CHUÔNG ĐÊM GIÁNG SINH
Date: Friday, February 18 @ 13:08:19 EST
Topic: Tuổi Hạc


Trời sắp sang đông. Từ năm giờ chiều đèn đường đã sáng; còn vài tuần nữa là đến Giáng Sinh; hoa đăng xanh, đỏ chiếu rực trên tiền diện các tiệm, quán hai bên đường. Không khí ngày hội như được mời gọi bằng những dòng người tấp nập mua bán khắp nơị Hôm đó là ngày cuối tuần, cha bận việc nên chàng chở mẹ đi thăm ngoại theo thông lệ mỗi tuần và bây giờ là chuyến trở về.

Xe rời nhà ngoại chạy được một khoảng khá xạ Đến gần ngả tư đường Allamano và  Sebastopoli chàng giảm tốc độ vì đèn lưu thông bật màu đỏ. Chàng thắng xe dừng lại, một chiếc Alfa đen chắn trước đầu xe chàng. Một cô gái từ vệ đường ranh giới giữa hai chiều xe tiến ra giữa lộ, trên tay cầm bốn con ky màu vàng bằng nhựa. Thiếu nữ rất trẻ, mái tóc nâu vàng xoắn quăn đuợc cột gọn thành búi phía sau không làm cô “người lớn” hơn chút nào hết.



Huỳnh Ngọc Nga

Ánh đèn đường soi chiếu làn da mịn, chiếc cổ cao, đôi mắt sáng, cánh môi hồng cũng đủ cho người nhìn đoán cô chỉ khoảng chừng trên dưới hai mươi là cùng. Trời chiều, gió thổi từng cơn lạnh buốt vậy mà cô chỉ mặc mong manh bộ váy áo của nhóm người “bô hê miêng” với một chiếc khăn len choàng quấn cổ. Đến trước chiếc Alfa cô ngừng lại bắt đầu thảy ky làm trò như những nghệ nhân xiếc. Cô thảy rất thành thạo đẹp mắt. Những con ky lên xuống như một chuổi ky liên tiếp dính liền nhau trên đôi tay thoăn thoát của cô. Biểu diễn chừng một phút cô dừng tay bỏ bốn con ky vào chiếc túi đeo trước ngực và bắt đầu đi từng xe để xin tiền. Chủ nhân chiếc Alfa mắt ngó thẳng về phía trước như chẳng quan tâm đến người “nghệ sĩ” bên đường. Cô gái tiu nghĩu bước đến chiếc xe phía sau, thấy chàng mặt cô dường như tươi lên, khẽ nhoẻn miệng cười duyên cô xoè bàn tay ra, chờ đợị Chàng lắc đầu vì không đem theo tiền và cũng vì không thích lối “làm ăn” giữa đuờng như vậỵ Cô gái dợm bước đi nhưng mẹ chàng kêu cô lại và mở hộp xe lấy ra hai đồng euro bỏ vào tay cô. Bàn tay xanh xao gầy ốm như vóc dáng thanh mảnh của nàng. Nét vui thoáng hiện, cô nhỏ nhẹ hai tiếng cám ơn rồi đi nhanh về xe phía sau; đến xe thứ tư thì đèn xanh bật sáng, cô bước vội lên lề đường trước khi những chiếc xe nối đuôi nhau tiến về phía trước.

Xe chạy. Mẹ chàng còn ngoái đầu nhìn lại để xem cô gái thế nào; mẹ chép miệng thở dài:

Tội nghiệp, trời lạnh và tối như vầy mà phải đứng diễn trò. Không biết mỗi ngày cô ấy kiếm được bao nhiêu tiền?

Chàng nhún vai, cười:

Sao mẹ khéo lo chuyện ngoài đường. Cô ta phải ăn mặc như thế để làm động mối từ tâm của mọi người mà dễ xin tiền. Mẹ không nghĩ thế saỏ Con không thích mình cho tiền dễ dàng như vậy, thiên hạ thấy được sẽ kéo nhau ra đường mở gánh xiếc làm mất trật tự đường xá hết trơn mẹ à.

