T́nh Thiên Thu
Date: Friday, February 19 @ 11:11:48 EST
Topic: Truyện Ngắn


Hưng Yên

Tôi hân hạnh được quen với cụ đến nay có lẽ đă 12, 13 năm. Câu chuyện là như thế này: Một hôm vị chủ bút của tờ tuần san tôi đang hợp tác điện thoại cho tôi, bảo: “Có một vị độc giả muốn xin số điện thoại của ông, nhưng tôi không cho, bảo để hỏi ông đă. Vị ấy có cho số phôn và nói nếu ông vui ḷng th́ gọi điện thoại lại cho họ”. Thế là tôi điện thoại và hân hạnh được quen với cụ từ đó.

 

Mới chuyện qua lại một lúc, tôi được biết chẳng những cụ là người cùng tỉnh, lại c̣n khám phá ra cụ cũng là một nhà văn lăo thành mà bút hiệu của cụ tôi đă thấy xuất hiện trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong nhiều lần. Cụ bảo thích lối viết của tôi và cho biết các cụ ở Cali đang có ư định thành lập “Hội Ái Hữu Những Người Cùng Tỉnh…”. Thế rồi cụ hỏi tôi có đồng ư tham gia không. Dĩ nhiên là tôi tham gia ngay! Từ đó cuối tuần nào cũng vậy, nếu tôi không điện thoại cho cụ, th́ cụ cũng điện thoại cho tôi, chúng tôi nói chuyện với nhau rất hợp. Rồi cụ gửi sách của cụ cho tôi, tôi cũng gửi sách của tôi biếu cụ.



Mỗi cuối năm, gần Tết Nguyên Đán, các cụ đồng hương chuẩn bị ra một cuốn đặc san của hội th́ cụ hối tôi gửi bài (v́ cụ làm chủ bút). Có mấy lần điện thoại cho cụ tôi chỉ gặp được cụ bà, v́ cụ ông đi vắng nên cụ bà hỏi tôi là ai để khi cụ ông về cụ bà nói lại.

Tôi xưng tên và mặc dù cụ bà cũng đă biết tôi chỉ hơn tuổi người con cả của cụ chừng 2, 3 tuổi nhưng cụ bà vẫn xưng là “cháu” với tôi, đại khái thế này: “Vâng, để ông cháu về rồi cháu nói lại”!

Khi gặp cụ ông, tôi nói đùa: “Giá cụ bà sinh con sớm một chút th́ cũng có con bằng tuổi nhà cháu rồi, thế mà cụ bà cứ xưng “cháu” với nhà cháu khiến cho nhà cháu ngại quá”! (Nói chuyện với cụ ông tôi vẫn xưng ḿnh là “nhà cháu”).
Nghe tôi nói vậy, cụ ông cười bảo: “Ấy, bà nhà tôi vẫn vậy!”

Rồi cụ tâm sự nho nhỏ: “Tội nghiệp, bà ấy người hơi quê, nhưng được cái hiền. Thú thực ngày c̣n trẻ, người yêu của tôi là người khác cơ, nhưng các cụ tôi không đồng ư, bắt phải lấy bà này…”

Tôi buột miệng: “Chắc cũng giống như trong ‘T́nh Già’ của ông Phan Khôi, ‘Ôi đôi ta t́nh thương nhau th́ vẫn nặng. Mà lấy nhau hẳn là không đặng’, chứ ǵ?”

Nghe tôi nói vậy, cụ đính chính ngay: “Mới chỉ là người yêu thôi chứ chưa đi đến chỗ nhân t́nh, nhân ngăi nặng nề như của ông Phan Khôi đâu”! (“Người yêu” và “nhân t́nh, nhân ngăi” có khác nhau nhiều không nhỉ?)

Trầm ngâm một lát cụ tâm sự tiếp: “Bà cụ sinh ra tôi khó lắm, tôi làm việc ở xa mà bà nhà tôi cấm có được đi theo tôi đâu, chỉ cuối tháng đến lấy lương rồi về phải đưa hết cho mẹ chồng”! Măi sau này tôi mới được biết thêm, thời cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, cụ đă từng giữ chức quận trưởng.

