháp. Ngay khi đến phi trường Algeria, người của công ty chủ ra đón đã thu giữ hộ chiếu của tất cả 19 công nhân Việt này. Sau đó, khi bắt đầu làm việc, công nhân mới vở lẽ rằng chủ sử dụng lao động không phải người Pháp mà là người Trung Quốc.

Sau gần 3 tháng làm lụng nặng nhọc mà không được bảo hộ lao động, người bị thương không được chăm sóc đúng mức, tiền lương không được chi trả đúng theo hợp đồng, các công nhân xây dựng của Société Algero Chinoise SARL C.2.SS bắt đầu có phản ứng. Họ đã nhờ phía môi giới bên Việt Nam là NAMICO can thiệp nhưng không được giải quyết ổn thỏa. Từ tháng Tám, họ quyết định đình công để phản đối.

Đến lúc này, 10 người đã đi làm trở lại, 9 người khác tiếp tục lãng công trong mục đích đòi hỏi ông chủ người Trung Quốc cải thiện điều kiện ăn ở, làm việc cũng như lương hướng. Anh Duy, một trong 9 người không chịu đi làm, cho biết:

Các công nhân Việt tại công trường xây cất, Oran, Algeria



Note:
Posted by ngochuynh on Friday, October 17 @ 01:30:22 EDT (5272 reads)
(Read More... | 14088 bytes more | Score: 5)

Buôn lao động sang Algerie

Chống Buôn Người

19 nạn nhân ở Algérie cầu cứu

Mạch Sống, ngày 9 tháng 10, 2014
http://machsong.org

Gần một tháng nay Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đang thực hiện kế hoạch giải cứu cho 19 người Việt bị bóc lột lao động và đang kẹt ở Algérie, một quốc gia Phi Châu.

Phần lớn số người lao động này đã được công ty Công ty Cổ Phần Quốc Tế Nhật Minh (Namico) có trụ sở ở Hà Nội đưa sang Algérie với lời hứa hẹn là làm việc cho công ty xây cất của Pháp với lương xấp xỉ 600 USD một tháng. Nhiều người phải cầm cố nhà cửa, ruộng vường để trả phí dịch vụ cho Namico từ 3 đến 3.2 nghìn USD.

Họ lên đường đi Algérie tháng 4 năm nay.

Khi đến nơi họ mới vỡ lẽ là làm cho một công ty của người Trung Quốc -- công ty SOCIÉTÉ ALGÉRO CHINOISE -- ở thành phố biển Oran của Algérie. Họ bị công ty tịch thu tất cả hộ chiếu, và phải làm nhiều giờ hơn trong hợp đồng với mức lương chỉ bằng phân nửa số lương được cam kết trong hợp đồng.

"Chúng em không có giấy tờ đi làm và không được trả lương cho các tháng 4, 7 và 8", anh Trần Văn Duy, một công nhân, cho biết.

9 công nhân đình công, Algérie, tháng 9, 2014



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, October 09 @ 13:44:03 EDT (5098 reads)
(Read More... | 13733 bytes more | Score: 5)

Buôn người từ Việt Nam vào Mỹ

Chống Buôn Người LTS: Từ năm 2011, BPSOS đã cùng phối hợp với cơ quan FBI của Hoa Kỳ để phá một đường dây buôn người từ Việt Nam sang thành phố Mankato, tiểu bang Minnesota. Tháng 3 năm nay thủ phạm nhận tội và hiện đang chờ xử phạt. Từ năm 1999 đến nay, BPSOS đã tham gia giải cứu nhiều trăm nạn nhân trong trên một chục vụ buôn người từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Một phụ nữ gốc Việt buôn người vào Mỹ

Thanh Trúc

phóng viên RFA 2014-09-25

Một phụ nữ Mỹ gốc Việt tại thành phố Mankato, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, bị truy tố tội buôn người từ Việt Nam vào Mỹ, buộc họ làm việc gần như không công trong các cơ sở buôn bán của gia đình bà.

Theo bản tin của AP, đăng trên tờ Washington Times số tháng Ba, người đàn bà này tên Trần Tiếu, 59 tuổi, qua Mỹ năm 1991 theo diện con lai.

Sau khi có nhà cửa và cơ sở buôn bán, bà Trần Tiếu đã đưa hàng chục người Việt vào Mỹ một cách bất hợp pháp không chỉ bằng đường du lịch từ trong nước sang Mỹ mà còn qua ngã biên giới Mexico vào đất Mỹ.



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, September 25 @ 21:25:31 EDT (5091 reads)
(Read More... | 4785 bytes more | Score: 5)

Nạn nhân buôn người: hành trình 15 năm

Chống Buôn Người

Nạn nhân buôn người ở Samoa được vào quốc tịch Mỹ

LTS: Bài tường thuật của RFA dưới đây nói về cuộc giải cứu, can thiệp và vận động kéo dài 15 năm cho khoảng 250 đồng bào Việt và 30 người Hoa, nạn nhân buôn người ở đảo American Samoa, lãnh thổ bảo hộ bởi Hoa Kỳ. Thủ phạm buôn người là hai công ty xuất khẩu lao động của nhà nước Việt Nam và công ty may mặc của một chủ nhân người Đại Hàn. Cùng với thân nhân của họ tổng cộng là một nghìn con người đã được cứu thoát; 15 năm sau một số đã thành công dân Hoa Kỳ. Nhiều nạn nhân trước  đây nay đã có cơ sở buôn bán, công việc ổn định, nhà cửa, xe cộ. Con cái của họ đã vào đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học. Có em đang tình nguyện với BPSOS. Tuy nhiên, điều ít ai biết là vụ giải cứu này là một bước ngoặt chiến lược để đối phó với cả một chính sách rất tinh vi của chính quyền Việt Nam để buôn người hàng loạt mà vẫn qua mắt được quốc tế. Điều này sẽ được trình bày trong bài sắp đến.

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-09-20

 

Đối với hơn 200 nữ công nhân may mặc Việt Nam đến đảo American Samoa từ năm 1999, thì tháng Chín năm 2014 này là tháng trọng đại vì họ được phép đi thi vào quốc tịch sau 15 năm chờ đợi trên đất Mỹ.

“Trong cái rủi có cái may”

Hầu hết những công nhân này là phụ nữ miền quê đất Bắc, được Công Ty Du Lịch 12 và công ty IMS đưa sang American Samoa, lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ, làm việc trong công ty Daewoosa của người chủ Nam Hàn tên Kil Soo Lee.

Tên em là Nguyễn Thị Tuyết Mai, quê ngoại ở Bắc Giang, quê nội ở Hà Đông, nhập quốc tịch ngày 13 tháng Chín, thứ Bảy vừa rồi. Đấy là ngày bọn em tuyên thệ để vào quốc tịch. Nói chung tiếng Anh của mình cũng kém nhưng không phải là khó lắm. Thực ra mình cũng là người hợp pháp trên đất Mỹ rồi nhưng mà có quốc tịch cái tự dưng có đem đến cho mình niềm vui vô cùng to lớn.

Được công ty IMS trong nước đưa sang American Samoa đợt thứ tư, chị Tuyết Mai mới nhận thấy vì phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện lao động thiếu thốn, lương hướng chẳng những không được thanh toán sòng phẳng mà còn bị ông chủ Kil Soo Lee ngược đãi, những người đi trước chị đã tổ chức biểu tình và đình công. Hậu quả là nhiều người trong số họ bị chủ bỏ đói, bị đốc công người bản xứ hà hiếp đánh đập. Khi đó, trường hợp đặc biệt gây xúc động cho người Việt ở Hoa Kỳ là chuyện cô Quyên, công nhân trẻ tuổi nhất bị đốc công bản xứ trong hãng may Dawoosa đánh đến hư một con mắt:

Em qua Samoa năm 1999, là nhóm cuối cùng của IMS. Cứ làm hoài mà không thấy lương thì việc kiện là công lớn nhất của mấy người của IMS, họ đã biểu tình họ đã nghĩ việc rồi họ nhờ luật sư can thiệp. Bọn em mới sang người ta bảo đi làm thì mình đi làm. Sau đó mấy tháng trời chẳng có lương gì cả nhưng mà em vẫn thấy liên tục Công Ty 12 đưa người sang cấp tập, hàng tháng đưa hai ba đoàn sang. Công sức lớn nhất thực ra là người của IMS mà số người đó hầu như đã về Việt Nam hết. Em thấy đó là những người bị thiệt thòi vô cùng lớn.