Giọng mẹ thoáng vẻ không hài lòng:

Con không được nói như vậỵ Không ai muốn sống cảnh khốn khó cả, vì cuộc sống phải bất đắc dĩ làm như thế thôị Chúng ta may mắn hơn người có đầy đủ áo cơm, phải biết thương những kẻ bất hạnh hơn mình. Vài đồng bạc đối với chúng ta chẳng là bao nhiêu, nhưng biết đâu đó là tiền để mua buổi cơm chiều cho cô ấỵ “Miếng khi đói bằng gói khi no”, tục ngữ Việt Nam thường  nói thế, mẹ dạy con bao nhiêu lần, con không nhớ saỏ Đôi khi vì miếng ăn người ta có thể làm điều xấu, giúp người tránh được điều xấu đó là mình đem hạnh phúc cho người và cho ta, con biết điều nầy không?

Chàng trai  biết mẹ sắp giận nên vội vã nói:

Xin lỗi mẹ, con quên.

Chàng quên thật tình, quên mẹ đã từng nói rằng người Việt là giống dân hiếu hòa, hay xẻ chia cơm áo, quên trong người chàng có nửa giòng máu Việt của mẹ đang luân chuyển chung với nửa giòng máu Ý của chạ Chàng đang nói với mẹ bằng giọng điệu quê cha, xứ sở của kỹ nghệ, của khoa học tân tiến, lấy máy móc, sản xuất làm chuẩn mực định đo cuộc sống. Một số người dân nơi đây đang cố xóa tan dĩ vãng những năm tháng đói nghèo vì chinh chiến, quên cả thời con cháu cựu đế quốc La Mã phải di dân tìm đất sống tận bên kia Mỹ châu xa thẳm. Chàng đang bị ảnh hưởng của Lega, một đảng phái kỳ thị chủng tộc Ý, làm mất đi bản tính hiền hòa cố hữu mà mẹ cha chàng đã uốn nắn chàng từ thuở còn thơ., đảng phái đó lợi dụng tình trạng một số di dân đến từ các nước kém mở mang ngày càng một đông để cổ động phong trào bài ngoại mạnh mẻ vì trong những di dân đó có một số thành phần bất hảo cướp của, giết người, buôn ma túy, nuôi gái mãi dâm, v.v. làm xáo trộn đời sống an lành của người bản xứ khiến họ đâm ra  có thành kiến với người lưu lạc. Ngày trước chàng cũng biết chan hòa chia xẽ với mọi người lắm chứ, nhưng những con tàu lớn, nhỏ cứ lần lượt đưa di dân khắp nơi đến đây khiến tình hình kinh tế, chính trị nước Ý nầy ngày càng trở nên khó khăn hơn  khiến chàng đâm ra ác cảm với những người ngoại chủng. Nếu không nhờ có mẹ và cha chàng.

Cha chàng nhắc nhở chàng nhớ lại lịch sử di dân của dân tộc Ý, một dân tộc hào hùng trong quá khứ và một số người dân nơi đây như vẫn còn ngủ mê với những quá khứ hào hùng đó để miệt khinh đám di dân khốn khổ đang từ muôn phương tìm đến. Riêng cha thì trái lại, cha bảo chính những người ngoại chủng đó đang chống đở cho đất nước của chàng tránh khỏi tình trạng thiếu nhân lực, suy giảm sản xuất, và nhất là giữ mức quân bình cho dân số vì người dân nơi đây số sinh rất thấp trong  lúc số người già lại gia tăng. Cha bảo cuộc sống thời nay không phải như thuở xa xưa, lúc mỗi quốc gia chỉ biết khư khư sống cho riêng mình mà phải biết nương tựa, giúp đở nhau, ít ra cũng phải tôn trọng những ký kết trên văn bản, hiệp ước quốc tế giữa các cường quốc và các xứ sở chậm phát triển. Lời cha có lý, cái lý của người dân một nước giàu mạnh đang ban phát ân huệ cho kẻ khác và có cả tình người, cha bảo bất cứ môi trường nào cũng có kẻ tốt, người xấu,  nói theo cách của mẹ thì “mía sâu có đốt, nhà dột có nơi”. Cây mía mẹ nói không phải chỉ đơn thuần là một sản vật để ví von mà còn là một cái tên trong muôn ngàn cái tên khác để mỗi khi có dịp là mẹ nhớ một nơi mà mẹ đã bỏ ra địChàng chợt nghe hối hận khi nói câu phủ phàng về cô gái lúc nảy mà quên rằng mẹ chàng cũng là một di dân từ phương xa đến.