Cách đây 12, 13 năm, khi tôi biết cụ th́ cụ đă ngoài 70 tuổi, c̣n tôi th́ chưa tới 6 chục. Thú thực quen nhau đă mười mấy năm, cụ coi tôi như em út, riêng tôi kính cụ như cha, như chú. Quen lâu vậy, nhưng chúng tôi chỉ toàn gặp nhau trên điện thoại, cũng có vài lần viết thư, c̣n nếu có thấy nhau th́ cũng chỉ thấy trên mấy tấm h́nh chứ chưa bao giờ thực sự gặp mặt nhau. Cách đây gần 3 năm, một hôm cụ điện thoại cho tôi, cho biết cụ bà bị bệnh nặng phải nằm bệnh viện, giọng cụ buồn bă lo lắng cho măi đến hơn tuần lễ sau khi cụ bà đă bớt bệnh, đă xuất viện, rồi cụ bà khỏi bệnh cụ ông mới b́nh tĩnh vui vẻ trở lại như xưa. Như vậy chứng tỏ già th́ già chứ cụ ông vẫn quan tâm, lo lắng cho cụ bà khiếp lắm!

Hội ái hữu của chúng tôi độ này “èo uột” quá rồi, bởi v́ cứ phải nói thật chỉ có những người già như ḿnh mới có nhiều “quá khứ”, mới thiết tha với cái gọi là “tha hương ngộ cố tri” chứ c̣n bọn trẻ bây giờ… họ có quan tâm ǵ tới ái hữu, ái hiếc đâu? Mà người đă già th́ càng ngày lại càng già hơn, càng đi gần tới cuối con đường hơn… Đă 2 năm nay Đặc San của Hội ái hữu… cũng không c̣n ra mắt đồng hương nữa v́ cụ già quá rồi, tṛm trèm 90 rồi c̣n hơi sức đâu mà viết văn với làm chủ bút nữa, c̣n các cụ khác th́ không quen… Thế là Đặc San cũng coi như là không có nữa đi và cũng từ đó tôi và cụ h́nh như là ít điện thoại cho nhau hơn, cho tới một hôm…

Cả nhà đang ngủ ngon lành th́ chuông điện thoại reng. Tôi bật ḿnh nhỏm dậy, nh́n đồng hồ mới gần 2 giờ sáng, nghĩ bụng ai mà điện thoại ác ôn giờ này? Úp ống liên hợp vào tai, vừa alô th́ nghe tiếng người khóc nức nở: “Bà nhà tôi mất rồi!” Nhận ra tiếng cụ, tôi tỉnh hẳn người, ở chỗ tôi gần 2 giờ sáng th́ ở Cali mới gần 11 giờ khuya. Bà xă tôi trở ḿnh hỏi: “Ai điện thoại thế?” Tôi dùng tay bịt ống liên hợp khẽ trả lời: “Ông cụ… cụ bà mất rồi!”

Tôi thật sự xúc động, lúng búng măi mới ngập ngừng: “Thưa cụ, nghe tin này nhà cháu vô cùng xúc động, nhưng xin cụ b́nh tĩnh lại…”. Tôi c̣n đang lúng túng chưa biết nói tiếp như thế nào, th́ cụ vẫn vừa khóc nức nở vừa nói: “Xin lỗi đă làm mất giấc ngủ của ông, nhưng tôi chẳng những đă đau xót lại c̣n lúng túng và hoang mang quá!” Nói xong cụ cúp máy.