Năm 2000 là lúc vụ việc Daewoosa nổ lớn và chị Tuyết Mai cũng là một trong mấy chục người bị công ty IMS đưa trở lại Việt Nam:

 

Cô Tuyết Mai và các nạn nhân khác đang lao động tại công ty Daewoosa American Samoa, tháng 3, 1999



Note:
Posted by ngochuynh on Sunday, September 21 @ 21:43:54 EDT (2740 reads)
(Read More... | 13382 bytes more | Score: 5)

Buôn người: RFI phỏng vấn Ts Thắng

Chống Buôn Người

Chống buôn người: Việt Nam chưa đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu  

RFI, TAP CHI VIET NAM

Thứ hai 30 Tháng Sáu 2014
 
Thanh Phương

Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người. »

Hãng tin AFP ngày 26/06 vừa qua đã có một bài nói về nạn buôn phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc để làm vợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc gia mà chính sách một con đã dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu một cách trầm trọng, khiến nhiều đàn ông không kiếm được vợ. Rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục là nạn nhân của những đường dây buôn người, nhắm vào những cộng đồng dân cư nghèo ở các tỉnh miền núi giáp biên giới Việt Trung.

AFP nêu trường hợp của một cô gái 16 tuổi, với tên được đổi là Kiab để giấu danh tính của cô. Kiab đã bị chính người anh ruột lừa bán làm vợ cho một người Trung Quốc. Sau khi sống một tháng trong « gia đình chồng », Kiab đã trốn thoát được. Cảnh sát Trung Quốc đã gởi trả Kiab về Việt Nam và hiện nay cô sống cùng với khoảng 10 phụ nữ khác trong một trại ở Lào Cai, do Nhà nước lập ra cho những nạn nhân của các đường dây buôn phụ nữ.

Theo số liệu thống kê của chính quyền Việt Nam, trong năm 2013 đã có gần 1000 phụ nữ là nạn nhân của các đường dây này, trong đó 70% là đưa sang Trung Quốc. Theo lời ông Michael Brosowski, thuộc tổ chức Blue Dragon Children ( đã giải cứu 71 phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2007 ), các phụ nữ này bị bán với giá có thể lên tới 5000 đôla để làm vợ hoặc bán vào các ổ mãi dâm.

Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người. »



Note:
Posted by ngochuynh on Sunday, July 06 @ 09:57:21 EDT (2166 reads)
(Read More... | 12695 bytes more | Score: 0)

Giải cứu phụ nữ Việt bị bán sang Ghana

Chống Buôn Người

CAMSA can thiệp: Nạn  nhân Việt được giải cứu ở Ghana

Mạch Sống, ngày 6 tháng 3, 2014

http://machsong.org

Theo tin tức từ Ghana,Cục Chống Buôn Người của cảnh sát Ghana ngày hôm qua đã bắt hai người Trung Quốc về tội buôn bán phụ nữ Việt Nam cho kỹ nghệ mãi dâm ở quốc gia Phi Châu này. Cảnh sát cũng đã giải cứu 6 – 7 cô gái Việt đã bị lường gạt đi lao động ở Hoa Kỳ nhưng rồi bị bán sang Ghana, Phi Châu.

Đầu tháng 9 năm ngoái, văn phòng Malaysia của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ ở Á Châu (CAMSA) nhận được thông tin từ Việt Nam về 6 cô gái bị bán sang Ghana. Các cô gái này, trong độ tuổi từ 29 đến 38, đã lén gọi về cho gia đình ở Việt Nam để cầu cứu.

Các cô gái này bị giam trong một khu chung cư ở thành phố biển Takoradi, cách thủ đô Accra 185 km về hướng Tây Nam. Họ bị tịch thu giấy tờ tuỳ thân và không được ra khỏi khu chung cư.

Hàng ngày các cô gái bị trưng bày cho khách mãi dâm chọn. Khách trả tiền 100 Mỹ kim cho một giờ ăn nằm với nạn nhân.

Có những khách “thuê bao” một cô gái nhiều ngày và trả từ 500 đến 1,000 Mỹ kim.

BPSOS, tổ chức đồng sáng lập CAMSA, lập tức báo động Phòng Theo Dõi và Bài Trừ Buôn Người của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và được giới thiệu làm việc trực tiếp với Giám Đốc Cục Chống Buôn Người của cảnh sát Ghana, Cô Patience Quaye. Song song, CAMSA Malaysia cũng báo động với chính phủ Anh Quốc để theo dõi với chính quyền Ghana.



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, March 06 @ 19:41:41 EST (2862 reads)
(Read More... | 12041 bytes more | Score: 5)

MS133 - 01/14: Gây Quỹ Góp Một Bàn Tay

Chống Buôn Người

Thông Báo Ngày Tổ Chức Gây Quỹ Cho CAMSA Ở Virginia: 9 tháng 3, 2014  

 

Kính thưa Quý Vị Ân Nhân,

 

Do thời tiết xấu bất ngờ và vì sự an toàn của Qu ý Vị Ân Nhân, chúng tôi đã quyết định hoãn buổi gây quỹ “Góp Một Bàn Tay” vào Chủ Nhât, ngày 8, tháng 12, năm 2013 tại nhà hàng Harvest Moon. Chúng tôi chân thành xin lỗi Quý Vị Ân Nhân về những bất tiện có thể đã gây ra và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Quý Vị.

 

Chúng tôi xin trân trọng thông báo ngày mới cho buổi gây qũy “Góp Một Bàn Tay” sẽ là Chủ Nhật, ngày 9 tháng 3 năm 2014, cũng tại nhà hàng Harvest Moon, từ 6:00pm đến 11:00pm.

 

Những quý vị nào đã mua vé và trả tiền vé trong lần trước, chúng tôi sẽ gởi vé mới đến cho quý vị. Những quý vị nào chưa mua vé và muốn góp sức hoặc tham dự, xin vui lòng liên lạc với cô Kim Cúc:(703) 538-2190.  

Posted by ngochuynh on Tuesday, December 31 @ 18:05:19 EST (2088 reads)
(Read More... | 8905 bytes more | MS133 - 01/14 | Score: 0)

Thông Báo Dời Ngày Gây Quỹ

Chống Buôn Người

Thông Báo Dời Ngày Gây Quỹ Góp Một Bàn Tay Ở Virginia

Ngày 7 tháng 12, 2013

Do dự báo thời tiết xấu, chúng tôi phải dời buổi gây quỹ Góp Một Bàn Tay, dự định tổ chức tại Harvest Moon vào ngày Chủ Nhật 8 tháng 12.

Buổi gây quỹ dự trù sẽ được dời sang đầu năm 2014 và ngày giờ sẽ được thông báo sau.

Chúng tôi thành thật xin lỗi về sự thay đổi bất khả kháng này.

Cầu chúc Quý Vị Ân Nhân mọi sự an lành.

Kính thư,

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Giám Đốc, BPSOS

 

Notification of postponement of fundraising dinner for CAMSA

Due to bad weather forecast, we have to postpone the fundraising dinner for CAMSA scheduled for tomorrow at Harvest Moon Restaurant. We will notify you of the new date.

