Hưng Yên
Giá mà tôi chịu khó học Anh Văn liên tục từ ngày sang Mỹ tới giờ th́ chắc cũng khá lắm rồi, gần 20 năm ở Mỹ rồi chứ ít sao? Các cụ thử tính xem, một đứa trẻ con thông minh trung b́nh, vào học lớp 1 lúc nó lên 6 tuổi, hai mươi năm sau nó 26 tuổi, nếu mỗi năm lên một lớp th́ 26 tuổi nó đă học tới lớp ǵ rồi? Này nhé: 5 năm elementary school, 3 năm middle school, 4 năm high school. Lên đại học, 4 năm sau nữa đă có cái bằng Cử nhân. Thế là mới hết có 16 năm. C̣n 4 năm nữa - nếu học tiếp - là nó đă có thể… “chơi” được cái tiến sĩ. Tôi chỉ dám nói “có thể” chứ không chắc lắm, nhưng mà như thế cũng đă ngon lành chán rồi, đúng không nào?
Tôi sang Mỹ đến nay đă gần 20 năm. Sau hơn một tháng đến Mỹ, khi đă gọi là tạm ổn định chỗ ăn chỗ ở rồi, tôi hăm hở đi học Anh văn ngay. Mỗi tuần 2 tối, từ 7 tới 9 tối tại một ngôi trường tiểu học. Cách nhà không mấy xa, lái xe mất chừng 5, 7 phút, có hai lớp dạy Anh văn cho những người Việt Nam mới qua Mỹ mà tiếng Anh c̣n yếu hay chưa biết ǵ. Giáo viên là một bà Việt Nam và một bà Mỹ tuổi đă xồn xồn, nghe nói là người của hội USCC. Các vị dạy có lương hay không th́ không biết nhưng coi bộ nhiệt t́nh lắm.
Sau khi làm bài kiểm tra tôi được xếp vào lớp trên - là lớp của bà Mỹ dạy - trên cả mấy đứa con tôi, mặc dù ở Việt Nam chúng đă học hết trung học, có đứa đă vào đại học. Phải vậy chứ, v́ ngoài học Anh văn ở bậc trung học, trước 1975 tôi c̣n được về trường Sinh Ngữ Quân Đội ở G̣ Vấp học thêm Anh văn đến 11 tháng để chuẩn bị sang Mỹ học một khoá về truyền thông, nhưng ư định chưa thành th́ Việt Cộng nó vào thế là đi đoong hết ráo. Chẳng những thế lại c̣n phải đi tù cải tạo hết 6 năm 4 tháng mới được về. Lại sống dưới chế độ XHCN ưu việt thêm 9 năm nữa, thượng vàng hạ cám làm đủ mọi nghề, kể cả nghề… đạp xích lô rồi mới qua Mỹ theo diện HO. Lúc đó th́ tiếng Anh tiếng Mỹ ǵ cũng đă “chữ thày trả thày” gần hết!
Ít ngày đầu mọi người đều học hăng lắm, nhưng dần dần học tṛ mỗi ngày mỗi vắng; sĩ số mỗi lớp từ trên 10 người, dần dần xuống c̣n có mấy người, thế là hai lớp dồn lại một cho một ḿnh bà giáo người Việt dạy. Lúc này mới thật là nản, học tṛ cọc cạch, dạy hơi khó một tí th́ có người theo không kịp, mà dạy cho mọi người cùng hiểu th́ lại có người chỉ lơ mơ ngồi… nhổ râu. Nhưng khổ nhất là cái… mệt, má ơi, sao mà nó mệt quá đi! Có lẽ là ḿnh sống và làm việc ở Mỹ chưa quen! Dĩ nhiên là ở đâu cũng vậy, có làm mới có ăn. Mỹ mang tiếng là giầu có, nhưng họ đâu có đưa ḿnh qua nước họ để nuôi báo cô? Mà ḿnh cũng đâu có muốn như thế. Tôi chỉ v́ ghét Việt Cộng mà đi thôi chứ đâu có phải là tha phương cầu thực?
Gia đ́nh tôi được thằng cháu kêu tôi bằng cậu bông so (sponsor) về Amelia thuộc Morgan City, một thành phố nhỏ xíu của tiểu bang Louisiana. Ở đây đa số người Việt Nam ḿnh đàn ông th́ làm nghề thợ hàn, c̣n đàn bà làm nghề cắt ghẹ. Sau chừng hơn một tháng, tạm thời ổn định chỗ ăn chỗ ở rồi, bố con tôi theo người ta đi làm; tôi và thằng con trai đập càng c̣n hai đứa con gái cắt ghẹ (đập những cái càng và cắt những con ghẹ đă được hấp chín ra moi lấy thịt, đập càng dễ hơn cắt ghẹ), chỉ có bà xă tôi ốm yếu nên tạm thời chưa phải đi làm. Làm việc ăn theo sản phẩm, làm được nhiều ăn nhiều, làm được ít ăn ít, chứ không phải làm lănh lương.
