Cảm Nghĩ của Cháu Về ông Bà Nội, Ngoại
Date: Monday, February 14 @ 19:07:03 EST
Topic: Sống Đẹp


Nguyễn Xuân Long biên dịch

Tôi đã được cái hồng phúc là có được cả hai ông bà nội, và hai ông bà ngoại cho dến khi tôi được 16 tuổi đờị  Tuy dầu vì công tác của cha tôi đã cắt bớt đi thời gian mà tôi có thể sống gần với hai ông bà nội, ngoại, gia đình chúng tôi đã luôn luôn tìm cách sắp xếp để có cơ hội về thăm hai đôi ông bà trong muà hè, rồi sau đó mới lại trở về nhà.

Tôi muốn dùng cơ hội này để thưa với quý bạn về mỗi vị đáng kính này của tôị Nếu thật sự chúng ta chính là phản ảnh từ nơi mà chúng ta được tạo dựng, thì tôi thấy mình giống như đang nhìn mình qua chiếc kính soi mặt. Bởi vì tôi đã đến từ cha mẹ tôi và các ông bà.



Những thái độ và niềm tin của họ đã được gắn liền vào tâm khảm của tôi từ lâu lắm rồi. Trước hết tôi muốn nói về bà nội của tôi. Bà là một người đàn bà luôn có lòng yêu thương và ân cần với mọi người. Tuy tôi không có một vật kỷ niệm vào từ bà nội, nhưng tôi chỉ có một bức ảnh được chụp chung với bà khi tôi còn bé thơ.  Trong tấm hình đó, khuôn mặt của bà vẫn còn rạng sáng dầu là bức ảnh đã trở nên cũ kỹ theo thời gian. gettyimages.com

Trong tôi vân còn nhiều ký ức về bà, nhưng có một điều mà tôi vẫn nhớ hoài đó là bà nội tôi đã không bao giờ bỏ giờ để học và thi lấy bằng lái xe hơi. Hồi nhỏ tôi đã rất lấy làm lạ về điều này, nhưng hình như điều đó không quan trọng đối với bà.  Vì bà đã luôn bỏ giờ trong ngày nghỉ cuối tuần để dẫn tôi hay là em tôi đi chơi. Tôi rất là yêu dấu những kỷ niệm này là vì bà luôn đi với một cháu mà tôi. Khi nào mà tôi được đi với bà, thì y như rằng bà sẽ cho tôi cùng bà đi taxi đến một nhà hàng để ăn sáng, và sau đó là được đi sắm đồ.  Thật tình tôi đã chẳng nhớ mình đã được những quà gì, nhưng chỉ nhớ là tôi thấy mình rất vui vì biết bà chỉ muốn bỏ giờ riêng để cùng vui với một đứa cháu như tôi.

Tôi nghĩ có lẽ vì thế mà sau này lớn thêm lên tôi đã chẳng ngần ngại đi chung với bà đến nhà thờ. Phần tôi thì đã cảm thấy rất là thích thú khi được cùng đi với bà đến dự lễ. Ngược lại bà nội tôi cũng đã tỏ ra rất là hãnh diện có được tôi đi cùng để thờ phượng.

Sau đó khi bà nội vào trong tuổi già thì bà đã mắc phải một chứng bệnh ung thư.  Bà đã cố gắng chống trả với bệnh tình đó với hết sức mình.  Tôi còn nhớ là bà đã vạch những lằn phấn bên một khung cửa để kiểm xem cánh tay của bà có thể giơ lên cao được bao nhiêu sau mỗi lần cố gắng giơ tay; đó là thời gian sau khi bà đã được giải phẫu để lấy cái bướu ung thư ra. Lúc còn bé đó tôi đã nghĩ bà có thể sống mãi bên tôi; nhưng bất hạnh thay bà đã không thể sống lâu hơn được.

Tôi vẫn còn nhớ cái đêm hôm ấy khi ba tôi bước vào phòng tôi để báo cho tôi biết rằng bà nội đã qua đời. Năm đó tôi đang học lớp 10.  Hầu hết ai cũng rất là biết ơn được ở gần bà trong thời gian bà còn sống; riêng phần tôi, thì tôi chỉ biết khóc mà thôi.

Người đáng kính kế tiếp là ông nội của tôi. Ông là người có một đời sống thâm trầm ít nói. Tôi biết ông nhiều hơn khi bà nội tôi đã qua đời rồi. Sau biến cố đó, ông đến dự bữa ăn tối với gia đình chúng tôi hầu như mỗi ngày. Ðó là dịp để cho tôi thấy sự biểu lộ tình thương và lòng kính trọng của cha tôi đối với ông.