Our apologies for the inconvenience. Your personal safety is of highest priority to us.

We wish you a warm, cozy day at home tomorrow.

Sincerely,

Nguyen Dinh Thang, PhD
CEO & President

 

Posted by ngochuynh on Saturday, December 07 @ 19:42:17 EST (1909 reads)
(Read More... | 3938 bytes more | Score: 0)

MS132 - 11/13: Tâm Thư - Xin Giúp Đồng Bào

Chống Buôn Người

Ngày 22 tháng 11, 2013

 

Kg. Quý Ân Nhân

 

Chúng ta đang trong mùa Lễ Tạ Ơn và chuẩn bị bước sang một năm mới. Nhìn lại một năm qua, các hoạt động giải cứu đồng bào do Liên Minh CAMSA thực hiện đã đạt được nhiều thành quả đáng kể:

 

·         Các cuộc giải cứu đồng bào ở Nga trong năm 2011-2012 đã góp phần thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ tang áp lực lên chính quyền Nga. Kết quả là tháng 8 năm nay Nga đã giải cứu 1,200 nạn nhân người Việt trong một cuộc bố ráp lớn. Ngày 2 tháng 11, Tổng Thống Nga Vladimir Putin ban hành thoả thuận về kiểm soát dòng người lao động từ Việt Nam sang Nga. Như vậy, tinh trạng buôn người Việt vào Nga sẽ có cơ hội giảm xuống.

 

·         Tháng 10 vừa qua, Liên Minh CAMSA được mời sang Cyprus để tìm hiểu tình trạng của hàng nghìn người Việt lao động tại quốc gia nhỏ bé này. Nhiều người trong số họ bị lường gạt, bóc lột và bỏ rơi ở xứ lạ quê người. Chúng tôi đang phối hợp với các tổ chức địa phương để giúp đỡ cho số đồng bào này. Điều này cho thấy rằng Liên Minh CAMSA ngày càng tăng tầm vóc và uy tín quốc tế.

 

Tính đến nay, Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, đã giải cứu hay giúp đỡ khoảng 5,000 nạn nhân buôn người ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có gần 4,000 đồng bào của chúng ta.

 

Posted by ngochuynh on Friday, November 22 @ 01:12:30 EST (2211 reads)
(Read More... | 16093 bytes more | MS132 - 11/13 | Score: 5)

MS132 - 11/13: Trở Lại Houston

Chống Buôn Người

Từ Houston Đến Cyprus Đến Houston
Một chuyến đi xa, một nỗi lòng
trắc ẩn

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Cách đây hơn 3 tuần tôi ở Houston, và cuối tuần này tôi trở lại Houston. Làm như tôi có duyên và nợ với thành phố này.

Giữa hai lần đi Houston này là một chuyến đi thật xa, đến một vùng đất mà ít người Việt ở hải ngoại đặt chân; nhưng vùng đất ấy lại có nhiều nghìn đồng bào từ trong nước đang sống tất tả và có khi nhục nhằn.

Thứ Bảy ngày 19 tháng 10, tôi tham dự buổi họp mặt của Phong Trào Liên Kết Dân Chủ ở Houston và định ở lại thêm vài Chủ Nhật để gặp bạn mới và thăm bạn cũ. Nhưng rồi tôi phải dời Houston sớm để đi Cyprus dự hội nghị về nạn buôn người. Ban tổ chức hội nghị cho biết có nhiều nạn nhân người Việt ở đất nước Âu Châu này.

Chẳng qua, cách đây vài tháng một phái đoàn gồm các tổ chức NGO của Cyprus đã đến Houston, qua sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để tìm hiểu về các biện pháp hữu hiệu để chống buôn người. Khi biết rằng phái đoàn đang muốn tìm một người Việt hoạt động trong lĩnh vực này, một vị giáo sư luật ở Houston giới thiệu họ với tôi.

Thực ra đầu tiên họ tìm cách liên lạc với một tổ chức chống buôn người ở Việt Nam. Vị giáo sư luật, rất quen thuộc với hoạt động của CAMSA và tình hình ở Việt Nam, giải thích cho họ rằng các tổ chức hoạt động ở Việt Nam sẽ không đóng góp được gì nhiều để giải quyết vấn nạn vì bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính quyền, mà chính quyền thì dính dự vào một số vụ buôn công dân đi nước ngoài.

 

Posted by ngochuynh on Thursday, November 14 @ 13:26:28 EST (2566 reads)
(Read More... | 35955 bytes more | MS132 - 11/13 | Score: 5)

MS132 - 11/13: Nạn nô lệ hiện đại

Chống Buôn Người
Thứ tư 23 Tháng Mười 2013
 
Walk Free Foundation
Trọng Thành

Trung tuần tháng 10/2013 vừa qua, tổ chức phi chính phủ Walk Free Foundation (WFF), có trụ sở tại Úc, công bố một bản báo cáo về thực trạng « nô lệ hiện đại » toàn cầu với bảng xếp hạng 162 quốc gia (Global Slavery Index). Những điều gì đáng chú ý qua thống kê nghiên cứu của WFF và đặc biệt là thực trạng nô lệ hiện đại tại Việt Nam ? Đây là các câu hỏi chính đặt ra trong tạp chí Xã hội tuần này của RFI.

Theo tổng kết của WFF (do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập), gần 30 triệu con người trên thế giới hiện nay đang phải sống trong vòng nô lệ, trong đó 76% tập trung tại 10 quốc gia : Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Nigeria, Ethiopia, Nga, Thái Lan, Cộng hòa dân chủ Congo, Miến Điện và Bangladesh. Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng về số lượng người phải sống trong cảnh nô lệ và đứng thứ 64, nếu căn cứ theo tỷ lệ phần trăm người bị ép làm nô lệ trên tổng dân số.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, lần đầu tiên xuất hiện một bảng xếp hạng toàn cầu bao gồm hầu hết các hình thức nô dịch con người tàn bạo nhất trong xã hội hiện nay, từ nạn buôn người, nạn cưỡng bức lao động dưới các hình thức khác nhau, như lao động xí nghiệp, đồng áng, tình dục hay tại gia… đến nạn tảo hôn, làm thuê để trả nợ... Nô lệ, một hiện tượng tưởng như đã lùi xa vào quá khứ, với việc hủy bỏ chế độ nô lệ về mặt pháp lý, nay vẫn là một hiện thực phổ biến với vô vàn phương thức, ngày càng được công luận quốc tế nhìn nhận.

Posted by ngochuynh on Wednesday, October 23 @ 20:54:36 EDT (1978 reads)
(Read More... | 6746 bytes more | MS132 - 11/13 | Score: 0)

Bộ Ngoại Giao Xếp Hạng Về Buon Người

Chống Buôn Người

Xếp Hạng Buôn Người: Nga 3, Việt Nam 2

Mạch Sống, ngày 20/06/2013

Hôm qua Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry công bố bản phúc trình năm 2013 về nạn buôn người trên thế giới, qua đó Việt Nam tiếp tục được xếp ở Hạng 2 trong khi Nga bị đưa xuống Hạng 3.

Hạng 2 dành cho những quốc gia nào chứng tỏ quyết tâm chống buôn người nhưng chưa đạt tiêu chuẩn trong hành động cụ thể. Hạng 3 dành cho những quốc gia thiếu quyết tâm phòng và chống buôn người và có thể phải chịu một số biện pháp chế tài bởi Hoa Kỳ. Danh Sách Theo Dõi dành cho các quốc gia mấp mé Hạng 3, như một lời cảnh cáo.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết rằng việc Nga bị đưa vào Hạng 3, nghĩa là hạng chót về buôn người, không đáng ngạc nhiện: “Theo luật do Quốc Hội ban hành, Nga tự động rơi xuống Hạng 3 do không chứng minh được sự cải thiện về nạn buôn người.”