Không biết ngày mẹ đặt chân lên đất Ý trời đẹp hay xấu, chàng chỉ nghe mẹ kể lúc đó mùa đông sắp tàn, trời vẫn còn lạnh giá, mẹ đem sang xứ người niềm đau của bông lúa nhỏ trời nam bị bứng gốc để theo gió bay tận trời tâỵ Bông lúa nhỏ nhoi quá nên không mang nổi hết nắng miền nhiệt đới sang sưởi ấm tâm hồn mẹ trong những ngày đầu phiêu bạt. Mẹ may mắn có dì dượng bảo trợ để không phải giải dầu  cơ cực vậy mà mẹ vẫn khóc vì nổi nhớ  thương về cố quận. Nước mắt đó được cha lau khô bằng mối duyên thiên lý, bằng sự chào đời của hai anh em chàng. Hơn hai mươi sáu năm qua rồi, mái ấm gia đình đã đem đến cho mẹ nụ cuời, nhưng cứ mỗi độ đông về trong nụ cười của mẹ như phảng phất đâu đây vẻ ngở ngàng trong mùa đông đầu của một cánh thiên di nơi đất lạ. Mẹ bảo phải đi xa mới biết nhớ nhà, phải lênh đênh đất khách mới biết quê hương mình là đệ nhất. Mỗi lần nói về nơi chốn đó mắt mẹ long lanh sáng,  mẹ cười xa xăm, kể quê hương VN của mẹ có dáng  thanh mảnh của một hình cong chữ S  trải dài bên bờ Thái bình dương xanh ngát hiền hòa, có núi cao, sông dài, đất rộng mênh mông với miền trung như một đòn gánh mang hai đầu hai thúng lúa bắc, nam.  Hai miền nam bắc đó xuyên sơn cách trở nên dù chung máu xương da thịt vẫn khác biệt bao điều, miền nam của mẹ không biết bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cũng như miền bắc xa xăm không có hai mùa mưa, nắng; tính người cũng chẳng giống nhau, Bắc uyên thâm cẩn trọng, Trung kiên nhẩn cần cù, Nam hồn nhiên quảng đạịTất cả các tính chất đó tụ hội lại để dân tộc Việt của mẹ mang đủ đầy sắc thái của một nơi mà địa linh, nhân kiệt đã tạo nên biết bao trang sử oai hùng. Khác nhau vậy đó nhưng trên trái đất rộng lớn nầy có lẻ chẳng dân tộc của một quốc gia nào có danh nghĩa “đồng bào” như nước Việt ngàn thương của mẹ,  vì dân tộc Việt cội nguồn con Rồng, cháu Tiên chung bọc trăm trứng của Tổ mẫu Âu Cơ sinh ra mà. Đó là huyền sử VN mẹ vẫn kể mãi cho anh em chàng nghe, còn những gì thực nhất của quê ngoại chàng vẫn được biết đến là từng món ăn Việt mẹ nấu hàng ngày hay trong những ngày giổ, Tết mang đậm tính dân gian mà mẹ vẫn đem theo trong cuộc sống đờì thường cho dù không trọn vẹn  đủ đầy hình thức, làm sao đầy đủ được khi bên kia trời nam mọi ngườì nôn nao đón Tết với nắng ấm, mai vàng thì bên đây sương giăng, gió rét. Mẹ sống hòa nhập như hạt đường tan trong nước, đem ngọt ngào cho cha con của chàng để tạ tình người bản xứ và cố dấu trong tâm nổi nhớ nhung khi mỗi độ đông về.