Những ngày đầu khi cụ bà mới mất, mỗi lần tôi điện thoại hỏi thăm và an ủi cụ, nói chuyện với tôi cụ vẫn c̣n khóc. Đến cả hơn tháng sau cụ mới hết khóc, cụ bảo: “Bây giờ th́ tôi đă hơi quen với cảnh thiếu bà ấy rồi, thú thật với ông, bà ấy mất đi tôi thấy hụt hẫng, tuy bên cạnh vẫn c̣n các con các cháu, nhưng sao tôi thấy cô đơn một cách lạ lùng”! Cụ c̣n cho tôi biết ư định của cụ là sẽ đưa tro cốt cụ bà về Việt Nam để trong một ngôi Chùa nào đó, c̣n cụ th́ hoặc ở hẳn Việt Nam, hoặc sẽ ở Việt Nam nhiều hơn ở Mỹ v́ cụ c̣n mấy người con hiện đang sống ở Sài G̣n và cụ cảm thấy người già sống ở quê hương có lẽ sẽ bớt cô đơn hơn sống ở Mỹ.

Tôi cũng biết một cụ khác - biết thôi chứ không thân - ngày mới từ Việt Nam qua Mỹ và khi gia đ́nh tôi c̣n ở tiểu bang Louisiana th́ nhà tôi ở cách nhà cụ chỉ một quăng đường. Cụ này hơn tôi đến khoảng 10 tuổi nghĩa là đến nay cụ cũng đă xấp xỉ 8 mươi. Nghe kể năm ngoái cụ bà mất, cụ ông đă khóc quá chừng chừng, sau đó lại ngẩn ngơ, bỏ ăn bỏ uống cả tháng trời và thường bỏ nhà đi lang thang. Có mấy lần con cháu không thấy cụ đâu, đi kiếm th́ thấy cụ đang ngồi khóc bên mộ cụ bà ngoài nghĩa địa.

Không nói th́ chắc hẳn ai cũng đoán được tuổi tôi năm nay cũng đă ngoài “thất thập cổ lai hi” rồi, mà cứ như vào thời các cụ ta xưa th́ đă được kể là thọ lắm, “cổ lai hi” rồi cơ mà! Ngày c̣n nhỏ, trước 1954, c̣n ở nhà quê ngoài miền Bắc, tôi thấy trong làng có mấy cụ già, có một cụ râu dài gần tới rốn, chống gậy đi mà cái lưng c̣ng cụp hẳn xuống, nghe mấy người trong làng th́ thào với nhau, bảo: Cụ mới khao “lục tuần đại thọ” đấy! Ư muốn nói là cụ già lắm rồi chứ ǵ? Đọc sách thấy nói có địa phương 55 tuổi đă được lên lăo, miễn hết mọi sưu dịch v́ nơi đó ít có người sống được đến ngoài 60 lắm! C̣n mấy ông “Vua” sung sướng vô vàn th́ mới chỉ 45 tuổi là đă ngỏm củ tỏi. Như vậy chứng tỏ khổ quá th́ chết non mà sướng quá cũng chết yểu. Đó là ngày xưa, chứ c̣n bây giờ - nhất là lại ở bên Mỹ này - 65 tuổi chưa được về hưu. Cách đây 5 năm tôi chính thức về hưu th́ đă 65 tuổi 4 tháng. Nhắc lại điều này không phải để “nổ” mà chỉ muốn nói ngày nay 65 tuổi vẫn c̣n khoẻ lắm, có cụ 70 tuổi mới lại “lên xe hoa” một lần nữa. Tôi cũng có quen được mấy vị, trông th́ hom hem hốc hác lắm rồi mà vẫn c̣n đi làm. Hỏi: “sao không về hưu đi, bộ chưa già à”? Trả lời: “Già chứ sao không già, nhưng khổ thân tôi, chưa đến tuổi”! Hỏi tiếp: “Sao già mà lại chưa đến tuổi”? Trả lời: “Ngày mới tới Mỹ, nghe người ta xúi khôn xúi dại, khai sụt tuổi đi để đi làm, thế nên nay mới già rồi mà chưa đủ tuổi”!

Sở dĩ tôi phải dài ḍng văn tự như vậy là chỉ muốn nói h́nh như tôi “hợp” với những người nhiều tuổi hơn ḿnh hơn là với những người bằng tuổi hay ít tuổi hơn tôi (chỉ bà xă tôi là ít hơn tôi mấy tuổi). Ngay nơi tôi ở bây giờ cũng vậy, quen biết th́ nhiều, nhưng hầu như thân nhất lại cũng là một vài vị hơn tuổi tôi nhiều. Trong số này có một cụ năm nay đă xấp xỉ 80. Cụ bà hơn cụ ông 4 tuổi. Cụ ông kể cho tôi nghe là hai cụ yêu nhau từ ngày c̣n rất trẻ và cụ ông đă phải mạo hiểm như thế nào mới đưa được cụ bà ra khỏi vùng Việt Minh để về thành. Rồi hai cụ thành hôn với nhau, rồi họ di cư vào Nam trong khi hầu hết bà con thân thuộc c̣n kẹt lại ở miền Bắc. Rồi sau 30 tháng Tư 1975, Việt cộng chiếm miền Nam cụ ông phải đi tù cải tạo th́ cụ bà ở ngoài một nách 5, 6 đứa con dại phải tần tảo vừa nuôi con vừa tiếp tế cho chồng, không để chồng trở thành con bà Phước. Thật là trăm đắng ngàn cay cho tới ngày cụ ông được ra khỏi tù rồi họ vượt biên qua được Mỹ. Nay các con đă lớn, đă thành nhân th́ hai cụ đă sức cùng lực kiệt nhưng t́nh yêu của họ th́ vẫn bất diệt. V́ cụ bà nhiều tuổi hơn, lại sinh nở và cực khổ nhiều, nên nay trông cụ bà vừa yếu vừa già hơn cụ ông nhiều. Tuy họ ở chung với con cái nhưng hai cụ ăn riêng v́ cụ bà có bệnh nên phải ăn một chế độ thực phẩm đặc biệt do bác sĩ chọn lựa. Thức ăn của cụ bà đa phần là rau, nấu thật nhừ và tuyệt đối không bỏ muối, nếu có nấu chung với thịt th́ chỉ là một ít thịt nạc, không mỡ. Điều đặc biệt nhất là hàng ngày chính tay cụ ông nấu cho cụ bà ăn, từ đó cụ ông cũng ăn chung một thực đơn và ăn quen với thực đơn của cụ bà luôn, chỉ khác một chút cụ ông ăn với thêm một chút muối. Cho đến nay hai cụ vẫn khoẻ và cụ ông vẫn rất vui vẻ, yêu đời và yêu… cụ bà.

Từ nẫy đến giờ nghe chúng tôi chỉ kể toàn là “chuyện t́nh” của mấy cụ già hơn tôi, thế nào chả có vị “sốt ruột” bảo: Toàn là nói chuyện “vợ chồng” của mấy ông bà già xưa như trái đất, thế c̣n tuổi trẻ bây giờ th́ sao, bộ họ không có t́nh yêu hay sao? Rồi c̣n chính bản thân nhà bác? Bộ nhà bác không có t́nh yêu à? Toàn là nói những cái chuyện đâu đâu…!

Vâng, dĩ nhiên tuổi trẻ bây giờ họ cũng có t́nh yêu và c̣n yêu “ra rít” bằng mấy đám già ngày xưa nữa ấy, và bản thân người viết bài này cũng có t́nh yêu chứ! Gỗ đá hay sao mà không có t́nh yêu? Nhưng xin quư vị kiên nhẫn một chút, bởi v́ viết đến đây, tự dưng chúng tôi lại sực nhớ đến bài “T́nh Già” của ông Phan Khôi.

Ông Phan Khôi sinh năm 1887, tính tới tính lui mới thấy như thế là năm mới 21 tuổi ông đă “phải ḷng” một người con gái (hay đàn bà?), hai người lén lút thuê một gian nhà nhỏ để lâu lâu “hú hí”. Thế rồi:

Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ
Hai mái đầu xanh kề nhau than thở:
“Ôi đôi ta t́nh thương nhau th́ vẫn nặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi t́nh trước phụ sau
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”

Rơ ràng là giọng điệu của chị đàn bà, nhưng nghe vậy mà anh chàng đâu có chịu, cự lại:

“Hay! nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngăi đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung?”

