Việt Nam Và Tình Trạng Buôn Lao Động
Date: Wednesday, June 16 @ 01:21:15 EDT
Topic: Chống Buôn Người


DB Christopher Smith: Việt  Nam Thuộc Hạng 3 Về Buôn Người

 

Hoa Thịnh Đốn, 15/6/10 - Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), tác giả của đạo luật chống buôn người, bày tỏ nỗi thất vọng vì Bộ Ngoại Giao đã không xếp Việt Nam vào Hạng 3.

 

Việt Nam nằm trọn trong Hạng 3 vì chúng tôi có chứng cớ rằng Việt Nam là quốc gia xuất xứ của tình trạng buôn lao động, DB Smith phát biểu trong bản thông tin báo chí được phổ biến ngày hôm nay.

 

Theo DB Smith, phần lớn các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam là công ty quốc doanh hay có phần lớn cổ phần thuộc nhà nước. DB Smith cũng cho biết là Việt Nam đã không chịu bồi thường cho các nạn nhân chiếu theo lệnh của toà án Hoa Kỳ.



Năm 2001 Toà Án Thượng Thẩm của American Samoa phán quyết hai công ty quốc doanh Việt Nam phải bồi thường 3.2 triệu Mỹ kim cho 250 nạn nhân trong vụ Daewoosa American Samoa. Cho đến nay chính phủ Việt Nam hoàn toàn lờ đi việc bồi thường này.

 

Trong một năm qua, DB Smith, DB Ed Royce (Cộng Hoà, CA) và đặc biệt DB Cao Quang Ánh (Cộng Hoà, LA) lên tiếng rất mạnh mẽ về vấn đề này và yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dùng việc bồi thường làm chuẩn mực để xếp hạng Việt Nam.

 

Trong mấy tháng qua, ba vị dân biểu này đã thực hiện ba buổi điều trần và tường trình tại Hạ Viện về tình trạng buôn lao động từ Việt Nam.

 

Trong bản thông tin báo chí, DB Smith lên án Việt Nam là chính quyền Việt Nam đã hăm he, sách nhiễu, và đe doạ thân nhân và những nạn nhân đã hồi hương nào nộp đơn tố cáo và yêu cầu chính quyền điều tra kẻ buôn người.

 

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, cho biết là Ông hoàn toàn đồng ý với nhận định của DB Smith là Việt Nam phải thuộc vào Hạng 3 nhưng giải thích rằng văn phòng Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại Giao và đặc biệt là Đại Sứ Michael Michalak đã vận động ráo riết để giữ Việt Nam ở Hạng 2.

 

Trước tình thế ấy, chúng tôi cung cấp cho Bộ Ngoại Giao chứng cớ cho thấy các giới chức chính quyền Việt Nam ở cấp rất cao đã ra chỉ thị trấn áp nạn nhân và bao che cho thủ phạm, Ts. Thắng nói.

 

Theo Ông, xếp Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi là kết quả của sự giằng co ấy trong nội bộ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

 

Chúng ta có thể xem đây là lời cảnh cáo và Việt Nam có 12 tháng để chứng tỏ thiện chí và thực tâm thay đổi qua những hành động cụ thể, Ông nói.

 

Theo luật của Hoa Kỳ, quốc gia nào ở trong Danh Sách Theo Dõi hai năm liền sẽ tự động rơi xuống Hạng 3 và sẽ bị chế tài. Tổng Thống Hoa Kỳ có quyền bãi miễn việc chế tài nếu như bảo đảm được rằng quốc gia ấy sẽ cải thiện tình trạng buôn người. Tuy nhiên, theo Ts. Thắng phân tích, ảnh hưởng kinh tế trực tiếp của việc chế tài không quan trọng bằng ảnh hưởng gián tiếp: Phần lớn các công ty quốc tế không muôán mang tiếng là giao dịch với một quốc gia ở Hạng 3.

 

Giải thích về những bước tiếp theo, Ts. Thắng cho biết là tổ chức BPSOS và Liên Minh CAMSA đã đề nghị một số điểm để Bộ Ngoại Giao dùng làm chuẩn mực khi đo lường thực tâm thay đổi của chính phủ Việt Nam trong thời gian 12 tháng tới đây.







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1913