Theo luật hiện hành, Bộ Ngoại Giao không thể giữa một quốc gia bị đặt trong Danh Sách Theo Dõi, nghĩa là mấp mé Hạng 3, quá 4 năm.

“Qua năm thứ 5, Bộ Ngoại Giao phải nâng quốc gia ấy lên Hạng 2 hay đẩy xuống Hạng 3”, Ông giải thích.

Ngày 18 tháng 4, Dân Biểu Christopher Smith triệu tập buổi điều trần về 6 quốc gia ở trong tình trạng này, trong đó có Nga và Tàu. Ts. Thắng, trong tư cách đồng sáng lập viên Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA), trình bày về tệ trạng buôn người từ Việt Nam sang Nga tại buổi điều trần này.

Sau khi dẫn chứng một số vụ buôn người điển hình mà Liên Minh CAMSA đã can thiệp, Ông kết luận: “Tệ trạng buôn người ở Nga không hề cải thiện. Tôi không thấy làm sao Nga có thể lên được Hạng 2.”  

 

Ngoại Trưởng John Kerry tại buổi công bố bản phúc trình, ngày 19/06/2013 (ảnh BPSOS)



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, June 20 @ 23:11:13 EDT (1904 reads)
(Read More... | 15906 bytes more | Score: 0)

Nạn nhân cuối cùng về nhà

Chống Buôn Người

Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất: 15/15

Mạch Sống, ngày 19/04/2013

Chiều hôm nay nạn nhân cuối cùng trong số 15 cô gái Việt bị lừa bán vào ổ mãi dâm ở Nga đã về đến phi trường Tân Sơn Nhứt.

Cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, đã gọi điện về báo cho gia đình ở Kiên Giang. Vì đã chiều tối, sáng mai Cô mới lấy xe đò về nhà.

“Chúng tôi đã gọi điện thoại chia mừng với gia đình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, nói. “Họ rất nôn nóng khi thấy các cô gái khác đã lần lượt được giải thoát và hồi hương trong khi con gái vẫn còn kẹt ở Nga.”

Sự chậm trễ này là do bọn buôn người đã tịch thu và đánh mất sổ thông hành của Cô Diệu. Cách đây 2 tuần gia đình đã gởi một sổ thông hành thay thế sang Nga. 

Tại buổi điều trần trước Quốc Hội ngày hôm trước, 18 tháng 4, Ts. Thắng đã nhắc lại hồ sơ 15 nạn nhân trong đường dây buôn người của Bà chủ nhà chứa Nguyễn Thuý An. Phần lớn các vị dân biểu dự buổi điều trần đều đã biết đến hồ sơ này qua lời điều trần đầy cảm động của Cô Danh Hui, chị ruột của một trong số 15 nạn nhân, tuần trước đó.

“Chúng tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều đồng hương ở hải ngoại đã quan tâm theo dõi và yểm trợ trong suốt một tháng rưỡi qua,” Ts. Thắng chia sẻ.

 

Posted by ngochuynh on Friday, April 19 @ 11:28:58 EDT (2196 reads)
(Read More... | 14758 bytes more | Score: 5)

Việt Nam phải ở Hạng 3 về Buôn Người

Chống Buôn Người

Việt Nam Phải Thuộc Hạng 3 Về Buôn Người, DB Chris Smith

Mạch Sống, ngày 18/04/2013

Hôm nay Dân Biểu Christopher Smith triệu tập buổi điều trần về một số quốc gia có nạn buôn người trầm trọng gồm có: Trung Quốc, Nga, Uzbekistan, Azerbaijan, Irac, và Cộng Hoà Congo.

Đây là buổi điều trần để xét xem Hoa Kỳ có phải xếp các quốc gia này vào Hạng 3 về buôn người vào tháng 6 này.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, là một 7 người được mời điều trần. Ts. Thắng trình bày về đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga.

Ông cho biết là trong 4 năm qua, Liên Minh CAMSA đã can thiệp hay giải cứu và giúp đỡ cho trên 4 ngàn nạn nhân, kể cả khoảng 300 nạn nhân Việt bị buôn sang Nga làm lao nô hay làm nô lệ tình dục.

“Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga”, Ts. Thắng phát biểu. “Thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Toà Đại Sứ Việt Nam.”

Phần lớn các dân biểu tham gia buổi điều trần đều đã có mặt ở buổi điều trần cách đây đúng một tuần.

Ngày 11 tháng 4, cô Danh Hui điều trần trước Uỷ Ban Đối Ngoại về 15 cô gái bị bán làm nô lệ tình dục ở Nga, trong đó có người em gái ruột của cô Hui. Ts. Thắng giúp phần thông dịch trong buổi điều trần này.

Ts. Thắng điều trần, ngày 18/04/2013 (nguồn: QH/HK)

Posted by ngochuynh on Thursday, April 18 @ 23:45:38 EDT (2312 reads)
(Read More... | 18245 bytes more | Score: 5)

14 nạn nhân ở Nga đã về nước

Chống Buôn Người

Giải Cứu Nạn Nhân Bên Nga: 14/15

Mạch Sống, ngày 15/04/2013

Với các chuyến bay đưa thêm 4 thiếu nữ Việt trong vụ buôn nô lệ tình dục ở Nga về đến Việt Nam ngày hôm nay, tổng số nạn nhân được giải thoát đã lên đến 14 trong số tổng cộng 15 nạn nhân.

Nạn nhân duy nhất còn kẹt lại là Trang Thị Diệu, 25 tuổi, quê ở Kiên Giang.

Bốn nạn nhân mới hồi hương sáng nay gồm có: Lê thị Thu Linh (Kiên Giang), Nguyễn thị Mỹ Tiên (Trà Vinh),  Phan thị Hồng Thắm (Kiên Giang), và Nguyễn thị Kim Ngân (Hà Nội).

Hai cô Lê Thị Ngân Giang, quê ở Tây Ninh và Nguyễn Thị Mỹ Huê, quê ở Cà Mau, hồi hương 3 hôm trước đó. Người em gái của Mỹ Huê là Nguyễn Thị Mỹ Lan thì đã về từ tuần trước nữa.

Cô Thu Linh và Ngân Giang là 2 trong 4 nạn nhân đã trốn thoát ngày 2 tháng 2 nhưng sau đó bị bọn buôn người bắt lại và đánh đập dã man. Các thông tin sau này cho thấy đường dây buôn người được sự bao che của một số giới chức trong Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.

Ngay sau khi 4 cô gái này bị bắt lại, Liên Minh CAMSA đã lập kế hoạch với thời điểm cuối tháng 4 này để hoàn tất cuộc giải cứu.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và là người đồng sáng lập Liên Minh CAMSA năm 2008, cho biết là kế hoạch này gồm 3 mũi.

 

Cô Danh Hui và Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi điều trần ở Quốc Hội,
ngày 11/04/2013 (ảnh RFA)

Posted by ngochuynh on Monday, April 15 @ 15:36:16 EDT (2239 reads)
(Read More... | 12757 bytes more | Score: 0)

Buôn người: Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh

Chống Buôn Người

Nạn Buôn Người: Đề Phòng Để Không Thành Nạn Nhân

Ngày cập nhật: 14/04/2013

Ngày 21/2/2012 đài Phát Thanh Á Châu Tự Do phỏng vấn Chị Hanna, thiện nguyện viên làm việc với CAMSA ở Malaysia, về trường hợp của mẹ và con gái cùng bị bán làm nô lệ tình dục. Sau đó ít lâu Đài Á ChâuTự Do đưa tin về 15 thiếu nữ Việt bị buôn làm nô lệ tình dục bên Nga; có cô đã bị giam giữ trên 4 năm. CAMSA đang lo giải thoát họ khỏi vòng nô lệ. Điều đau lòng là tình trạng các phụ nữ, thiếu nữ Việt bị lường gạt sang Malaysia và Nga ngày càng phổ biến. Họ thường là dân quê nhẹ dạ, cả tin nên dễ bị kẻ gian mồi chài, lường gạt.