Tuần lể sau cả nhà chàng lại đến thăm ngoại,  trước khi đi không hiểu sao chàng lại nhớ đến cô gái thảy ky và  cẩn thận bỏ vào túi vài đồng tiền lẻ,  mấy viên kẹo gừng gủa người nhà bên VN mới gửi sang. Chàng nghe mẹ thường nói “tiết đông hàn ăn gừng ấm dạ”, hy vọng đứng giữa trời trống trải, chút vị gừng cay sẽ làm cô gái bớt lạnh lùng. Và cũng ở khúc đuờng của tuần trước, cả mẹ và chàng đều thấy cô gái, cô đứng co ro dưới gốc cây bên đường, xe chàng không ngừng lại được vì lúc đó không phải đèn đỏ để ngừng.  Dưới ánh đèn đường, bóng cô gái khuất  dần dưới những tàn cây,  mẹ ngoái đầu nhìn lại như lần trước và cũng không thiếu tiếng thở dài, chàng  trấn an mẹ:

Tuần sau con sẽ canh đúng đèn đỏ để ngừng, con giữ tiền lẻ và mấy viên kẹo gừng trong hộc xe cho cô ấy kỳ gặp tới nghen mẹ.

Mẹ gật đầu,  nhìn chàng, vẻ hài lòng hiện lên trong đôi mắt mẹ và trong mắt chàng mẹ cũng thấy ánh lên nét đợi chờ. Mẹ tự hỏi,  sự quan tâm của cậu con trai xuất phát từ tâm từ nhân ái hay từ nhan sắc dễ thương của cô gái thảy ky bên đường và bà mỉm cười vì dù gì đi nửa thì đó cũng là dấu hiệu của tình người với nhau.

Thời gian qua thật nhanh vào những ngày cuối năm, cứ như bánh xe nai của ông già Noel kéo ngày tháng bay mau để ông kịp thu gom quà cáp dành cho lủ trẻ đang háo hức đợi chờ trong đêm lể hộị Nếu ai hỏi chàng tin hay không chuyện ông Noel  chàng sẽ đáp chàng tin hết tất cả những gì tốt đẹp mà các tôn giáo truyền lại cho thế gian nầỵ Gia đình chàng là một cộng đồng bé nhỏ đa sắc màu, đa tôn giáo với những thành viên sống yêu thương và tôn trọng lẫn nhaụ Cha mẹ chàng không nệ hà chuyện da vàng, da trắng, chuyện Chúa - Phật một nhà thì tại sao chàng lại phải thắc mắc vấn đề có hay không ông Noel đem quà cho trẻ giữa đêm Chúa ra đờị Cha bảo tôn giáo do con người tạo ra, lấy đó làm gốc để giữ nền nếp xã hộị Mẹ bảo trời cao cai quản muôn loài, Phật hay Chúa chỉ là danh xưng của đấng tối cao để làm đuốc soi đường cho thế nhân biết đâu là sai, trái để hành xử với đờị Theo mẹ lẫn cha, không có tôn giáo nào xấu mà chỉ có người hành đạo sai trái làm xấu mặt tôn giáo mà thôị Với cha tin hay khôg chẳng quan trọng, cốt yếu là đừng hại người và đừng làm điều trái với lương tâm. Mẹ bảo phải tin, vì người có đức tin biết sợ làm ác và yêu điều thiện đức.  Gia đình chàng có ngày vui mừng Phật đản, Vu Lan, ngày cúng giổ tổ tiên ông bà và có cả những ngày vui lễ Phục sinh, Giáng sinh . Bây giờ dù  không còn bé bỏng nhưng anh em chàng vẫn nôn nao đợi đêm Giáng sinh trang trọng, đó gần như ngày Tết của quê mẹ xa xôi, ngày mà mọi người quần tụ bên bếp lửa gia đình khi ngoài trời băng giá. Chàng lại thơ thẩn nhớ cô gái thảy ky và tự dưng muốn biết cô ấy thế nàọ Chiều nay từ viện đại học về, chàng lái xe đi ngược đường đến ngả tư cô vẫn hay đứng làm trò xiếc với hộp bánh nhỏ trong xẹ Nhưng thật lạ, dù đã đậu xe bên lề gần đó để không phải án chắn lưu thông nhưng chàng chẳng thấy bóng dáng cô đâu hết, nhìn trước, ngó sau chỉ hoài công vô ích. Chàng quay xe về nhà, không kể gì với mẹ, nhưng một chút bất an len nhẹ vào hồn.

Những ngày sau đó mọi nghĩ suy về cô gái của chàng rồi cũng tan vào nhịp sống, chàng còn làm luận án ra truờng  nộp vào những ngày đầu năm mới, bây giờ lại phải chuẩn bị quà sinh nhật cho thằng bạn thời trung học. Cái thằng Maurizio nầy sao khéo chọn ngày để ra mắt với đời, nhằm ngày Giáng sinh nó lại tu oa để hưởng ké ân sủng nhà trời, cứ mỗi năm lúc mọi người hoa đèn ăn lể  mừng Chúa ra đời cũng là dịp nó thổi bánh mời sinh nhật bè bạn gần xạ Chàng và nó ở cùng chung cư, học chung trường từ tiểu học đến trung học, lấy xong bằng Tú Tài chàng vào Đại học thì nó lại thi vào ngành cảnh sát và mặc áo “bạn dân” từ mấy năm naỵ Chiều nay như lệ thường hằng năm, chàng lên áo quần tươm tất, cầm quà đi thẳng đến nhà Maurizio trước khi nói với cả nhà rằng chàng sẽ về kịp trước lể nửa đêm để chung vui với ngoại và gia đình các dì, cậu.

Người nhà Maurizio đón chàng ở cửa, bạn chàng vẫn chưa về, bên trong nhà trang hoàng rực rở,  ồn ào tiếng cười nói chen lẫn tiếng nhạc nhẹ phát ra từ chiếc hi-fi ở cuối phòng, vị hôn thê của Maurizio tiến đến bên chàng  chào hỏi thân mật và nói:

Chúng ta phải đợi thôi, Mauri mới gọi điện về nói là bận công vụ bất ngờ và sẽ về hơi trể một chút.

Nhưng chàng  và mọi người không phải đợi lâu lắm, chỉ độ hơn nửa giờ sau thì Maurizio  về đế nơị Không khí nhộn hẳn lên trong lúc chàng cảnh sát trẻ vừa tháo khăn áo mùa đông vừa giải thích rõ ràng hơn lý do sự về muộn của mình:

Mình xin về sớm rồi đó chứ, nhưng tới giờ chót xếp hạ lệnh đi tảo thanh “chị em ta” ở khu vực gần công viên Valentino, khoảng đường Massimo d’Azegliọ Xếp bảo, ngày Chúa ra đời thanh phố phải sạch sẽ. Bây giờ thì xong rồi, chúng ta bắt đầu vào tiệc nghen.

Maurizio kéo ghế ngồi gần chàng, bên kia là cô bạn gái của nó, vừa đưa dĩa  bánh cho chàng nó vừa hỏi:

Năm nay mầy có thể ở lại lâu hơn với bọn tao hay lại về sớm như mọi năm.

Chàng búng tay vào ly, trả lời:

Bộ mầy muốn ông bà via của tao nổi dóa lên saỏ Thông lệ nhà tao là đêm Giáng sinh mọi người  trong nhà phải có mặt đầy đủ, mầy biết mà.

Maurizio gật gù ra vẻ hiểu biết rồi tặc lưỡi, nói:

Nghĩ cũng tội nghiệp mấy cô nàng bị bắt chiều nay, giờ nầy đáng lẻ họ phải đoàn tụ chung vui với gia đình chứ đâu phải ngồi tù, ngồi trại như thế này, đa số họ là dân  Đông Âu sang đây tìm việc kiếm sống, không hiểu làm sao lại lâm vào nghề nầỵ

Và như sực nhớ ra điều gì đặc biệt, nó khẻ liếc nhìn vị hôn thê  rồi ghé tai nói nhỏ với chàng:

Có một con nhỏ tuy mặt mủi phấn son nhưng  ra dáng con nhà đàng hoàng, đẹp và dễ thương lắm. Tao lén chụp được hình nó trong điện thoại di động đây.

Xoay qua cô bạn gái, thấy nàng đang tíu tít huyên thuyên cùng người ngồi cạnh, nó đưa tay vào túi áo lấy  chiếc điện thoại di động nhỏ xíu ra bấm tìm hình đưa cho chàng xem. Chàng bỗng giựt mình khi thấy khuôn mặt nai tơ của cô gái thảy ky hiện lên, cũng mái tóc xoắn quăn búi ngược sau gáy, đôi mắt nai, chiếc mủi thanh tú, cánh môi hồng, làm sao có thể lầm được. Giật chiếc mày trong tay bạn, chàng hỏi tới tấp:

Cô gái nầy tao biết, cô ta đâu làm “chị em ta”, cô ta thảy ky làm xiếc kiếm tiền trên đường đi Le Gru  ở góc Sebastopoli và Alemano mà, coi chùng mầy bắt lầm người vô tội đó.

Maurizio nhăn mặt, có vẻ không tin:

Thật không? Tao có thấy cô ấy thảy ky, thảy kiết gì đâụ Trời lạnh như cắt mà cô ta ăn mặc thật hớ hênh, đang đứng chùm nhum quanh đống lửa nhỏ cùng các “chị em ta” khác đó chứ. Có điều khi bị bắt, trong lúc các cô kia om xòm phản đối thì cô ta lặng lẻ khóc, tao thấy lạ nên lén chụp hình ả để đem về cho tụi bây coị Hình như cô ta là người Romeni thì phải.

Chàng chợt nghe chút gì quặn thắt trong lòng, giờ thì chàng đã hiểu vì sao mình có sự bất an từ buổi chiều không gặp cô gáị Chàng bồn chồn hỏi bạn:

Bây giờ cô gái nầy ở đâu?

Ở Sở Cảnh Sát thành phố chổ tao làm chứ ở đâụ Mầy hỏi chi vậy? Không lẽ muốn đi gặp cô ta?

Chàng gật đầu, kể lại những gì mình nghĩ về cô gái trong lần đầu gặp cô thảy ky trên đường, kể luôn những lời mẹ trách, chàng thở dài nói với bạn:

Có lẽ không kiếm được tiền độ nhật qua ngày nên cô ấy ép buộc chọn cái nghề không vốn nầỵ Mẹ tao nói đúng, những đồng tiền mình phung phí tiệc tùng, quà cáp, nếu xén bớt lại chút đỉnh có thể giúp được người khác không lâm vào cảnh khốn khổ như vậỵ Tao muốn đi thăm cô ấy trước lễ nửa đêm, mầy đi với tao không? Tụi mình sẽ về nhanh mà.

Maurizio lưỡng lự:

Tao mới về nhà, ngồi chưa nóng chổ mầy lại muốn tao đi nửa à? Mà sao mầy lại quan tâm đến cô bé đó vậỷ Bộ cảm cô nàng hả?

Chàng bất ngờ nổi nóng:

Không đi thì thôi, tao đi một mình. Bộ phải “cảm” mới tìm thăm “nó” được saỏ Tao muốn làm một điều thiện trong đêm Chúa ra đời, chỉ vậy thôi:

Nói xong chàng xô ghế đứng dậy, Maurizio cũng đứng lên, mọi con mắt đổ dồn về phía hai ngườị Maurizio giơ tay lên giải thích:

Các bạn chịu khó chờ thêm khoảng nửa tiếng nữa nghen, mình phải đưa thằng khó chịu nầy đi có chút việc riêng.  Yên chí, mình sẽ về trước khi chuông giáo đường đỗ mừng Chúa ra đời và mừng... sinh nhật mình, hà hà... Giulia, cưng thay anh tiếp các bạn, anh sẽ kể lại mọi chuyện cho em và mọi người cùng nghe sau.

Nói xong nó quơ tay cầm mấy hộp bánh Pandoro, Panettone, một chai rượu vang để sẳn trên bàn rồi cùng chàng bước ra khỏi cửa, bỏ lại sau lưng  gương mặt ngơ ngác của vị hôn thê và đám bạn bè.

Cả hai đến Sở Cảnh Sát độ mười lăm phút sau đó, Maurizio  cho nguòi dẫn cô gái có hình trong máy di động lên phòng làm việc của nó có chàng đang đứng đợi. Chàng hồi họp chờ, không biết phải nói gì khi gặp nàng, cả hai đâu phải người quen của nhaụ Cô gái đến, tóc tai bơ phờ, đôi mắt viền đen, môi son đỏ chót, một chiếc áo khoác ngoài của ai đó cho mượn phủ tạm trên bộ đồ mong manh ngắn củn cởn của cô, cô ủ rủ như người bịnh chưa dứt. Chàng chăm chú ngắm cô, đúng là cô gái thảy ky bên đưòng đây rồị Maurizio hất hàm hỏi bạn:

Phải người mầy nói đây không?

