Cưỡng Chế Thi Hành Trách Nhiệm Khai Thuế
Date: Friday, September 23 @ 14:18:00 EDT
Topic: Tài Chánh


Thuý Chi và Thành Phan
(tiếp theo kỳ trước)

Căn cứ trên bản án và các chứng cứ buộc tội tại phiên tòa, cho đến ngày 27 tháng 5 năm 1997, Bentson vẫn điều hành các cơ sở kinh doanh mang tên Western Information Network và Bentson Group, cả hai đều ở Payson thuộc tiểu bang Arizona. Hắn thường tự nhận là một chuyên gia về thuế vụ và đã tuyên bố với khách hàng những điều không đúng sự thật như “Các quy định thuế thường chỉ áp dụng riêng cho các cá nhân sống ở quần đảo Virgin (the Virgin Islands), đảo Guam, và Puerto Rico. Bentson cũng tuyên bố với khách hàng rằng họ không phải đóng thuế (they were not taxpayers), không có những khoản lợi tức kiếm được do làm việc (had not earned income) và không bắt buộc phải đóng thuế cho chính phủ liên bang (were not required to pay federal income tax).

Trong buổi xử án, một số các nhân chứng đã khai trước toà rằng những lời khuyên xằng bậy của Bentson đã làm cho tình trạng thuế má của họ đã tệ trở nên tệ hơn, và cũng chính vì vậy họ mới bị truy tố hình sự. Các chứng cứ trình tại toà cũng đồng thời cho thấy Bentson đã mở một tài khoản ngân hàng ở quần đảo Cayman và yêu cầu khách hàng gởi trả các khoản tiền công cho hắn bằng tiền mặt hoặc bằng chi phiếu dưới tên người khác. Hành động này nhằm gây khó khăn cho IRS lần theo các dấu vết các nguồn lợi tức không khai thuế của hắn.

5. Vụ án Rober E. Nolen ở Texas
Ngày 16 tháng 5, 2005 tại toà án Sherman thuộc Tiểu Bang Texas, Rober E. Nolen đã bị kết án 37 tháng tù giam và 3 năm tù treo sau khi mãn hạn tù. Trong phiên toà này Nolen đã buộc phải đóng $60,000 tiền phạt, $300 lệ phí tiến hành vụ án , và bồi thường thiệt hại cho IRS số tiền $453,275.

Sau phiên toà kéo dài một tuần, ngày 12 tháng 11 năm 2004, Nolen nhận đã vi phạm luật thuế với 3 tội danh. Nolen điều hành một phòng nha mang tên Anesthesia Associated ở Flower Mound thuộc bang Texas để hành nghề nha sĩ. Trong phiên tòa kể trên, bên khởi tố đã đưa ra những chứng cứ cho thấy từ những năm từ 1995 đến 1999, Nolen đã nhận được tổng số tiền $770,000 qua cung cấp dịch vụ nha khoa cho khách hàng. Số tiền này là lợi tức phải đóng thuế và số tiền thuế phải đóng trong thời gian này là $314,000. Tên này đã cố tình trốn thuế bằng cách không khai nộp hồ sơ thuế suốt 5 năm này và giấu giếm số tiền kiếm được trong các tài khoản ngân hàng dưới tên người khác nhưng thực tế là của hắn. Bồi thẩm đoàn kết luận Nolen đã sử dụng những thủ thật tinh vi để trốn thuế nhưng vẫn không thể tránh được và phải trả cái giá của những người cố tình vi phạm luật pháp.

6. Vụ án trốn thuế của 5 người ở Hawaii
 Tại Honolulu ngày 16 tháng 5 năm 2005, năm người cư dân (1) Royal LaMarr Hardy (2) Ursula A. Supnet (3) Michael L. Kailing (4) Fred M. Ortis và (5) Terry Leroy Cassidy đã bị kết án đồng mưu lừa đảo Chính Phủ Hoa Kỳ nhằm cản trở quá trình điều tra của Sở Thuế Vụ. Những tên này đã cùng chủ mưu bán các tài liệu in sẵn để thực hiện các hành động lừa đảo. Hậu quả của việc làm này đã làm thất thu hơn 8.7 triệu mỹ kim tiền thuế.

Ngoài ra, hai tên Hardy và Supnet còn bị kết án với một tội danh khác.  Chúng đã cùng nhau thực hiện âm mưu dấu diếm các nguồn tiền kiếm được từ các hoạt động lừa bịp kể trên. Trong những năm 1995, 1996 và 2001, tên Hardy đã không khai nguồn lợi tức gồm $491,000, $397,000 và $247,000 để trốn thuế. Chiếu theo bản cáo trạng và các chứng cớ trình tại toà, Hardy và Supnet đã cùng nhau điều hành vụ lừa đảo này khi chúng tự nhận là giám đốc và quản lý tổ chức mang tên “The Cornerstones of Freedom Research Foundation.”

Các yếu tố buộc tội vi phạm luật thuế gồm việc sử dụng các quỹ tín dụng giả mạo, hành vi dối trá lừa gạt khách hàng về việc chuyển các khoản tiền hưu bỏ vào quỹ IRA ma và âm mưu lừa đảo mệnh danh “Reliance Defense.” Với âm mưu này bọn chúng cung cấp các thư và tài liệu cho khách hàng với mục đích cổ vũ người nhẹ dạ mua các sản phẩm của chúng tin rằng việc khai thuế lợi tức chỉ là hành động tự nguyện và bộ luật thuế vụ của Hoa Kỳ không buộc bất cứ cá nhân nào phải có trách nhiệm đóng thuế lợi tức cho chính phủ.

Trong trò bịp bợm ma quỷ này, tên Kailing và Ortiz đã đóng vai người gởi các thư ngỏ cung cấp các ý kiến giả mạo tạo thuận lợi cho bọn chủ chốt Hardy và Supnet. Tên bịp bợm thứ năm, Cassidy, làm công việc tiếp thị cho sản phẩm ma “the Reliance Defense” và các mưu mô lừa đảo khác ở tiểu bang Washington.

7. Vụ án Abraham Kennard lừa đảo hàng ngàn nhà thờ và nhiều tổ chức phi lợi nhuận
Vào ngày 5 tháng 5 vừa qua tại phiên toà xử ở thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia tên Abraham Kennard chính thức nhận lãnh bản án 17 năm và 3 tháng tù giam và 3 năm tiếp theo tù treo. Tên Kennard cũng bị buộc phải bồi thường cho các nạn nhân số tiền 7.9 triệu mỹ kim và hơn $598,000 cho Sở Thuế Vụ. Tính chung cả các khoản tiền phạt và tiền lời từ các khoản thuế chưa đóng, tên này phải hoàn lại cả thảy hơn 1 triệu mỹ kim cho IRS.

Trước đó, trong phiên toà xử ngày 7 tháng 2 năm 2005, Kennard đã nhìn nhận tội lỗi với hơn 116 tội danh gồm các hành vi vi phạm luật thuế như: rửa tiền, có âm mưu vi phạm các quy định chống tội rửa tiền, và gởi thư giả.

Kennard đã lừa đảo cả thảy hơn 1,600 nhà thờ và nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác số tiền hơn 9 triệu mỹ kim tính từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 10 năm 2002.

Các chứng cứ dẫn tại toà cho thấy tên này đã rút và chuyển số tiền hơn 3 triệu mỹ kim từ các khoản tiền hắn nhận được trong quá trình lừa đảo vào tài khoản riêng của hắn, của bạn gái hắn và một số những thành viên trong gia đình hắn.

Mạch Sống Số 38, tháng 8, 2005

 







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=285