Chúng ta có thể chủ động thay đổi tình thế bằng cách chuyển những thông tin hướng dẫn dưới đây đến thật rộng rãi đồng bào ở khắp nước. Mỗi người bằng phương tiện riêng của mình, xin quý vị chuyển tin về trong nước đến người thân, bạn bè, và mọi tầng lớp dân chúng.

***

Để giảm rủi ro bị lường gạt khi đi lao động ngoài nước, đồng bào cần chú ý đến những dấu hiệu báo động sau đây:

(1) Đi lao động ở nước khác bằng visa du lịch hoặc không có visa: Muốn lao động ở nước khác thì phải visa lao động trước khi vào nước đó. Bằng không thì là lao động chui, bất hợp pháp và hoàn toàn bị kẻ gian khống chế và dọa sẽ báo cho cảnh sát đến bắt.

(2) Đi lao động mà không có hợp đồng: Có hợp đồng thì chưa hẳn là không bị lừa. Còn như không có hợp đồng thì nắm chắc là sẽ bị bóc lột vì khi đã ở đất khách, kẻ khống chế mình sẽ đặt ra nhiều đòi hỏi vô lý trong “hợp đồng miệng”, nghĩa là họ bảo sao ta phải làm vậy.

Posted by ngochuynh on Sunday, April 14 @ 16:30:16 EDT (2200 reads)
(Read More... | 10277 bytes more | Score: 5)

Cuộc giải cứu chớp nhoáng qua Facebook

Chống Buôn Người

Vào chuyện từ cuối tháng Ba năm 2013, Tây Nam Bộ, Việt Nam

LTS: Ngày 9 tháng 4, 2013 văn phòng Malaysia của Liên Minh CAMSA thực hiện cuộc giải cứu chớp nhoáng, trong vòng 36 tiếng đồng hồ từ khi nhận được lời cầu cứu. Thoạt tiên, văn phòng CAMSA ở Đài Loan nhận được lời cầu cứu từ một người quen của nạn nhân qua trang Facebook. Thông tin được chuyển ngay cho CAMSA ở Malaysia. Nhưng văn phòng CAMSA-Malaysia nằm ở thủ đô Kuala Lumpur còn nạn nhân thì ở tiểu bang khác, cách đấy hơn 300 cây số. Vị luật sư Trưởng Văn Phòng CAMSA – Malaysia, dù đang họp hội nghị về ASEAN ở Brunei, đã phối hợp với cảnh sát liên bang Malaysia để điều động cuộc giải cứu. Hai thành viên của toán CAMSA ở Kuala Lump lấy xe taxi vượt nhiều trăm cây số để đến giúp thông dịch và vỗ về nạn nhân. Hai vợ chồng môi giới trong đường dây buôn người đã bị cảnh sát bắt. Tuy nhiên cả đường dây vẫn còn chằng chịt từ Việt Nam sang Mã Lai. Tên họ và địa danh trong bài dưới đây đã được thay đổi hay dấu kín, chi tiết hướng đến sự nhận diện đương sự cũng đã bỏ đi, còn lại chỉ là nỗi lòng của người trong cuộc.

Anh Minh cắm cúi hái thêm mấy trái ớt  còn xanh nhét vào bao cho đủ hai ký ớt bán cho bạn hàng trong chợ. Anh phải kiếm thêm 50 ngàn nữa để mua đôi dép mới cho con xuất ngoại làm nghề bán hàng mướn. Anh đã mua được cho nó một cái quần bò và hai cái áo thun tay ngắn. Con gái anh không có áo quần gì ngoài mấy bộ bà ba cũ kỹ mặc trong nhà. Giao túi ớt và lấy tiền xong, anh xề qua hàng tạp hóa kế bên, lấy ngay đôi dép màu xanh mà anh ngắm nghía mấy ngày nay. Đạp xe về nhà, lòng anh nghe vui vui, như vậy là con mình có đủ bộ cánh coi được rồi: một quần, hai áo và đôi dép. Nhưng anh sợ lắm, không muốn con đi xứ lạ quê người, lỡ có chuyện gì biết đâu mà đỡ cho nó? Vào đến nhà anh chợt mắc ho khan, kềm không được, ho ra một miếng đàm lẫn máu tươi. Kỳ nầy máu nhiều quá, anh chặc lưỡi nhưng không nói cho vợ con biết.

Bé Na bước vào nhà, mình mẩy ướt mem sau khi kéo mấy thùng nước giếng cho mẹ nấu cháo, rửa tô trong quán cháo trước thềm nhà. Anh Minh đẩy nhẹ đôi dép xanh về phía con, nói nhẹ như hơi thở “nè con”. Na rưng rung nước mắt cầm đôi dép lên, nói “Thôi đủ rồi nhen Ba”.

Na sợ lắm nhưng phải đi làm kiếm tiền thôi, biết đâu sẽ được may mắn, kiếm được tiền giúp Ba trị bịnh lao, giúp má trị bịnh sỏi thận. Anh Hai đã quần quật làm ruộng kiếm tiền mà không đủ lo bịnh cho ba má, chỉ đủ phần cơm gạo thôi. Sợ thì sợ mà vẫn phải đi thôi, ai lớn lên cũng phải đi làm mà! Vả lại con bạn và chị làm mối đã hứa chắc là bán bia cho người Mã Lai không có gì khó khăn cả, tiền boa lại nhiều, kiếm tiền rất dễ, còn chuyện đi khách thì muốn đi thì đi, không đi thì thôi.

Posted by ngochuynh on Sunday, April 14 @ 01:03:40 EDT (2034 reads)
(Read More... | 25974 bytes more | Score: 0)

Điều Trần Đợt 2: Nạn Buôn Người

Chống Buôn Người

Buổi Điều Trần Thứ 2: Nạn Buôn Người Từ Việt Nam Sang Nga

Mạch Sống, ngày 12/04/2013

Ngày 18 tháng 4 Dân Biểu Christopher Smith sẽ triệu tập buổi điều trần về nạn buôn người trên thế giới, tập trung vào một số quốc gia đáng quan tâm và có thể phải chế tài. Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, sẽ điều trần về nạn buôn người từ Việt Nam sang Nga.

Mục đích của buổi điều trần là xem xét tình trạng buôn người ở Trung Quốc, Nga, Uzbekistan, Azerbaijan, Iraq và Cộng Hoà Congo. Theo luật hiện hành, tháng 6 tới đây Bộ Ngoại Giao sẽ phải quyết định là có xếp các quốc gia này v ào Hạng 3 hay không. Các quốc gia ở Hạng 3 sẽ phải chịu các biện pháp chế tài từ Hoa Kỳ.

Theo luật Bảo Vệ Nạn Nhân của Nạn Buôn Người mà Dân Biểu Christopher Smith là tác giả, hàng năm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải nộp bản phúc trình và xếp hạng từng quốc gia một về tình trạng buôn người ở quốc gia ấy. Hạng 1 là những quốc gia nào chứng tỏ thực tâm và hiệu quả trong việc phòng, chống buôn người.

Hạng 2 gồm các quốc gia có thực tâm nhưng chưa hiệu quả. Hạng 3 gồm các quốc  gia không có thực tâm chống buôn người.

Danh Sách Theo Dõi dành cho các quốc gia mấp mé ở Hạng 3, như một lời cảnh cáo. Một quốc gia không thể ở trong danh sách này quá 4 năm.