Đúng rồi “Thương được chừng nào hay chừng nấy” với lại “Ta là nhân ngăi đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung?” Níu kéo măi rồi anh chị cũng xa nhau. Măi đến 24 năm sau t́nh cờ gặp lại, ngồi ôn lại chuyện cũ, lúc chia tay, nh́n nhau đôi mắt c̣n có đuôi (Phụ Nữ Tân Văn đăng bài T́nh Già năm 1932). Tuy gọi là “T́nh Già” nhưng nó cũng chỉ phơn phớt nhè nhẹ, chứ thực t́nh chẳng có ǵ thiết tha lắm.

Tôi biết yêu c̣n sớm hơn ông Phan Khôi nữa. Chàng 19 c̣n nàng mới chưa tới 16 tuổi, chàng xin cha mẹ cưới nàng cho chàng hoàn toàn do t́nh yêu:

Đến nay đă ngoài 52 năm, trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, “cách yêu” có thay đổi, nhưng “bản chất” của t́nh yêu không thay đổi. Nhiều lúc lẩn thẩn ngồi suy nghĩ, tôi tự hỏi: Giả như bây giờ bà ấy mất đi th́ ḿnh sẽ thế nào nhỉ? Và tôi cầu xin cho ḿnh được “đi” trước!

Thật cảm động và cũng rất đáng suy nghĩ khi đọc bài thơ “Đôi Dép” của Nguyễn Trung Kiên với những câu:

Nếu ngày nào một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như ḿnh trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đă có người thay thế
Mà trong ḷng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Cố h́nh dung đôi dép mất đi một chiếc, giá chiếc c̣n lại mà c̣n tốt th́ cũng ráng kiếm thêm một chiếc khác cho nó có đủ đôi. Nhưng nếu chiếc c̣n lại  cũng sắp “đứt quai” rồi th́ c̣n ráng kiếm thêm chiếc khác làm ǵ nữa!? Con người có lẽ cũng thế thôi, sáu bảy mươi tuổi, rủi một người mất đi, kiếm thêm một người cho người c̣n lại đă khó, mà giả như có kiếm được th́ có lẽ nó cũng khập khiễng, so le…

Thời bây giờ trước khi cưới nhau, người ta đă t́m hiểu, đă yêu đương, đă thề thốt đủ điều thế mà mới có một hai đứa con đă chán nhau như chán cơm nếp nát! Mới mấy tháng trước, đi ngoài đường thấy anh chị c̣n nắm tay nhau, vào nhà hàng c̣n ăn chung một tô phở, c̣n uống chung một ly nước, vậy mà mấy tháng sau nghe tin họ đă đưa nhau ra toà, bên nào cũng có luật sư riêng với hy vọng khi chia gia tài bên này được nhiều hơn bên kia!

Một cặp khác c̣n trẻ lắm, ai thấy cũng khen chẳng những đă đẹp đôi lại c̣n tài giỏi. Họ làm chủ tiệm, họ mua nhà to, vậy mà chỉ già nửa năm sau hỏi thăm th́ họ đă li dị, sang tiệm, bỏ nhà cho nhà băng kéo rồi người nọ đổ lỗi cho người kia…

Thống kê cho biết, không phải chỉ ở Mỹ này mà ngay cả ở Việt Nam cũng vậy có tới gần 50% những cặp vợ chồng trẻ li dị, bất kể đến những tai tiếng của gia đ́nh, buồn phiền của cha mẹ, hạnh phúc của con cái… rồi phá thai, sống ngoài hôn thú, v.v.

Có phải do thời thế đổi thay, môi trường sống đổi thay và cuộc sống đổi thay nên người ta nghĩ tới ḿnh nhiều hơn? Hay là tại người ta có “tự do” hơn? Thời bây giờ mà c̣n nói tới “T́nh Thiên Thu” sao thấy nó chẳng những đă lỗi thời mà c̣n xưa như trái đất?

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1810