Tính An Phận Của Phụ Nữ Việt Nam
Date: Thursday, February 01 @ 10:57:58 EST
Topic: Bạo Hành Gia Đình


Minh Hà

Trước khi sang đất Mỹ, hầu như ai, nhất là phụ nữ, cũng hình dung viễn cảnh tương lai tốt đẹp. Trên quan hệ hôn nhân, tình cảm, các bà, các cô tin tưởng chồng mình sẽ đối xử với mình đàng hoàng hơn và sẽ có dịp bày tỏ tình yêu cũng như săn sóc người bạn đường của họ.

Trường hợp 1. Cô H kết hôn và đặt chân đến nước Mỹ mang theo nhiều hoài bão. Trước khi rời Việt Nam, cô đi học trang điểm, nấu ăn, Anh ngữ, đọc thêm sách vở về nước Mỹ, tìm hiểu thêm về đất nước mà cô sẽ sống lâu dài. Cô tin rằng phụ nữ tại Mỹ sẽ được đối xử bình đẳng theo luật pháp.

Thế nhưng cô H đã bị nhà chồng, từ chị dâu cho tới mẹ chồng chê bai đủ điều, từ bữa cơm chiều cho đến cách ăn mặc mà cô dầy công học hỏi, trau chuốt; cơm thì không hợp khẩu vị, ăn mặc thì hở hang v.v. Mọi ý kiến cô đưa ra đều bị gạt phăng, viện một cái cớ khó cãi là “hỗn hào, vô phép với người lớn”. Cô phàn nàn với chồng thì bị đấng phu quân ném một câu: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Anh chồng còn đưa cho cô giải pháp tối hậu – Nếu không sống được ở Mỹ thì cứ tự tiện về lại Việt Nam.

Nét văn hoá nào làm cho người Việt chịu đựng bạo hành mà không nói ra? Có thể tóm tắt bằng hai chữ: An phận.

An phận là đức tính tốt của văn hoá Việt Nam, nhưng cũng là một cản trở cho các phụ nữ, những người muốn thoát khỏi bạo hành trong gia đình, cả trên phương diện tư tưởng. Theo cố văn hào Trương Vĩnh Ký trong “Minh Tâm Bửu Giám”, an phận được cắt nghĩa là “Phép ăn ở tuỳ theo duyên mình, phận mình để được hợp lý, hợp lẽ ở đời, thì lòng mình mới được an lặng. Bởi vì, phàm làm người sanh ra trong trời đất, mỗi người đều có phận số riêng như đã an bài.

Cho nên, dẫu có gượng cầu thì cũng không bao giờ nên việc, nên ý được đâu.” Thế kỷ này, mấy ai đọc Trương Vĩnh Ký! Thế nhưng tinh thần an phận hầu như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Nạn nhân bạo hành thường “than thân trách phận”, lại có người tự trách mình đã không làm đủ bổn phận người vợ, người dâu trong gia đình. Họ cam chịu, không dám tỏ tường cùng ai, lấy câu ca dao “lấy chồng mười hai bến nước/ bến trong thì nhờ, bến đục thì chịu” làm châm ngôn sống.

Giữ gìn văn hoá Việt là điều đáng trân trọng. Thế nhưng viện cớ văn hoá để đày đoạ người khác, bắt buộc người khác (những người lệ thuộc mình) làm theo ý mình, đó là những hành động bạo hành trên phương diện tư tưởng.

Nếu như các hành vi này thành cấm đoán, như không giúp người mới qua phương tiện để hội nhập xã hội thì thành trái với luật pháp.

Trường hợp 2 - Anh H về Việt Nam cưới chị L, một cô giáo dạy mầm non ở một làng miền Tây. Thế nhưng khi sang đất văn minh của xứ Mỹ, chị phải phục vụ anh chồng còn hơn một người giúp việc nữa. Buổi sáng, anh chồng phải có một tô phở hay tô bún, tô cháo; buổi ăn tối phải đầy đủ cơm canh nóng, cho dù cả ngày chị bận bịu con cái, công việc và cả những lúc chị trái gió, trở trời.