Posted by ngochuynh on Friday, April 12 @ 18:42:56 EDT (1886 reads)
(Read More... | 8872 bytes more | Score: 5)

Cô Danh Hui điều trần ở Quốc Hội HK

Chống Buôn Người

Quốc Hội Hoa Kỳ Tổ Chức Điều Trần Về Nhân Quyền Ở Việt Nam:
Phát biểu của cô Danh Hui
 

Ngày 11 tháng 4, 2013 tiểu ban đặc trách nhân quyền của Uỷ Ban Đối Ngoại, Hạ Viện Hoa Kỳ, tổ chức buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Cô Danh Hui là một trong 5 nhân chứng được mời điều trần. Dưới đây là bản điều trần tiếng Việt của Cô Hui. Bản điều trần dịch sang tiếng Anh, chi tiết hơn, đã được đưa vào hồ sơ Quốc Hội. Việc Cô Hui điều trần tại Quốc Hội nằm trong kế hoạch giải cứu toàn bộ các nạn nhân trong vụ buôn người này. Dân Biểu Christopher Smith, người triệu tập buổi điều trần, cam kết sẽ lên tiếng ngay với chính quyền Liên Bang Nga để kêu gọi nhanh chóng giải cứu các nạn nhân. 

***

Xin chào Quý Vị Dân Biểu,

Tôi tên là Danh Hui. Tôi sống và làm việc tại Houston TX.

Cảm ơn Quý Vị đã cho tôi cơ hội được đến đây để nói chuyện trong buổi điều trần hôm nay.

Tôi đến đây với mục đích kêu gọi Chính Phủ Mỹ cứu giúp cho 15 em là nạn nhân nô lệ tình dục ở Nga. Em gái tôi là Huỳnh Thị Bé Hương, cũng là một trong số 15 em ấy.

Em Hương được thả về Việt Nam đầu tiên. Kế tiếp là 6 em lần lượt được thả về. Còn lại 8 em nạn nhân vẫn chưa được thả.

Tôi hy vọng sau buổi điều trần này quý vị sẽ lên tiếng để giải cứu cho 8 em nạn nhân đang bị giam giữ còn lai sớm được trở về xum họp với gia đình, và bắt bà chủ chứa ra chịu tội trước pháp luật, không để bà ta hoành hành hại người nữa.

Cô Danh Hui, Ts. Nguyễn Đình Thắng và Ông Trần Thanh Tiến ở buổi điều trần (nguồn: Quốc Hội Hoa Kỳ)

Posted by ngochuynh on Friday, April 12 @ 01:13:36 EDT (2465 reads)
(Read More... | 11814 bytes more | Score: 4)

RFI: Nạn buôn người Việt ở Nga

Chống Buôn Người

Thảm cảnh của lao động Việt bất hợp pháp tại Nga

Trọng Thành

Từ nhiều năm nay tình trạng lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nga bị đối xử tàn tệ đã được truyền thông trong nước và quốc tế thường xuyên theo dõi. Mới đây, vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga được hứa là để đi bán quán, để rồi sau đó bị buộc phải bán dâm, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về số phận thê thảm của người lao động Việt tại Nga.

Tình trạng khổn khổ của lao động Việt Nam tại Nga là một thực tế được chính các giới chức trong chính quyền Việt Nam thừa nhận. Báo chí Việt Nam cho biết, trong một chuyến công cán của Ủy ban Kinh tế - Quốc hội Việt Nam cách đây hai năm, ông Hà Văn Hiền, chủ tịch Ủy ban ghi nhận thực trạng « khổ sai » của lao động Việt Nam tại Nga đã dường như không có thay đổi gì so với thời gian trước. Tại Quốc hội Việt Nam vào hồi mùa hè năm ngoái, bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội một lần nữa lại đứng trước các chất vấn của dân biểu về cuộc sống tồi tệ của người lao động bất hợp pháp tại Nga.

Về mặt chính thức, theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam) vào cuối năm ngoái 2012 tại Nga, có khoảng 10.000 lao động Việt Nam làm việc, nhưng số lượng lao động đăng ký với các tổ chức môi giới chính thức chỉ có khoảng trên 3.000 người. 7.000 người lao động khác vào Nga làm việc theo con đường « tự do » (mà rất nhiều người trong đó sử dụng hộ chiếu du lịch để xuất cảnh sang Nga), không đăng ký theo hợp đồng như quy định của Nhà nước Việt Nam. Trên thực tế, theo một số ước đoán, số lượng lao động làm việc bất hợp pháp tại Nga cao hơn con số kể trên rất nhiều, và có thể lên tới vài chục ngàn người.

Posted by ngochuynh on Wednesday, April 10 @ 22:29:12 EDT (1826 reads)
(Read More... | 3974 bytes more | Score: 0)

Để giiải cứu nạn nhân ở Nga

Chống Buôn Người

Vận Động Quốc Hội Hoa Kỳ Hành Động
Để Giải Cứu 8 Nạn Nhân Còn Kẹt Ở Nga

Mạch Sống, ngày 7/04/2013

Trong tuần tới đây, Liên Minh CAMSA sẽ leo thang cuộc vận động giải cứu cho 8 thiếu nữ Việt tiếp tục bị giam giữ ở Nga.

Một mặt, Liên Minh CAMSA đưa cô Danh Hui đến Quốc Hội điều trần vào ngày 11 tháng 4 này. Cô Hui là chị ruột của Huỳnh Thị Bé Hương, nạn nhân đầu tiên được giải thoát và hồi hương trong số 15 cô gái bị lường gạt và bán vào ổ mãi dâm ở Nga.

Đồng thời Thứ Sáu vừa qua Dân Biểu Ed Royce, Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, ngày Thứ Sáu vừa qua đã chuy ển cho Bộ Ngoại Giao Hoa K ỳ tài liệu của Liên Minh CAMSA về tình trạng buôn người ở Việt Nam, trong đó có hồ sơ của 15 nạn nhân ở Nga. Một phái đoàn của Bộ Ngoại Giao ngày thứ Hai sẽ lên đường đi Hà Nội để đối thoại nhân quyền với Việt Nam.

Ngoài ra, Dân Biểu Christopher Smith đang sắp xếp buổi điều trần ngày 18 tháng 4, tập trung thuần tuý vào vấn đề buôn người. Buổi điều trần này sẽ đặt vấn đề với Bộ Ngoại Giao về việc xếp hạng một số quốc gia, trong đó có Việt Nam và Nga, về nỗ lực phòng chống buôn người. Năm 2012, Việt Nam được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút tên ra khỏi danh sách cần theo dõi mặc dù chưa làm gì để chứng tỏ thực tâm chống buôn người. Tháng 6 tới đây, Bộ Ngoại Giao sẽ phải nộp bản phúc trình cho Quốc Hội với bảng xếp hạng.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên CAMSA, cho biết kế hoạch của CAMSA là sẽ giải thoát số 8 nạn nhân còn lại nội trong tháng 4 này.

Phạm Thị Bé Trang và Huỳnh Thị Bé Hương sau khi hồi hương (ảnh CAMSA)

Posted by ngochuynh on Sunday, April 07 @ 17:45:01 EDT (2261 reads)
(Read More... | 13009 bytes more | Score: 5)

Tường trình về hoạt động của CAMSA

Chống Buôn Người

Cập nhật cuộc giải cứu cho các nạn nhân ở Nga

Mạch Sống ngày 03/04/2013

Ngày 8 tháng 4 tới đây, toán CAMSA ở vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận sẽ tổ chức buổi trình bày về hoạt động của Liên Minh CAMSA nói chung cũng như sẽ cập nhật về công cuộc giải cứu cho 15 phụ nữ Việt bị lường gạt sang Nga và ép hành nghề mãi dâm.