Như đã nói ở trên, ông nội tôi là người rất thâm trầm. Ông đã được về hưu và giải ngũ từ quân đội, có lẽ vì vậy mà ông ít khi tỏ lộ tình cảm. Ba tôi nói ông hát hay lắm, nhưng thật tình tôi chưa bao giờ nghe ông hát bài nàọ Nhưng có hai câu chuyện này có thể cho quí bạn thấy về cá tính của ông.

Chuyện thứ nhất là về một dịp lễ Giáng Sinh trước khi bà nội tôi qua đời. Bà tôi luôn thích chưng những cây thông tươi, nhưng tôi đã chẳng nhớ là có dịp nào thấy một cây thông tươi cho đến mùa. Giáng Sinh năm đó, thì Ông nội đã mua cho bà một cây thông và đã đặt ở phòng khách. Mùa Giáng Sinh đối với bà là một thời gian quan trọng. à đã đặt cái tượng ông già noel được đốt đèn trong phòng tôi để tôi biết chắc rằng ông già noel sẽ không quên tôi và sẽ dẫn tôi đến cây Noel tuơi buổi sáng ngày Lễ Giáng Sinh, để được quà. Chính vì điểm này mà tôi vẫn còn bắt chước ông và bà để đặt một tượng ông già Noel trong phòng của đứa con gái nhỏ của tôi hằng năm trong dịp lễ.

Chuyện thứ hai là cái ngày bà nội tôi qua đời. Khi ông tôi chở tôi trong xe của ông để trở về nhà sau lễ an táng ở nghĩa trang, thì chợt ông đã dừng xe lại bên đường.  Tôi đã có ngay cái cảm tưởng rằng ông biết tôi đang cần một điều gì.  Ông đã hỏi tôi rằng có muốn chở ông về nhà hay không. Bạn không thể nào tưởng tượng được cái tâm tưởng của tôi lúc đó. Vì ông toi là một người rất thích chăm sóc và sửa sang cho cái chiếc xe của ông, nhưng ông lại sẵn sàng không sợ phải trao chiếc xe trân quí của ông cho một đứa trẻ mới 15 tuổi đầu để chở ông về nhà. Con người ít diễn tả tình cảm đó đã biểu lộ cho tôi thấy cái phần dịu ngọt của tâm hồn ông.

Vào một ngày trong cái năm đầu đi dạy học sau khi tốt nghiệp đại học, ba tôi đã gọi điện thoại cho tôi, và báo tin về ông, rằng hãy mau trở về nhà cha tôi để được gặp ông nội, vì ông muốn gặp tôi trước khi ông được giải phẫu tim. Tôi đã mau mắn lên đường cùng với vợ tôi đến bệnh viện để mong găp ông.  Nhưng khi đến nơi thì chỉ nhận được tin rằng ông đã từ trần giữa lúc giải phẫụ  Thế là tôi lại mất một phần khác nữa về căn tính của tôi. Thế giới này lại buồn tẻ hơn  vì ông đã đi mất rồi.

Mộ của ông nội đã được đặt kế bên ngôi mộ của bà, là điều mà ông vẫn hằng mong muốn. Nhiều năm sau đó ba tôi đã chỉ cho tôi một bức tranh vẽ, trong đó có một người đàn ông và một người đàn bà đang đứng trong đám mây.Tôi là người duy nhất đưọc nhìn thấy bức hoạ đó; ba tôi đã muốn nhìn thấy cả hai người trên thiên đàng.

Ðiều đó dẫn đến ông ngoại của tôi. Ông là một người với nhiều năng khiếụ Ông sinh trưởng từ một gia đình có tiếng tăm, nhưng gia đình này thì lại quá đông người. Ông thường hay kể cho tôi nghe rằng, vì gia đình đông quá ông chỉ biết có hai bộ phận của các con gà trong một bữa ăn; là những cái lưng và cổ.  Vì lẽ trong gia đình ông, những người công nhân được ăn trước, rôì mới đến những người lớn trong nhà, rôì mới đến phiên trẻ con. Vì ông là đứa con kế út, nên ông ở quá xa để được các phần thịt nạt. Có lẽ vì vậy mà ông luôn có một thái độ nhún nhường phục vụ.  Tuy nhiên khi về tuổi già ông đã không tha thiết gì đến thịt của các loại gà vịt; có lẽ là do cái cảm nghiệm thời thơ ấu chăng?

Ông ngoại tôi đã làm việc ở nông trại từ lúc trẻ nên đã hiểu rõ giá trị của từng đồng tiền lãnh được, cũng như là giá trị của gia đình.  Sau đó ông đã đi làm cho một tiệm bán thực phẩm. Nhưng tôi chỉ còn nhớ nhiều nhất về thời gian ông làm việc cho một hãng bán các nhạc khí. Ông chuyên bán, và sửa chữa các nhạc cu, cũng như là điều chỉnh âm thanh cho từng chiếc đàn.  Tôi có thể nói rằng, nếu bạn biết thổi, hay khẩy, hay gõ, hay là gõ trên các phím, thì ông cũng có thể sửa chữa các loại nhạc cụ đó.  Trong trí tôi bây giờ, tôi vẫn còn hình dung được ông đang ngồi trên một chiếc ghế băng dài, và đang hiệu chỉnh một chiếc kèn clarinet, hay là có thể ông đang ngồi ở dưới nhà hầm để làm tân trang cho một chiếc dương cầm, với những cơ phận đang được tháo tung ra, và được bày la liệt dưới nhà.

Tôi còn nhớ rõ là một ngày kia ông đã chỉ cho tôi một công việc thay thế cho những miếng vải nỉ được dung làm phần đệm cho các phím đàn của một bộ dương cầm loại đứng. Nếu bạn không biết rõ thì này đây, có tất cả là 88 phím đàn, và bạn phải hiểu rằng các phím đàn này được sắp đặt một cách lớp lang, thứ tự. Công việc của tôi ngày hôm đó là giúp ông tháo ra từng cái phím một và sắp đặt cho thứ tự giùm ông. Và tôi đã làm được điều này. Nhưng điều đó làm tôi liên tưởng đến những lần tôi cẩn thận mở một gói quà, nhưng rôì tại quăng tung toé những tấm giấy gói quà trên sàn nhà.

Vậy tôi đã học nhiều điều ngày hôm ấy. Việc tháo ra, sửa chữa và ráp lại các phím đàn cũng gần như là công việc sắp xếp những miếng carton nhỏ để ráp thành một bức tranh đẹp. Ngày hôm đó công việc của ông đã lâu hơn mọi khi vì ông đã phải bỏ giờ để chỉ vẽ cho tôi. Nhưng bù lại hình như ông rất là vui vì có sự tham dự của tôi trong việc sửa chiếc dương cầm đó.

Ông ngoại tôi không bao giờ bận đến nỗi không có giờ để cầu nguyện cho một người nào đã nhờ ông cầu nguyện cho, hay là quên đọc kinh thánh cho mỗi ngày. Ông còn dạy các lớp giáo lý cho ngày chúa nhật, và lo cho việc phát thanh các giờ thờ phượng, cho đến khi những kỹ thuật mới đã thay thế phần cộng tác của ông. Ông sẽ ngồi trong chiếc xe Volkswagen cũ của ông để lắng nghe chương trình phát thanh cho đến khi chương trình thờ phượng chấm dứt rồi ông mới đi vào thánh đường  tắt đi một bóng đèn nhỏ, để cha giảng biết rằng chương trình phát thanh vừa được hoàn tất.  Cứ như thế, ông đã được chọn làm một vị thầy sáu đáng kính cho đến khi ông qua đời. Ông đã rất hãnh diện về tấm bảng danh dự đó, và ông đã treo tấm bảng tuyên dương đó trong phòng gần giường ngủ của ông.

Ngày đám tang của ông ngoại vẫn như là mới ngày hôm qua. Hôm đó bà ngoại tôi đã hỏi tôi có muốn phụ khiêng quan tài của ông hay không. Tôi có chút ngần ngại nhưng đã thưa với bà rằng nếu bà muốn thì tôi sẽ phụ khiêng quan tài. Buổi lễ diễn ra thật đẹp.  Người thầy giảng đã tô điểm những nụ cười trên các khuôn mặt của mọi người tham dư.  Ông nói rằng lần đầu tiên khi ông gặp ông ngoại của tôi, thì ông tôi đã nói với ông một cách dí dỏm rằng, “Này ông thầy trẻ ơi, tôi có những đôi vớ còn già hơn ông nữa đó. “

Thực ra tôi không cần có những kỷ vật gì của ông để tưởng nhớ về ông, nhưng tôi vẫn còn giữ được một tượng ông già Noel mà ông thường đem ra chưng bày trong mỗi dịp Lễ Giáng Sinh. Và cứ mỗi năm tôi mang bức tượng đó ra thì mắt tôi sẽ ướt, nhưng rồi tôi cũng sẽ có một nụ cười thật tươi trên khuôn mặt khi nhớ về ông.

Ðiều này đã làm tôi nghĩ đến bà ngoại. Bà hiện vẫn còn sống, tuy dầu đã yếu đi rất nhiều. Ðôi mắt của bà vẫn còn chiếu sáng mỗi khi có ai đến thăm.  Giong nói của bà trên điện thoại vẫn còn cái âm điệu ngọt ngào ngày nào. Bà đã là người vợ lý tưởng cho ông ngoại của tôi, là tảng đá cho ông dựa vào.

