Khống Chế Thần Kinh Căng Thẳng
Date: Thursday, September 21 @ 14:13:10 EDT
Topic: Sức Khoẻ


và Tìm Chữa Trị Nơi Đâu?

Thành Nguyễn

STEP là chuơng trình mới tại Virginia do cơ quan SAMHSA tài trợ cho Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển trong 3 năm, nhằm giúp những vị cao niên từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt là các bác HO. Chương trình này khuyến khích các người cao niên phát triển khả năng tự giúp và tương trợ lẫn nhau, tạo các sinh hoạt vui thú và phục hồi sức khoẻ, và gầy dựng tinh thần hướng thượng, yêu đời. Hiện nay văn phòng Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển Virginia đang có khoá khí công và đồng thời chuẩn bị các lớp Anh Văn, điện toán, dinh dưỡng… Tất cả đều miễn phí cho người cao niên. Kính mời quý đồng hương tại Virginia tham gia.

Mọi thắc mắc xin liên lạc với Thành Nguyễn, (703) 538-2190, x215 hay (703) 647-6477.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không ai tránh khỏi những cảm giác lo lắng, căng thẳng và bực tức. Tuy nhiên  có giai đoạn dù chỉ một chuyện nhỏ cũng có thể làm cho bực bội, tâm trí bất an hoặc cứ bị ám ảnh bởi những tai hoạ hãi hùng trong quá khứ. Thế rồi mức độ tăng dần, đầu óc không sáng suốt. Vì vậy không làm được những việc hàng ngày, dễ bị hoang mang, lẫn lộn, hay quên hoacë gây tai nạn khi lái xe. Những lúc sa sút như thế, ăn uống sẽ thất thường, tinh thần không còn  thơ thới, thoải mái, đi đến mệt mỏi ngủ không yên giấc, tuyệt vọng, dễ tức giân, dễ kích động, mất tập trung và giảm trí nhớ.

Khi các triệu chứng trên xuất hiện liên tục hơn 2 tuần, có nghĩa là ta đã mắc nhứng trầm cảm.

Những triệu chứng trên có khi đượcï thể hiện qua các hình thức như nhức đầu, đau bụng, tim đập mạnh, bụng dạ cồn cào…

Có nhiều nguyên nhân khiến cho tinh thần bị căng thẳng. Khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn chúng ta thườøng thấy lo âu, suy nghĩ về nhiều điều bất an dồn dập. Nhưng cũng có nguyên nhân khác như từng trải qua thời gian dài trong đời sống quân ngũ, luôn kề cận với cái chết, sau đó tù đày trong các trại “cải tạo”. Ngoài ra còn do những khó khăn khi đối diện với cuộc sống như tiền bạc, công ăn việc làm, tình cảm.Sau nữa là những mối dây tình cảm bạn bè, người thân trong gia đình, v.v. Ngoài ra cũng có thể vì di truyền hoặc hoá chất xáo trộn trong não bộ chứ không phải do bản thân người bệnh gây ra như nhiều người đã lầm tưởng.

Sau đây chúng tôi xin nêu lên một vài phương pháp giúp giải quyết các trường hợp  phải lo nghĩ thái quá hay tinh thần căng thẳng:

-Sự lo lắng không phải do hoàn cảnh gây ra, mà là thái độ của ta đối với hoàn cảnh đó. Chúng ta nên coi khó khăn là những thửû thách cần phải vượt qua để đối phó với hoàn cảnh. Đừng lo lắng quá nhiều về những chuyện lặt vặt.

Khi thấy khó chịu bực bội về vấn đề gì đó, quý vị nên tự hỏi mình: thế 10 năm sau, chuyện này có còn ảnh hưởûng gì đến đời mình hay không? Những gì bỏ qua được thì hãy quên đi cho tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản.

-Tổ chức công việc  có kêá hoạch rõ ràng để tránh hấp tấp nhảy từ việc này sang việc khác. Khi việc làm có kết quả tốt cũng sẽ giúp tránh được những trường  hợp  phải lo âu thái quá. Cũng cần tránh gặp gỡ những người có thể gây cho quý vị sự bực bội.

- Mỗi ngày nên tìm những giây phút thoải mái để nghỉ ngơi; nên tạo ra những khoảng trống trong ngày. Họat động sẽ mau chóng, hữu hiệu hơn nếu cảm thấy trong người thoải mái. Tìm một chỗ yên tĩnh để ngồi nghỉ, thả hồn vào những thứ giúp cho tinh thần mình được thanh thản như nghe nhạc êm dịu, đọc sách với nôi dung nhẹ nhàng, xem hài kịch, ngâm người trong bồn tắm, v.v.).

Đừng cảm thấy tội lỗi hay bất an nếu quý vị dùng một chút thời giờ để nghỉ ngơi.

- Đi bách bộ hay chơi những môn thể thao nào mà mình thích cũng là phương pháp tốt giúp cho tinh thần thoải mái.

- Ăn những thức ăn có lợi cho sức khoẻ. Khi bị lo lắng, người ta dễ có khuynh hướng ăn qua loa, bỏ ăn hoặïc ăn những thứùc ăn không có lợi. Ăn nhiều bánh mì, cơm, các loại ngũ cốc, rau, trái cây, sẽ giúp đối phó với sự căng thẳng, lo lắng dễ dàng hơn.

- Đừng băn khoăn về những khó khăn, thất bại trong quá khứ và cũng đừng lo lắng về những trở ngại mình có thể gặp trong tương lai. Chỉ tập trung mọi suy nghĩ, nỗ lực vào hiện tại mà thôi.

- Cũng có thể tâm sự với bạn bè về nhữõng khó khăn mình gặp phải để có thể giải quyếât được vấn đề, hoặc ít ra cũng làm nguôi ngoai sựï lo lắng. Lắm khi nguời ngoại cuộc có thể giúp nhìn vấn đề một cách rõ ràng hơn.

- Đôi khi chứng trầm cảm có thể đượïc làm diụ đi bằng những can thiệp có tính cộng đồng và những nhóm sinh hoạt cùng chung mục đích. Người cao tuổi cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặïc cô đơn. Để làm đượïc điều này, nên tổ chức các cuộc dã ngoại, hướng dẫn người cao tuổi tựï rèn luyện sức khoẻ hoặc thường xuyên đưa họ đi thăm hỏi bạn bè, người thân quen. Nếu có thể, nên tạo hoàn cảnh để họ tiếp tục làm việc, hoặc tổ chức học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng giúp đỡ con cháu và cảm thấy mình còn ích lợi với người xung quanh.

- Tập phương pháp dưỡng thần dưỡng sinh. Nên liên lạc với các trung tâm y tế công cộng địa phương hoặc các tổ chức cộng đồng để xem họ có tổ chức các lớp dạy yoga hay dưỡng sinh  không.

Nếu thử các phương pháp nói trên mà không thành công, quý vị nên tìm đến một nhà chuyên môn.

Tóm lại, trầm cảm là một loại bệnh thông thường nhưng thực tế ngưòi Việt Nam chúng ta không công nhận triệu chứng bệnh trầm cảm mà cứù nghĩ bệnh tự nhiên hết, không đặt tầm quan trọng. Do đó  không có ý thức gặp chuyên viên cố vấn tâm lý và bác sĩ mà cứ cắn răng chịu đựng để cho bệnh càng ngày càng tăng rồi trở nên trầm trọng. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ gia đình ngay, trình bày tất cả với  bác sĩ để có những biện pháp làm dịu thần kinh, xin đừng để chậm trễ. Sau đó bác sĩ gia đình sẽ giới thiệu với chuyên viên cố vấn tâm lýù để được hướng dẫn cách điều trị và nếu cần sẽ được tiếp tục giới thiệu đến bác sĩ tâm thần.

Theo Bác Sĩ George Rubin “How to cope with stress”.

Mạch Sống Số 50, tháng8, 2006

 







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=835