Buổi trình bày sẽ được thực hiện tại nhà hàng Minh's Restaurant ở Arlington, VA, bắt đầu lúc 6 giờ chiều. Một thiện nguyện viên của Toán CAMSA vừa từ Mã Lai và Thái Lan về sẽ tường thuật về chuyến đi.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, người đồng sáng lập Liên Minh CAMSA, sẽ cập nhật về cuộc giải cứu cho 15 nạn nhân ở Nga cũng như sẽ trình bày về buổi điều trần ở Hạ Viện ngày 11 tháng 4.

Chủ nhân của Minh's Restaurant có nhã ý cung cấp địa điểm và thức ăn miễn phí cho buổi trình bày. Những ai muốn ghi danh tham gia, xin liên lạc cô Kim Cúc: 703-538-2190. Hiện nay chỉ còn trên dưới 10 chỗ.

Dưới đây là bản tin mới nhất của Đài Á Châu Tự Do (RFA) về cuộc giải cứu số 15 nạn nhân ở Nga.

Posted by ngochuynh on Wednesday, April 03 @ 17:15:28 EDT (1879 reads)
(Read More... | 3767 bytes more | Score: 0)

Nạn nhân từ Nga về nước: 7/15

Chống Buôn Người

Thêm Hai Nạn Nhân Ở Nga Về Đến Việt Nam

Mạch Sống, ngày 26/3/2013

Sáng nay, giờ Việt Nam, hai nạn nhân của đường dây buôn mãi dâm ở Nga đã về đến Việt Nam, nâng số nạn nhân thoát nạn lên thành 7 người.

“Tôi mừng quá. Bao nhiêu bệnh tật mệt mỏi tan biến hết”, Bà Trịnh Mỹ Huệ, dì của một trong hai cô gái vừa hồi hương, tâm sự.

Bà Huệ là cư dân ở Vancouver, Canada và đang dưỡng bệnh ở Toronto sau một ca giải phẫu mới đây.

Người cháu gái của Bà Huệ là Hà Thị Mỹ Duyên đã về Việt Nam cùng với cô Lê Thị Kim Thoa.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, cho biết là vẫn còn 8 nạn nhân kẹt ở Nga.

“Tôi kỳ vọng rằng trong hai tuần tới đây thì toàn bộ 8 nạn nhân còn lại sẽ được về nước”, Ông nói. “Bằng không đây sẽ là vấn đề để đưa ra điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ giữa tháng 4 tới đây.”

Lê Thị Ngân Giang, một trong 8 nạn nhân còn kẹt bên Nga

Posted by ngochuynh on Wednesday, March 27 @ 00:21:57 EDT (1983 reads)
(Read More... | 9087 bytes more | Score: 0)

Báo Người Việt viết về cuộc giải c̗

Chống Buôn Người

Chuyện cô gái Việt bị lừa sang Nga làm gái mại dâm

Tuesday, March 12, 2013 7:53:26 PM

Ngọc Lan/Người Việt (thực hiện)

LTS - Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) và Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới tại Châu Á (CAMSA) vừa quyên góp được hơn $10,000 trong dạ tiệc Góp Một Bàn Tay, tổ chức tại nhà hàng Seafood Palace 2, Westminster, hôm Thứ Bảy, để giúp người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan, Malaysia và nạn nhân tệ nạn buôn người ở Châu Á. Có mặt ở buổi tiệc này, phóng viên Ngọc Lan của nhật báo Người Việt được Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết chuyện một cô gái, tên là Huỳnh Thị Bé Hương, bị lừa sang Nga làm việc trong một ổ mại dâm, do một người phụ nữ tên Thúy An, biệt hiệu là An Ộp, cầm đầu. Phóng viên Ngọc Lan đã liên lạc với nạn nhân, hiện ở Việt Nam, để biết thêm chi tiết sự việc.

Ngọc Lan (NV): Vì sao em lại đi qua bên Nga?

Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Khoảng Tháng Mười, 2011, em có quen một đôi vợ chồng ở Kiên Giang. Cô đó nói có người em ở bên Nga làm karaoke và quán bar có thu nhập cao. Lúc đó gia đình em cũng có một số khó khăn, em cũng cố gắng đi làm giúp cho gia đình. Cô ấy đã hướng dẫn em làm thủ tục giấy tờ để sang Nga làm, mà làm karaoke, quán bar chứ không phải làm gái mại dâm. Em nghe vậy nên em đi.

NV: Em có phải tốn tiền nhiều không?

Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Dạ, $4,000. Lúc em đi người ta không lấy tiền của em. Người ta nói giúp qua đó làm mỗi tháng lương sẽ trừ lại sau.

NV: Khi em qua Nga rồi thì như thế nào?

Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Ngày 29 Tháng Mười Hai, 2011, em đi. Ngày em xuống sân bay ở Nga thì bà An đón em về nhà. Ngay ngày hôm đó em đã bị bà ép buộc làm gái mại dâm.

NV: Cảm xúc của em ngay lúc đó là gì?

Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Em sợ lắm. Trước giờ ở Việt Nam thì em chỉ xem qua phim, nghe báo đài nói thôi chứ chưa bao giờ em nghĩ em sẽ rơi vô hoàn cảnh đó. Em hoảng loạn tinh thần luôn.

Có mười mấy cô gái Việt Nam ở chung nhà đã qua trước và làm việc trước em, nói với em, “Thôi ngoan đi, lỡ như vậy rồi, lúc đầu đi tui cũng giống như bà thôi, tui cũng đâu có biết qua bên đây làm vậy đâu. Giờ nếu bà không làm việc nó đánh bà.” Em đã chứng kiến và em đã bị đánh nếu em không ngoan làm việc.

Cô Bé Hương gặp lại em Thái Hà, nạn nhân mới từ Nga về, ở phi trường Tân Sơn Nhứt, Việt Nam, ngày 7 tháng 3, 2013 (ảnh CAMSA)

Posted by ngochuynh on Wednesday, March 20 @ 15:22:09 EDT (2515 reads)
(Read More... | 22763 bytes more | Score: 0)

Giải cứu đồng bào bên Nga: 5/15

Chống Buôn Người

Buôn Người Bên Nga: Thêm 3 Nạn Nhân Hồi Hương

Mạch Sống, ngày 19 tháng 3, 2013

Sáng nay, giờ Sàigòn, ba nạn nhân đã đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhứt sau những tháng năm bị đày đoạ trong cảnh nô lệ tình dục ở Nga.

Một trong ba cô gái này là Phạm Thị Bé Trang, 24 tuổi, quê ở Đồng Tháp. Cô đã bị bệnh từ lâu và ngày một thêm nặng nhưng không được phép đi chữa trị. Tuần rồi, người chị dâu của Cô Bé Trang là Cô Tracy Vũ ở San Jose đã lên tiếng với nữ Dân Biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ, CA) và giới truyền thông để cầu cứu cho cô em chồng. 

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, Cô Tracy cho biết đã nhận được sự hướng dẫn của nữ bác sĩ Đào Kiều Liên, một thiện nguyện viên của Liên Minh CAMSA ở San Jose, để liên lạc với văn phòng địa phương của DB Lofgren.

Được biết anh ruột và chị dâu của Cô Bé Trang đều là công dân Hoa Kỳ và là cử tri của DB Lofgren.

“Thứ Năm tuần rồi chúng tôi đã đến văn phòng của nữ DB Lofgren ngay tại Hoa Thịnh Đốn để đôn đốc thêm”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, cho biết. “Nhân viên của bà ta cho biết là đã liên lạc nhiều lần với Phòng Đặc Trách Theo Dõi và Bài Trừ Nạn Buôn Người của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để yêu cầu can thiệp.”

Đại Sứ Luis CdeBaca, Giám Đốc phòng này, đã có thời gian làm nhân viên lập pháp cho DB Lofgren.

