Tâm Sự Của Một Phụ Nữ Mỹ
Date: Monday, May 22 @ 15:08:39 EDT
Topic: Bạo Hành Gia Đình


Đang Làm Việc Tại BPSOS

Caroline Lancaster

Tôi tên là Caroline. Tôi là nhân viên của BPSOS và tôi dang làm cho Chương Trình Sức Khoẻ Dành Cho Người Tị Nạn (Health Awareness Program for Immigrants được viết tắt là HAPI). Quý vị có thể đã biết qua chương trình sức khoẻ phụ nữ; đặc biệt là chương trình nhằm mục đích nâng cao ý thức phòng chống bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung.



Tôi đang làm việc với nhiều nhân viên của BPSOS cũng như nhiều tổ chức khác trên toàn nước Mỹ nhằm chuyển tải thông tin về các căn bệnh ung thư này đến cộng đồng Việt Nam. Tôi rất phấn khởi khi được nhận vào làm viêc vào tháng 10 năm 2005 bởi vì công việc tôi đang làm rất có ý nghĩa, đối với cá nhân tôi, tôi cảm thấy công việc tôi đang làm như giúp cho các phụ nữ trong chính gia đình tôi.

Mẹ tôi là đứa con thứ 11 trong gia đình có 12 người con, bà được sanh ra tại Virginia trong gia dình có 2 phòng ngủ. Chị của mẹ tôi là Sandra, bà là chị gái lớn trong gia đình bốn chị em và bà đã sống sót sau thời gian bị bệnh ung thư vú. Dì Sandra đã trải qua thời gian chữa trị bệnh ung thư vú vào năm 2002. Việc chữa trị rất là khó khăn khi bà ngoại của tôi là mẹ của dì Sandra đã chết vì bệnh ung thư vú khi dì Sandra còn nhõ. Tất cả mọi người trong gia đình đều buồn và lo cho dì.

Bệnh ung thư là căn bệnh quái ác, thông thường chúng ta chỉ biết ngồi chờ xem sức tàn phá của nó như thế nào. Nhưng gia đình tôi đã rất may mắn. Dì Sandra đã hiểu và biết trước được nguy cơ mắc bệnh của dì khi bà ngoại của tôi chết vì căn bệnh này, Dì Sandra biết được tầm quan trọng của việc khám hàng năm. Dì không bao giờ để trễ việc đi chụp hình quang tuyến vú. Dì Sandra phát hiện ra sự bất thường bên vú phải trong khi dì tự khám vú cho mình và dì được phát hiện ra cục bướu bên vú trái khi dì đi chụp hình quang tyến vú.

Nhờ dì Sandra siêng năng trong việc khám hằng năm mà bệnh ung thư của dì được phát hiện sớm. Dì đã bắt đầu chụp hình quang tuyến vú khi dì ở tuổi 20 và nay dì đã 67 tuổi nhưng dì vẫn tiếp tục chụp hình quang tuyến vú hàng năm.Gia đình dì đã giúp đỡ dì trong giai đoạn chữa trị. Cuối cùng dì Sandra đã cắt bỏ hai vú; nhưng điều quan trọng là dì vẫn còn sống và không còn bị bệnh ung thư vú! Dì Sandra có niềm tin vào nền y khoa phát triển;những người bạn có đồng cảnh ngộ với dì đã từng bị bệnh ung thư vú, họ vẫn sống khoẻ mạnh sau thời gian chữa bệnh ung thu vú cách đây 9, 15, 30 và 33 năm.

Gần đây tôi gặp dì Sandra trong đám cưới của tôi, chồng của dì là mục sư nên ông đã đứng ra làm chủ lễ cho chồng tôi và tôi. Tôi không thể nghĩ nổi chuyện gì sẽ xảy ra nếu dì Sandra không đi chụp hình quang tuyến vú. Nếu dì không tự giác trong việc khám vú hàng năm thì có thể dì sẽ không có mặt trong ngày cưới của tôi. Tôi rất là vui khi thấy dì vui vẻ và khoẻ mạnh.

Khi mới bắt đầu làm việc tại BPSOS, tôi không biết phụ nữ Việt Nam hiểu căn bệnh ung thư vú như thế nào. Nhưng sau khi làm việc với tổ chức này một thời gian, tôi đã học hỏi rất nhiều từ những liên lạc viên cộng đồng. Qua họ (những liên lạc viên công đồng), tôi nhận thấy được hai điều về phụ nữ Việt Nam; thứ nhất, họ quá bận rộn nên không có thời gian cho việc khám hàng năm, và điều thứ hai là họ hy sinh cho gia đình quá nhiều đến nỗi họ không có thời gian cá nhân cho chính mình. Việc hy sinh quên mình vì người khác đôi khi có phản ứng ngược lại.

Từ kinh nghiệm bản thân đối với chính mẹ của mình, tôi thấy cha, mẹ nào cũng sẵn sàng hy sinh tất cả cho con cái của họ; nhưng hy sinh sức khoẻ của mình là điều không chấp nhận được. Là một phụ nữ trẻ, tôi vẫn rất cần có mẹ. Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống tôi sẽ ra sao nếu không có mẹ bên cạnh và tôi mong mẹ tôi cũng như tất cả phụ nữ trong gia đình tôi đều phải thấy các con tôi trong tương lai.

Có thể tôi không hiểu hết được sự khác biệt về văn hoá giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Mỹ, nhưng tôi hiểu một điều chung đó là sự yêu thương mọi người trong gia đình. Bạn có thể muốn hy sinh cái gì đó cho con của bạn, nhưng xin đừng hy sinh sức khoẻ của mình.

Một khi chúng ta bỏ qua việc săn sóc sức khoẻ là chúng ta đã tự bỏ rơi chính chúng ta. Làm sao chúng ta có thể hy sinh tất cả để giúp con cái trong khi chúng ta không còn sống ở trên đời để dạy dỗ con cháu những bài học làm người? Tôi rất sung sướng khi thấy dì Sandra vẫn còn sống với gia đình.

Xin các bạn hãy khám phụ khoa và chụp hình quang tuyến vú hàng năm để chúng ta an tâm và có nhiều thời gian hơn để vui vầy với con, cháu.

In the previous April 2006 issue of Mach Song No. 46, an incorrect grant identification number was used when referring to the English-language article entitled, “Những Triệu Chứng Báo Hiệu Ung Thư”. The correct grant identification number is 05DC0240. We regret the erroe.”

Mạch Sống Số 47, tháng 5, 2006

 

 







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=780