3 giờ sáng bố con lục đục thức dậy, trệu trạo nhai mấy tép sandwiches kẹp cheese rồi theo xe người ta đến hăng ghẹ, miệt mài kẻ cắt, người đập đến khoảng 3 giờ chiều hết ghẹ lại theo xe người ta đi về. Ngày đầu tiên tính ra tôi được 13 Đô La mà làm chóng mày chóng mặt, miệng đắng nghét, thở không ra hơi. Cái này là tại tôi dở, chân tay lóng ngóng chậm chạp chứ không phải lỗi tại ai hết. Người ta làm hết tháng này sang tháng khác, hết năm này sang năm khác, hai tay thoăn thoắt trong khi miệng vẫn nói chuyện tía lia, có người một ngày kiếm cả trăm Đô La chứ có ít đâu, chỉ có bố con tôi là bết quá!
Đi làm kiếm cơm là bắt buộc, “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” tục ngữ ta đă nói như thế, vậy nên không có vấn đề muốn hay không muốn. Chỉ có cái sao mà nó mệt quá, ngày nào cũng thức dậy từ 3 giờ sáng, đi làm có khi đến 4, 5 giờ chiều mới về đến nhà, tắm rửa, ăn uống, loanh quanh một tí lại chuẩn bị đi học, ấy là một tuần chỉ học có hai tối thôi đấy.
Ai chả biết ở Mỹ mà không nói được tiếng Anh nó kẹt lắm, với lại đi làm chung với mấy ông mấy bà sang Mỹ đă lâu nghe họ nói tiếng Anh tíu tít, dziu dziu, mi mi (you you, me me) loạn xạ trong khi ḿnh cứ im thin thít như hạt thóc nó mắc cỡ lắm. Biết thế nhưng lại tự biết ḿnh là thằng nhát gan, nói tiếng Anh mà lại cứ sợ là ḿnh nói sai, nói búa xua bất kể trúng trật tôi nói không được. Biết là sợ nói sai, nói không đúng giọng th́ phải học, nhưng mà khổ lắm, tôi chỉ hăng hái được một, hai tháng đầu rồi th́ càng ngày càng nản. Ngồi trong lớp mà sao hai mắt nó cứ “dzíp” lại. Những tối có lớp, chỉ có 2 giờ, từ 7 giờ đến 9 giờ thôi mà sao thấy nó lâu thế không biết? Tuần lễ 7 ngày th́ thứ Ba và thứ Năm là tôi sợ nhất v́ hai ngày này phải đi học. Một hôm đi làm về không sao, sắp đến giờ đi học tự nhiên tôi thấy trong người như muốn bệnh, uể oải quá sức, tôi bảo thằng con nói với bà giáo hôm nay ba bệnh, xin nghỉ. Đến chừng sau hơn 7 giờ tối, thấy ḿnh khoẻ lại như thường, suy nghĩ biết chắc cái này chỉ là “bệnh lười” chứ không có chi lạ. “Lười” như thế được vài lần, tôi nghỉ luôn, không đi học tối nữa. Bà xă hỏi: “Sao anh không đi học”? Tôi trả lời: “Mệt quá, anh tự học ở nhà thôi”! Mấy tuần lễ sau thấy mấy đứa con cũng nghỉ ở nhà luôn. Hỏi sao không đi học? Chúng trả lời: Ít học sinh quá, lớp học đóng cửa rồi!