Cô Huỳnh Thị Bé Hương đoàn tụ với người con trai (nh Camsa)

Posted by ngochuynh on Tuesday, March 19 @ 12:57:17 EDT (1996 reads)
(Read More... | 13920 bytes more | Score: 0)

Bà Chủ Chứa: Ý Định Phi Tang?

Chống Buôn Người

Các Nạn Nhân Bên Nga Bị Chuyển Nơi Giam

Mạch Sống, ngày 18/03/2013

“Chúng tôi đang chạy đua với thời gian”, Ts. Nguy ễn Đình Thắng, người đang tìm cách giải cứu cho 13 nạn nhân vẫn còn kẹt trong tay của ổ buôn người bên Nga, cho biết.

Ông cho biết là ổ buôn người này biết là mình bị động ổ nên đã chia nạn nhân thành nhiều nhóm, 3 đến 4 nạn nhân một, và giam giữ họ ở nhiều địa điểm khác nhau. Các cô gái ấy vẫn tiếp tục phải “đi khách” nhưng ở ngoài chỗ ở, dưới sự kiểm soát của một tên du đãng được thuê mướn.

“Chúng tôi đã thông báo cho cảnh sát liên bang Nga đích xác địa điểm của nơi mà họ dấu nạn nhân”, Ts. Thắng nói.

Những nguồn tin mà Ông nhận được cho thấy là Bà chủ chứa Nguyễn Thuý An vẫn nấp bóng của một số giới chức tại Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga. Họ mách bảo cho bà ta đường đi nước bước để chạy tội.

“Theo chúng tôi biết, cách chạy tội của họ bây giờ là vu khống rằng nỗ lực giải cứu nạn nhân chẳng qua là kế hoạch của ‘bọn phản động’ nhằm bôi xấu nhà nước Việt Nam”, Ts. Thắng giải thích. “Nếu vậy, thì nhiều vị dân biểu Hoa Kỳ cũng là ‘phản động’ cả.”

Phạm Thị Bé Trang, nạn nhân lâm trọng bệnh nhưng không được chăm sóc y tế và vẫn phải "đi khách"

Lê Thị Thu Linh, một nạn nhân bị đánh đập nặng nề. Cô có thân nhân ở Canada

Hà Thị Mỹ Duyên, nạn nhân bị đánh dập sống mũi, chị em họ với Lê Thị Thu Linh. Cô có dì ruột ở Canada.

Posted by ngochuynh on Monday, March 18 @ 19:09:31 EDT (2340 reads)
(Read More... | 10629 bytes more | Score: 5)

Vận động gây quỹ cho nạn nhân bên Nga

Chống Buôn Người

Một thiện nguyện viên gây quỹ để giải cứu nạn nhân bên Nga

Mạch Sống, ngày 15 tháng 3, 2013

Sau khi nghe về thảm trạng của 15 nạn nhân bị lừa sang Nga và bán vào ổ mãi dâm do người Việt làm chủ, một thiện nguyện viên đã nẩy sáng kiến gây quỹ trực tuyến để giúp cho các nạn nhân này hồi hương và lập lại cuộc đời.

Trong vòng ba ngày, đã có nhiều chục nhà mạnh thường quân đóng góp tổng cộng 3,300 Mỹ kim.

“Bấy nhiêu là gần đủ tiền vé máy bay hồi hương cho bốn nạn nhân,” Cô Holly Huệ Ngô giải thích.

Hiện sinh sống ở Quận Cam, California, Cô là người đã khởi xướng cuộc vận động quyên góp trực tuyến này.

Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, công cuộc vận động của Cô Holly còn có tác dụng bảo vệ cho 13 nạn nhân đang tiếp tục bị khống chế bởi ổ buôn người.

“Đường dây buôn người đang kéo dài thời gian với hy vọng chuyện sẽ rơi vào quên lãng để rồi đâu sẽ vào đó”, Ts. Thắng giải thích.

Ông cho biết là ổ buôn người đã di chuyển nạn nhân đến địa điểm khác và e rằng cảnh sát liên bang Nga sẽ phải mất thêm thời gian để xác định vị trí mới.

Trung Tâm Thương Mại Mátxcơva, khu vực hoạt động của ổ buôn người

Posted by ngochuynh on Friday, March 15 @ 23:51:58 EDT (1772 reads)
(Read More... | 6769 bytes more | Score: 0)

Nới rộng vận động giải cứu nạn nh

Chống Buôn Người

Đài RFA và SBS tiếp tục chạy tin về nạn nhân buôn người ở Nga

Mạch Sống, ngày 13/03/2013

Trong nỗ lực giải cứu 13 nạn nhân vẫn bị kẻ buôn người giam giữ ở Nga, Liên Minh CAMSA đã vận động các phương tiện truyền thông quốc tế điều tra về đường dây buôn người và những quan hệ của họ với Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.

“Chúng tôi đã thu thập được khá nhiều chứng cớ”, Ts. Nguyễn Đình Thắng phát biểu.

Ông là Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, có văn phòng ở vùng Hoa Thịnh Đốn, thủ đô Hoa Kỳ.

“Chúng tôi sẽ phổ biến theo cách leo thang”, Ông giải thích. “Như vậy, kẻ buôn người và những kẻ bao che cho chúng sẽ biết rằng còn giữ nạn nhân làm con tin thì tông tích của họ sẽ càng bị lộ ra.”

Ông hé lộ là những chứng cớ này cho thấy kế hoạch của bọn buôn người dùng tiền bạc để mua chuộc những người có quyền thế nhằm chạy tội.

Phạm Thị Bé Trang, một trong 13 nạn nhân còn kẹt ở Nga (ảnh CAMSA)

Posted by ngochuynh on Wednesday, March 13 @ 01:03:20 EDT (1905 reads)
(Read More... | 12015 bytes more | Score: 5)

Dai Uc phong van nan nhan ve tu Nga

Chống Buôn Người

Đài SBS Úc: Phỏng vấn nạn nhân từ Nga về nước

Mạch Sống, ngày 08/03/2013

Hôm nay đài phát thanh SBS ở Úc phát thanh buổi phỏng vấn một nạn nhân sau khi hồi hương về thực trạng của 15 cô gái bị bán vào ổ mãi dâm do người Việt làm chủ ở Nga.

Cô Huỳnh Thị Bé Hương là nạn nhân đã được giải thoát và hồi hương đầu tiên.

Cô đã bị lừa sang Nga cách đây hơn một năm với lời hứa hẹn về công ăn việc làm đàng hoàng, nhưng rồi bị đưa ngay vào ổ mãi dâm khi vừa đặt chân đến thủ đô Moscow.

Ngày 2 tháng 2, cô đã cùng 3 nạn nhân khác trốn thoát nhưng không may bị bắt lại một tuần sau đó. Kẻ buôn người cho cô Bé Hương là người chủ mưu cuộc trốn thoát và đã đánh đập cô thậm tệ.

Liên Minh CAMSA đã nhanh chóng vận động các chính giới Hoa Kỳ và Nga cũng như các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, Việt ngữ và quốc tế tạo áp lực lên kẻ buôn người và Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga. Nhờ vậy mà cô Bé Hương đã được thả ra và đã hồi hương vào ngày 2 tháng 3.

Posted by ngochuynh on Friday, March 08 @ 21:14:43 EST (2019 reads)
(Read More... | 11541 bytes more | Score: 5)

Ủng Hộ Mạch Sống

Tổng ấn phí: $61,057
Số tiền ủng hộ: $29,500
Còn thiếu: $31,557
Xin quý vị hãy nhấn vào nút Donate bên dưới để ủng hộ Mạch Sống!


Ủng Hộ Qua CFC

Các Số Trước

Liên Kết Cộng Đồng


Boat People SOS


Vietnamese Canadian Federation


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang