CAMSA Họp Mặt Tại Houston
Date: Friday, October 15 @ 18:42:25 EDT
Topic: Chống Buôn Người


Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Thông tín viên đài VOA

Phát thanh Thứ Tư, Oct 06 2010. Nghe âm thanh tại đây 
 
Trong kế hoạch "Xóa Đói Giảm Nghèo" nhà nước Việt Nam đã gửi hàng ngàn công nhân đi làm việc tại các nước như Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai hay Jordan... Trong số này, không ít người bị chủ nhân đối xử như nô lệ. Những người lao động này phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, sống trong các điều kiện không có tự do như tù nhân và phụ nữ thì có người còn bị ép buộc cả tình dục. Sự kiện này đã làm chấn động lương tâm thế giới và dẫn đến sự thành lập một tổ chức thiện nguyện có tên là Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, gọi tắt là CAMSA).
 
Vào tối ngày 29 tháng 9, năm 2010, các bạn trẻ thiện nguyện của CAMSA tổ chức một buổi họp tại Houston để trình bày về các vấn đề liên quan đến nạn nô lệ lao động tại Á Châu. Trong buổi họp này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng thuộc Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển BP-SOS giải thích CAMSA là một mạng lưới phối hợp hoạt động của các tổ chức có cùng mục đích chống nạn buôn người ở Á Châu và khắp nơi trên thế giới. CAMSA được thành lập vào tháng 2 năm 2008 và hiện nay gồm bốn thành viên là Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển tại Hoa Kỳ, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tại Đức, Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam—USA và Liên Hội Người Việt Canada:
SB Tiến sĩ Thắng



Buổi họp mặt có sự hiện diện của nhiều quan khách Việt Mỹ và đặc biệt có cô Vũ Phương Anh là một nạn nhân của nạn buôn người tại Jordan qua chương trình Xuất Khẩu Lao Động từ Việt Nam. Cô Phương Anh đã được CAMSA giúp đỡ chạy trốn trên đường từ Jordan đến Thái Lan và được tị nạn tại đây từ năm 2008. Vũ Phương Anh được định cư tại Houston từ tháng 7 năm 2010. Cô Phương Anh kể lại là công nhân Việt Nam bị chủ nhân hãng may Đài Loan tại Jordan đánh đập tàn nhẫn và một công nhân bị tử thương nên dẫn đến cuộc đình công của công nhân. Dù vậy, các hãng môi giới và nhà nước Viêt Nam không can thiệp giúp đỡ và cô còn bị cáo buộc là gây rối, do đó cô phải chạy trốn lúc tới phi trường Bangkok trên đường về Việt Nam:
SB Vũ Phương Anh

Tiến sĩ Thắng chia sẻ là mục đích tối hậu của Liên Minh CAMSA là chấm dứt nạn buôn người, bóc lột sức lao động của công nhân. Tiến sĩ Thắng thêm rằng mục tiêu ngắn hạn của CAMSA là vận động để Việt Nam ký nghị định thư Palermo của Liên Hiệp Quốc về chống nạn buôn người và cải tổ luật pháp Việt Nam về tình trạng buôn lao động để từ đó CAMSA có thêm căn bản pháp lý hầu can thiệp giúp đỡ các công nhân từ Việt Nam:
SB Tiến sĩ Thắng

Trong hàng quan khách có cựu Đại sứ Hoa kỳ tại Đông Timor là ông Joseph Rees. Ông cũng là người góp phần soạn thảo Luật chống buôn người tại Hoa Kỳ và đã được quốc hội chấp thuận. Ông nói rằng xuất khẩu lao động không phải là việc xấu nhưng phải có biện pháp bảo vệ công nhân và vấn đề nô lệ tân thời là một tệ nạn không thể chấp nhận được.
SB: Đại sứ Rees

Sau khi nghe lời tường thuật của nhân chứng Phương Anh qua lời thông dịch của Luật sư Võ An Phong, một vị khách người Jordan tên là Riyad Abu-Taha đã nói rằng ông rất cảm động và ông sẽ đích thân vận động với Nữ Hoàng Jordan ngăn cấm những tình trạng bóc lột công nhân tại Jordan vì Bà là một người cấp tiến và luôn bảo vệ quyền phụ nữ:
SB: Tiyay Abu-Taha

Trong khi đó Cô Jeanice Chang người H’Mong thì nói là lần đầu tiên nghe trình bày về tinh trạng nô lệ tân thời tại Á Châu và CAMSA đã làm việc kết quả tốt cứu giúp hàng ngàn công nhân:
SB Jeanice Chang
 
Về thành quả của CAMSA, tiến sĩ Thắng chia sẻ là từ ngày thành lập vào đầu năm 2008, CAMSA đã can thiệp giúp đỡ cho khoảng 3000 công nhân bị làm nô lệ, trong đó có 1300 người Việt ở Mã Lai và 176 công nhân tại Jordan và cô Phương Anh là một nhân chứng. Tuy nhiên theo ông, còn nhiều ngàn công nhân Việt Nam đang bị áp bức đối xử như nô lệ tại các nước Á Châu.
SB: Tiến Sĩ Thắng
 
Buổi họp mặt của CAMSA tại Houston có đa số người tham dự là giới trẻ. Nhiều người nói rằng họ sẵn sàng hỗ trợ các công tác thiện nguyện của CAMSA trong mục tiêu chống nạn nô lệ tân thời tại Á Châu.

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

=====

Mạch Sống trích đăng từ VOA. Nguồn.







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2028