“218” – Con Số Vàng
Date: Tuesday, June 24 @ 14:53:48 EDT
Topic: Chủ Quyền Quốc Gia


Cách nào đẩy lùi TPP cho Việt Nam?

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 24 tháng 6, 2014

http://machsong.org

Vận nước đang trong cơn bĩ cực. Dân tộc đang đối mặt với tai hoạ. Quỹ thời gian ngày càng cạn. Đã là con của Mẹ Việt Nam thì chúng ta phải dấn thân cứu nguy tổ quốc. Chúng ta phải hành động một cách đích đáng chứ đừng “chém gió” trong hư vô.

Muốn đạt hiệu quả, hành động phải có mục tiêu cụ thể và kế hoạch rõ ràng. Một mục tiêu quan trọng trong lúc này là đẩy lùi TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) cho Việt Nam để đòi hỏi cải thiện nhân quyền trước đã. Và những cải thiện này phải rốt ráo để làm căn cứ cho tiến trình dân chủ hoá không thể quay lui.

Cụ thể, chúng ta cần đạt được sự ủng hộ của 218 vị dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ trước trung tuần tháng 11, khi cuộc bầu cử toàn quốc đã hoàn tất và là thời gian Tổng Thống Obama có thể đề nghị Quốc Hội phê chuẩn TPP. 218 là mức tối thiểu để nắm đa số ở Hạ Viện Hoa Kỳ.

Vì tháng 8 là khởi đầu mùa tranh cử, chúng ta cần “chạy nước rút” ngay lúc này.

Vận động như thế nào?

Hiện có 200 vị dân biểu Dân Chủ. Ngay lúc này, không một người nào trong số họ ủng hộ TPP cho Việt Nam. Và 153 vị đã chính thức công bố lập trường (xem http://democrats.edworkforce.house.gov/press-release/153-house-democrats-ustr-froman-protect-workers%E2%80%99-rights-tpp-negotiations). Họ dõng dạc nhắn với Hành Pháp Obama: Đừng trông chờ nơi chúng tôi, những dân biểu cùng đảng với Tổng Thống. Lý do là các dân biểu Dân Chủ chịu ảnh hưởng nặng của các công đoàn, từ lá phiếu đến tiền ủng hộ tranh cử. Biết vậy nên trong thời gian qua chúng tôi đã làm nổi bật yếu tố quyền lao động và kết hợp với các tổ chức công đoàn trong cuộc vận động đẩy lùi TPP cho Việt Nam.

Đến nay cũng đã có 42 vị dân biểu Cộng Hoà đã lên tiếng chống TPP cho Việt Nam. Nghĩa là chúng ta đã vượt quá túc số cần thiết là 218. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 6 vị công bố lập trường chống vì lý do nhân quyền. Số 36 vị còn lại chống vì muốn bảo vệ kỹ nghệ may dệt của Hoa Kỳ trước sự cạnh tranh bất công của chế độ bao cấp của Việt Nam (xem http://www.cotton.org/issues/2013/tpplett.cfm). Họ có thể sẽ không còn chống nữa nếu Việt Nam đáp ứng mối quan tâm về yếu tố mậu dịch này.

 

Phái đoàn Houston tại Quốc Hội Hoa Kỳ, 26/03/2014 (anh BPSOS)



Để tránh bị bất ngờ, chúng ta cần vận động thêm 12 vị dân biểu Cộng Hoà công bố chống TPP cho Việt Nam vì lý do nhân quyền. Như vậy con số 218 sẽ khó thay đổi nếu không có sự cải thiện nhân quyền đáng kể và phối kiểm được ở Việt Nam.

Để đạt mục tiêu này, trong thời gian tới đây chúng tôi tập trung vào quyền tự do tôn giáo và đã bắt đầu vận động sự yểm trợ của các tổ chức Thiên Chúa Giáo Hoa Kỳ. Họ có ảnh hưởng mạnh đến các dân biểu Cộng Hoà. Yếu tố tự do tôn giáo sẽ đóng vai trò nổi bật trong cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7 tới đây, so với cuộc tổng vận động cuối tháng 3 vừa qua khi mà quyền lao động là trọng điểm.

Tại sao cần các dân biểu công khai lên tiếng?

Ủng hộ là điều quý, nhưng chúng ta cần họ lên tiếng công khai. Khi một vị dân biểu đã công khai khẳng định lập trường thì không dễ gì thay đổi lập trường ấy, nhất là giữa mùa tranh cử. Nếu biết rằng có 218 vị dân biểu Hạ Viện chống TPP cho Việt Nam vì lý do nhân quyền, thì Hành Pháp Obama sẽ biết ngay rằng đưa TPP vào Quốc Hội là vô ích nếu không có sự thay đổi đáng kể về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Và chính quyền Việt Nam cũng sẽ biết rằng họ không có chọn lựa nào khác hơn là chấp nhận cải thiện nhân quyền một cách căn bản nếu muốn cứu sống nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng.

Tại sao lại là Hạ Viện?

Dù được ký bởi Tổng Thống thì TPP vẫn chỉ hiệu lực sau khi được cả Hạ Viện và Thượng Viện phê chuẩn.

Theo thủ tục của Thượng Viện, chỉ cần một thượng nghị sĩ “nặng ký” ngăn chặn là TPP sẽ khựng lại. Và hiện nay ít ra một thượng nghị sĩ Dân Chủ và một thượng nghị sĩ Cộng Hoà đã bày tỏ mối quan ngại về việc cho Việt Nam tham gia TPP. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là Tổng Thống Obama chỉ cần vận động thuyết phục các vị này thay đổi lập trường là chúng ta bị hụt hẫng ngay. Do đó, chúng ta vẫn vận động các thượng nghị sĩ nhưng chỉ xem đó là biện pháp phòng hờ bổ sung cho nút chặn chính yếu ở Hạ Viện.

Cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7 tới đây nằm trong kế hoạch này, mở màn cho chuỗi cộng tác vận động kéo dài đến cuối năm nhằm đưa chế độ độc tài cộng sản Việt Nam vào thế phải dân chủ hoá nếu không muốn chết vì kinh tế.

Và chỉ khi nào dân tộc làm chủ đất nước thì khi ấy mới đẩy lùi được hoạ Bắc xâm.

 

Ghi chú:

Để ghi danh tham dự ngày tổng vận động cho nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam:

http://events.constantcontact.com/register/event?llr=rrd6eedab&oeidk=a07e9d1lmx99cba75de, hay email cho cô Bùi Thảo Nhi: ntb9388@yahoo.com, hay gọi điện thoại cho cô Kim Cúc: 703-538-2190.

Đây là lịch trình làm việc của Hạ Viện Hoa Kỳ (mục tiêu vận động chính của chúng ta là Hạ Viện): http://majorityleader.gov/Calendar/

Theo đó, Quốc Hội sẽ nghỉ Lễ Độc Lập đến ngày 8 tháng 7 mới nhóm họp trở lại. Họ sẽ làm việc 4 tuần trong tháng 7. Trong tháng 8 Quốc Hội hoàn toàn không làm việc. Tháng 9 và 10, Quốc Hội chỉ làm việc tổng cộng 3 tuần. Sau cuộc tuyển cử, Quốc Hội quay lại làm việc hai tuần trong tháng 11 và hai tuần trong tháng 12. Ngày 13 tháng 12 Quốc Hội bãi khoá cho năm 2014.

Bài liên quan:

Dân Chủ và Nhân Quyền Cho Việt Nam: Cuộc Chạy Nước Rút

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2882

16 tháng 7: Cuộc Tổng Vận Động Chót Cho Năm Nay

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2880

 







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2883