Việc Làm Sút Giảm Cũng Là Đề Tài Tranh Cử
Date: Monday, October 10 @ 15:08:47 EDT
Topic: Tin Tức Thời Sự


VƯƠNG TRẮC

Một trong những mủi dùi mà TNS. John Kerry tấn công chính quyền đương nhiệm do Tổng Thống George W. Bush lãnh đạo là vấn đề Bảo Vệ Mậu Dịch: Các công ty Mỹ đóng cửa chuyển ra nước ngoài, do đó việc làm trong nước sút giảm, thiệt hại cho người lao động...

Thực tế điều đó đúng hay sai phải dựa vào những nghiên cứu chính xác, những thống kê đáng tin cậy mới kết luận được. Để cử tri Việt Nam có thêm luận cứ đánh giá các ứng viên hay biết thêm đôi chút về những dữ kiện kinh tế phức tạp hiện nay, chúng tôi trích lược mấy nhận định của ông Mortimer B. Zuckerman, chủ bút tuần san U.S.News & Report, số ra ngày 29-3, như sau:

Gần đây nếu quý vị đi mua sắm các đồ chơi cho trẻ em quý vị sẽ nhận thấy không còn mắc mỏ nữa. Trung bình trong sáu năm qua, đồ chơi của trẻ em đã giảm xuống 25%, cho thấy những hiệu quả tốt đẹp mà chúng ta nhập cảng vào. Giá hạ mà chất lượng cao, tất nhiên đó là điều mà người tiêu dùng ở Hoa Kỳ mong muốn. Họ không nghĩ tới điều phải trả giá cao hơn để giử các nhân viên sản xuất tại Mỹ và cho các cơ sở bán lẻ có chổ chen chân bất luận các nguồn hàng xuất xứ từ Trung Quốc hay South Carolina.

Hàng ngoại bây giờ được nói như là một tai họa của quốc gia mà không biết là giá rất rẻ, làm giảm lạm phát, tăng khả năng mua sắm của người dân. Nó cũng tác động đến việc giảm lải xuất, giảm giá địa ốc và tăng lượng đầu tư, phát triển kinh tế. Theo nghiên cứu của viện McKinsey Global Institute, cứ mỗi đô la của một công ty đầu tư vào nguồn hàng ngoại, kinh tế quốc gia thu được $1.14.

Phương tiện truyền thông, sự thiệt thòi của người lao động tất nhiên nhắm vào công việc bị cắt giảm để chuyển ra nước ngoài, nhưng vấn đề công ăn việc làm không hẳn diễn ra một chiều như thế. Bốn triệu rưởi dân Mỹ làm việc cho các công ty châu Âu tại đây; hơn một triệu người làm cho các công ty thương mại quốc tế. Các công ty ngoại quốc tiếp tục đầu tư vào Hoa Kỳ, bất chấp mức lương rất cao của chúng ta.

Hãy nhìn vào ngành xe hơi với các chi nhánh của Mercedes-Benz, Honda, BMW, và Toyota. Và hãy xem qua sự đầu tư của ngoại quốc vào các dịch vụ tài chánh của chúng ta, các xí nghiệp dược phẩm, hoá chất, điện lực, tất cả đều phát triển rộng lớn; cung cấp đến 600 tỉ đô la đầu tư hằng năm đề bù đắp cho sự thâm thủng mậu dịch của chúng ta.

Điều đó khiến Oscar Levant phải thốt lên “Người ta luôn nói với tôi về những thứ tôi uống, không ai hỏi tôi về cái tôi khát” Nổi lo âu có thể hiểu được là không lâu, chúng ta không ngăn chặn được những thất thoát trong ngành kỹ thuật cao, các viên chức hành chánh khả dĩ thay thế các nhân viên đã mất việc trong các xí nghiệp. Mọi người đều biết rằng một lực lượng mới có kỹ năng lao động cao trên thế giới thu nhập ít hơn mười lần chúng ta trả ở đây. Và mọi người đều hoang mang, kể cả thành phần thu nhập cở $75.000/năm hay cao hơn. Không có gì lạ về các người lao động trong các ngành kỹ thuật cao càng ngày càng đi sâu vào ảnh hưởng của sự cạnh tranh này.

Tình huống đó chúng ta cũng từng thấy trên màn ảnh trước đây. Và cứ mổi lần khủng hoảng như thế chúng ta luôn có khả năng thích ứng và tạo nên những công nghiệp và việc làm mới.

Các công ty có trách nhiệm tăng trưởng các chương trình huấn luyện, các lợi ích từ nguồn hàng ngoại. Về phần chính quyền cũng có những việc phải làm, bảo vệ các quyền về sở- hữu-tri-thức (intellectual-property rights), động viên sự nghiên cứu phát triển mới, cải thiện nền giáo dục và huấn luyện cho dân chúng. Giải pháp duy nhất là tăng trưởng sự khéo léo về mọi kỹ năng của chúng ta.

Bảo Vệ Mậu Dịch nói thì rất dễ, nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Người thuộc Đảng Dân Chủ dùng vấn đề này chỉ để mị dân và hy vọng thu nhặt được phiếu của cử tri mà thôi.

Họ có thể đúng, nhưng đối với kinh tế (bảo vệ mậu dịch) là một điều vô nghĩa.







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=358