Ngoài ra anh lấy tất cả tiền chị làm ra, chỉ để lại 150 Mỹ kim tiền chợ và tiền chi dụng cho gia đình. Nếu chị phàn nàn, thì anh ta lại doạ đuổi về Việt Nam. Với bạn bè, người thân thì anh rất tự hào cái sự bảo tồn nét truyền thống Việt Nam của mình, trong thế “chồng chúa vợ tôi”.

Trường hợp 3 - Anh K nghi vợ ngoại tình, đánh vợ chảy máu cam. Trước toà án, anh giữ lý quyền dạy vợ của mình vì vợ ngoại tình. Anh K nằm đếm lịch, mà thâm tâm vẫn nghĩ mình bị oan, vợ mới là người có tội. Chị vợ đã phạm tội đạo đức “Gái chính chuyên một chồng”, mà nay anh là người bị trừng phạt oan. Dù ở Mỹ đã lâu, anh K vẫn chưa hiểu luật pháp không cho phép một người cái quyền đánh người khác, với bất cứ lý do gì. Vợ và con không phải là vật sở hữu của anh, muốn thượng cẳng, hạ tay lúc nào cũng được. Bạo hành là một tội hình!

Phần đông phụ nữ Việt Nam chịu an phận, không đem vấn đề bạo hành ra luật pháp. An phận, thuận theo số mạng đẩy đưa, nhịn nhục là một nét văn hoá đã thấm nhuần trong lòng người Việt. Dù chồng có sai trái, mẹ chồng có ác nghiệt bao nhiêu, người đàn bà chỉ biết “ôm phận chịu đựng”. Các phụ nữ này không biết là trong xã hội Mỹ có nhiều cơ quan, cũng như nhiều người muốn giúp đỡ mình thay đổi số phận oan nghiệt.

Trường hợp chị T - Chị T sống chung với gia đình chồng, có cả một ông chú và người anh trai chồng, cả hai liên minh cô lập chị. Chị phải chờ mọi người vào ngủ, rồi dọn dẹp nhà cửa xong, mới được nghỉ ngơi, dù đang bụng mang dạ chửa. Nếu chị có tỏ cử chỉ, lời nói không bằng lòng, thì nhà chồng đem chuyện giấy tờ định cư ra áp lực chị. Bạn bè chị thì khuyên chị nên “một sự nhịn chín sự lành”, hay “nhịn cho nên cửa nên nhà”. Những câu này giúp chị nuốt nỗi đau vào tâm. Chị T thấy trường hợp mình không khác chi hoàn cảnh các cô gái Đài Loan mà chị được xem trên truyền hình. Mỗi lần về đến nhà, chị T có cảm giác mình vào địa ngục, trong khi chồng hoàn toàn nghe theo lời gia đình.

Trở lại trường hợp chị K. Chị K âm thầm chịu đựng người chồng không hôn thú, mặc anh ta tự do có thêm các mối tình bên đường mà không được có ý kiến. Dù sống ở Mỹ lâu, nhưng cách hành xử thiếu văn hoá, thiếu kiến thức luật pháp của người chồng khiến chị chịu nhiều thiệt thòi. Chị giữ kín trong lòng không thổ lộ cùng ai. Chị ra sức chiều chuộng, săn sóc chồng, một mực giữ trong lòng những tâm tình riêng, theo các câu tục ngữ xưa “xấu chàng hổ ai”, “đẹp đẽ phô ra, xấu xa che lại”. Chi cam chịu số phận và quyết một mực giữ chồng dù bị phản bội, từ bỏ. Đến lúc ông chồng “dứt tình cạn nghĩa” này, cuộc sống di dân và tị nạn đã cắt đi rất nhiều các mối quan hệ trước đây đan kết chằng chịt với nhau thành tổ ấm đùm bọc. Các vị cao niên của chúng ta mất dần đi các mạch máu nối họ với đời sống gia đình, cộng đồng và xã hội.”

Nhiều công trình nghiên cứu trong 25 năm qua ở Hoa Kỳ, Bắc Âu, và Nhật Bản cho thấy các mối quan hệ người với người khắng khít—còn gọi là vốn xã hội—có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và sức khoẻ: những ai sống cô quạnh mang rủi ro tử vong từ 2 đến 5 lần hơn so với người sống gần gũi với gia đình, bạn bè và cộng đồng.

Hạt nhân đầu tiên cho chương trình “bạn đồng hành” được gieo năm 1998, khi UBCNVB phối hợp với một cơ quan dịch vụ ở Bắc Virginia để thành lập chương trình trợ giúp về sức khoẻ nội tâm cho các cựu tù cải tạo. Chương trình này lan dần ra nhiều nơi trên toàn quốc và bao gồm giới cao niên nói chung.

Các văn phòng chi nhánh của UBCNVB đã hình thành và đang hỗ trợ cho trên một chục nhóm cao niên.

Năm 2002, Tiến Sĩ tâm lý học Robert Weigl tình nguyện tham gia chương trình.

Ông đã nghiên cứu thể thức để giúp các cựu tù cải tạo xin miễn phần Anh văn trong kỳ thi nhập tịch vì lý do sức khoẻ. Đến nay gần 500 cựu tù cải tạo đã nộp đơn xin miễn và trên 160 người đã trở thành công dân Hoa Kỳ.

Năm 2005, đại học George Mason và Hội Đồng Dịch Vụ Cộng Đồng của Quận Fairfax hiệp lực để nới rộng chương trình này.

“Chương trình mở rộng nhằm huy động tất cả các tài nguyên của chính người cao niên, gia đình, cộng đồng, và các dịch vụ xã hội để giúp họ tạo được cuộc sống phong phú và an vui,” Giáo Sư David Anderson thuộc đại học George Mason cho biết.

“Đây là một mô hình độc đáo, chưa từng có ở Hoa Kỳ. Các mô hình hiện nay tập trung nhiều vào chữa trị cá nhân thay vì có cái nhìn tổng thể của nền văn hoá Á Đông.”

Theo mô hình của UBCNVB, các cao niên Việt sẽ học các kỹ năng để vượt qua khó khăn và thử thách và tìm sự giúp đỡ khi cần thiết; họ cũng được khuyến khích tham gia các nhóm tình thân để nương tựa lẫn nhau.

Gia đình là một phần quan trọng trong mô hình: thân nhân được hướng dẫn để giúp đỡ hữu hiệu cho các cao niên trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, các tổ chức cộng đồng và tôn giáo tạo nên các sinh hoạt phong phú và đa dạng cho người cao niên. Bộ phận cuối cùng là các dịch vụ xã hội, sức khoẻ, dinh dưỡng... dành cho những ai cần chúng.

Các bác cao niên được tuyển chọn để trở thành “bạn đồng hành” là những người đã hoạt động nhiều năm và quen biết rộng rãi trong cộng đồng. Họ được huấn luyện về kiến thức và kỹ năng cần thiết về sinh hoạt nhóm, lắng nghe, cố vấn, thông tin về dịch vụ, và động viên thân nhân trong gia đình.

Ngoài TS Weigl và GS Anderson, còn có hai giáo sư cũng thuộc đại học George Mason và 5 nhân viên của UBCNVB đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn cho nhóm “bạn đồng hành” khi họ công tác trong cộng đồng.

Trường đại học George Mason cấp chứng chỉ cho các “bạn đồng hành” khi hoàn tất khoá huấn luyện.

Mạch Sống Số 54, tháng 1, 2006







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=911