Chàng gật đầu thay câu trả lòi, xúc cảm nhìn cô gái:

Cô là người thảy ky trên góc đường  Alemano và Sebastopoli phải không? Sao cô không thảy ky nữa mà lại vào đây?

Cô gái ngó chàng, nét ngạc nhiên hiện rõ trong đôi mắt. Cô không nhớ chàng là ai nhưng đúng cô là người chàng đang muốn biết. Bằng giọng lơ lớ khẩu âm ngoại quốc, cô ấp úng:

Không ai cho tôi tiền nữa cả. Tôi đói và có người xui tôi “đứng đường” kiếm khách để có tiền – Cô bật khóc – Tôi đâu muốn làm nghề nầy, tôi đâu muốn vào đây.

Chàng ngó Maurizio như thúc bạn làm một điều gì. Anh chàng cảnh sát dịu dàng nói với cô gái:

Cô an tâm, vài ngày nửa mọi việc sẽ được xét xử sao cho hợp tình, hợp lý. Cô sẽ không phả trở lại nghề nầy nửa đâụ Sẽ có cơ  quan xã hội quan tâm lo mọi việc cho các cô. Chúng tôi đến đem cho cô và các bạn cô chút bánh, rượu mừng Giáng sinh.

Đợi Maurizio ngừng nói, chàng  móc bóp lấy trong đó số tiền ít ỏi còn lại  rồi đặt vào tay cô gái, chàng ngập ngừng nói:

Tôi gửi cô chút ít để tiêu dùng khi cần. Mong cô lập lại cuộc sống mới, nhiều may mắn, hạnh phúc hơn.

Cô gái lúng túng cầm lấy, cô lí nhí cám ơn giống như ngày nào chàng nghe cô cám ơn mẹ  chàng. Kim đồng hồ tường chỉ mười một giờ rưỡi khuya,  Maurizio nhờ người đưa cô gái trở lại phòng giam. Cô khẻ cúi chào chàng và Maurizio kèm theo câu chúc:

Buon Natale e grazie di nuovo. (Chúc mừng Giáng sinh và xin cám ơn lần nửa).

Chàng và Maurizio cũng chúc lại cô, gương mặt cô gái như sống động hơn lúc chàng mới đến và chàng cũng nghe nhẹ lòng hơn khi tiếng bạn chàng thúc hối bên tai:

Chúng ta cùng về chứ? Hay mày muốn ở lại đây với cô nàng? Mọi người đang chờ chúng ta đó “ông tướng” à.

Họ về đến khu phố đúng lúc chuông nhà thờ gần đó vang đổ từng hồi báo hiệu giờ Chúa ra đời, trước khi mở cổng sắt chung cư, chàng xiết tay bạn:

-  Cám ơn mày, Maurzio, nhờ có mày tao đã làm đuợc một điều tốt trong đêm Giáng sinh.

Maurizio vừa cười vừa lắc đầu, nói:

Tao phải cám ơn mầy mới đúng. Mầy đã cho tao một ngày sinh nhật đầy ý nghĩa.

Chia tay Maurizio ở cửa nhà bạn sau khi chúc mừng sinh nhật nó và mừng Giáng Sinh, chàng phóng nhanh về  nhà, người mở cửa cho chàng là mẹ, nét lo như còn đọng lại trên mặt  khi mẹ nhìn thấy chàng:

Mẹ tưởng con quên giờ về rồi chứ.

Chàng ôm hôn mẹ:

Chuông đổ kìa mẹ ơi, con về đúng giờ Chúa ra đời đâỵ  Chúc mẹ giáng sinh vui vẻ.

Mẹ và mọi người trong nhà cùng im lặng lắng nghẹ Ngoài kia tiếng chuông vẫn từng hồi vang đỗ, đêm như sáng rực yêu thương nhân loại, đêm như dài không dứt tiếng chuông của Đêm Thánh Vô Cùng.







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2147