Tôi nhớ bà lúc nào cũng như là kém sức khoẻ, nhưng chẳng vậy mà bà không thể vui chơi và phục vụ chúng tôi. Ông ngoại tôi thường nói, "Rôì một ngày nào đó chúng cháu sẽ nghe người ta bàn về bà của các cháu trong đám tang của ông, rằng bà ngoại lúc nào cũng ốm yếu cả."  Và việc đó đã xảy ra như lời ông đã tiên đoán. 

Bà luôn làm cho mọi người đến thăm bà phải được ăn no nê. Và bà có tài nấu nướng. Bà hay nói đuà rằng bà thích nấu nướng cho những ai thích ăn.  Tôi thì thích ăn lắm. Thường thì những đứa nhỏ như chúng tôi thì sẽ phải ngồi ở cái bàn dành cho những trẻ con vì gia đình chúng tôi đông người. Nhưng ở nhà bà thì lại khác.  Bà luôn luôn phải sắp xếp cho mọi trẻ nhỏ phải được ngồi chung trên bàn lớn.  Riêng tôi thì luôn được ngồi bên tay trái của bà. Bà luôn trân quý tình gia đình, và luôn mong đợi có ngày được gặp mặt mọi người quây quần lại quanh bà trong bữa ăn.

Bà luôn chú ý đến những đứa cháu của bà. Những người ở phía bên mẹ tôi thì thích chơi bài. Khi tôi lớn hơn một chút thì tôi lại được bà để ý và tìm cách cho tôi được một tay chơi. Và bà luôn luôn làm người vấn kế cho tôi. Bà luôn yêu thích chỉ dẫn cho đứa trẻ bé nhất như tôi. Và quả thật bà là một cô giáo giỏi. Nhưng rồi sau ngày ông ngoại mất đi thì hình như bà chẳng còn tha thiết gì đến những buổi vui chơi như thế nàỵ

Có một điểm làm tôi nhớ nữa về bà, là bà luôn luôn ngồi gần với tôi trong thánh đường. Ngoại trừ những lúc tôi phải giúp ông ngoại về một việc gì, hay phải hát trong ca đoàn. Ngồi gần với bà là được một cảm nghiệm đặt biệt khi nhìn thấy bà cầu nguyện.  Bây giờ thì bà không còn sức khoẻ để đi nhà thờ, và tôi đã chẳng còn những dịp ngồi gần bà như thế nữa, ngoại trừ khi đến thăm bà.

Vậy đây là những gì tôi đã học hỏi được nơi các ông bà nội, ngoại của tôi. Ðó là lòng kiên nhẫn, thái độ ân cần chăm sóc, lòng kính trọng những người lớn tuổi, tính cách đạo đức của sự lao động, lòng yêu thương gia đình, và lòng yêu thương thượng đế.  Tôi vẫn nhớ câu này trong Kinh thánh, ở sách châm ngôn: Những đàn cháu là vương miện cho tuổi già, và cha mẹ và niềm hãnh diện cho con cái họ.  Và các Ông bà của tôi, mỗi vị đã hầu như thực hiên. được các câu nói này.

Và đây là lời tái bút của tôi. Vào tháng 10 vừa qua tôi đã ngồi kế bên bà ngoại và đã nắm lấy tay bà bên một chiếc giường trong một nhà dưỡng lão. Bà đã qua đời 5 ngày sau đó.  Vào ngày bà lià đời, tôi đã thấy mình già cỗi nhiều hơn nội trong một ngày. Bây giờ tôi đã không còn một người thân trên dương thế như các ông bà nội ngoại nữa, và không còn ai gọi tôi là cháu thân yêu nữa, vì các ngài đang vui hưởng trên thiên quốc. Cảm nghĩ này đã ban cho tôi một niềm an ủi, nhưng niềm đau mất mát về các ngài vẫn còn hiện thực trong tôi.

---------------------------


Kính thưa quí thính giả và các bạn,

Câu chuyện vừa qua đã cho chúng ta nhận ra được tầm ảnh hưởng lớn lao của những vị tráng niên cũng như là lão niên đối với những con cháu thuộc thế hệ trẻ của họ.  Càng nhiều tuổi đời thì chúng ta càng thấy quí giá những giá trị như lòng đạo đức, sự chăm lo ân cần,  tính kiên nhẫn, và đặc biệt là niềm mong ước chia sẻ những giá trị về năng khiếu, văn hoá, và tâm linh mà chúng ta đã cảm nghiệm và học hỏi được trong cuộc đời cho thế hệ kế tiếp.  Như thế những giá trị tốt đẹp của một người, một cộng đồng, một dân tộc sẽ được lưu truyền muôn thuở.  Tất cả những điều tốt đẹp này phải chăng tùy thuộc vào lòng mong ước, nỗ lực thực hiện, và sự chia sẻ của mỗi người trong chúng ta?







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2145