Tôi tự học ở nhà thật chứ không phải là “nổ” đâu. Số là như thế này: Tôi ở tù cải tạo ra được vài tháng th́ vợ chồng thằng cháu chúng nó vượt biên, thế có nghĩa là chúng bỏ nước ra đi trước ngày gia đ́nh tôi qua Mỹ đă 9 năm. Bây giờ nó đang làm thợ sửa xe cho một cái shop của Mỹ trong chợ Walmart và nó nói tiếng Anh coi bộ đă “nhuyễn” lắm. Tôi hỏi: Cháu học Anh văn bao lâu mà nói tiếng Anh “chiến đấu” thế? Nó trả lời: Con ở đảo Galang 3 năm chỉ ăn rồi đi học, 6 tháng trước khi vào Mỹ con lại làm giáo viên dạy Anh văn cho những người Việt mới tới đảo. Thế rồi nó bày cho tôi cách tự học tiếng Anh sao cho có kết quả. Nó bảo: Con cho cậu mượn mấy cuốn sách, kèm cả băng và máy cassette. Học đến bài nào th́ cậu nghiên cứu bài ấy trước, tra cứu cho hiểu hết nghĩa các chữ chưa biết, sau đó mở cassette ra, mắt đọc sách, tai nghe băng, cho tới khi nào gấp sách lại, chỉ nghe thôi mà bắt được từng chữ, hiểu rành rẽ cả bài văn gần như thuộc ḷng, lúc đó mới học sang bài khác. Tôi đem máy cassette, đem sách, đem băng về làm như lời thằng cháu nói, quả nhiên kết quả trông thấy. Thế nhưng - lại thế nhưng - phải thật kiên nhẫn mới được. Giá chỉ ăn rồi học thôi th́ may ra, chứ vừa đi làm sặc gạch như tôi vừa học sao thấy nó găng quá! Cũng c̣n phải giải trí như coi TV, nghe nhạc, đọc sách báo và ngủ nghỉ lấy sức để hôm sau đi cầy tiếp nữa chứ? Một cái dở của tôi nữa là ngồi mà học th́ nó đau lưng, c̣n nếu nằm xuống th́ chỉ một lát là hai mí mắt đă dính lại, rồi nào c̣n phải tra tự điển, phải ghi chép… chao ôi sao mà nó mệt quá! Thế là lại chỉ theo đuổi được chừng hơn 1 tháng rồi sách, băng và máy cassette bỏ một đống trong góc nhà, không ngó tới nữa.
Tôi bỏ không theo xe người ta đi đập càng ghẹ nữa v́ đă xin được việc helper thợ hàn trong hăng Mc Demott. Bây giờ th́ có sợ nói tiếng Anh sai cũng không được, cũng cứ phải nói, phải nghe, thế là tôi nói búa xua, miễn sao họ hiểu ḿnh là được rồi. Với lại… làm cái anh helper th́ chỉ cứ như ông thiên lôi, chỉ đâu đánh đó chứ có phải bàn thảo hay tranh luận ǵ đâu mà sợ, vậy nên việc học Anh văn bây giờ đối với tôi không được đặt nặng nữa. Thế nhưng “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, ḿnh muốn yên thân làm anh helper thôi cũng đâu có được. Mới làm job thơm helper được mấy tháng th́ tôi bị layoff. Cuối năm ít việc nên hăng không cần nhiều helper nữa. V́ tôi ít thâm niên công vụ nhất nên được ưu tiên ra đi trước tiên. Thế rồi may mắn có người giới thiệu, tôi lại kiếm được chân rửa chén bát cho một nhà hàng ăn mà chủ nhân là người Ư ở New Orleans. Làm cái anh Dish Washer, suốt ngày chỉ lục đục với nồi niêu soong chảo, với dĩa bát và muỗng nĩa dơ th́ tiếng Anh nhiều mà làm ǵ? Ấy thế mà chính trong thời gian này tôi lại đă phải làm thông dịch viên đến 2 lần đấy. Lần thứ nhất là giúp cho hai vợ chồng mới từ Việt Nam qua, và mới xin vào làm cùng một nhà hàng với tôi. Anh chồng làm bus boy, c̣n chị vợ phụ tôi rửa chén bát. Một lần thấy bà chủ nhà hàng đến, anh chồng (tức là anh bus boy) nói với tôi: “Ông giúp tôi nói với bà chủ trả cho vợ chồng tôi nửa check nửa tiền mặt chứ lănh toàn chech thế này kẹt quá”! Tôi nghĩ bụng: “Anh văn tôi cũng ấm ớ bỏ mẹ, lại cũng chỉ có 5 đồng 1 giờ và lănh toàn check chứ có hơn ǵ anh đâu”? Nhưng chỉ nghĩ bụng thế thôi chứ nói ra miệng làm ǵ, mất mặt bầu cua hết. Thế là tôi làm ra vẻ hung hăng con bọ xít, bảo: “Ông bà theo tôi, rồi nói ǵ th́ nói tôi dịch sang Anh văn hộ”. Sau đó tôi dẫn hai vợ chồng vào văn pḥng gặp bà chủ, rồi không nhớ là ăn nói thế nào mà bà chủ OK bảo người manager trả cho hai vợ chồng ông này nửa check nửa tiền mặt. Từ đấy hai vợ chồng vừa phục, vừa quư tôi lắm, cám ơn hoài.
Lần làm thông dịch viên thứ hai mới thật là… ác ôn côn đồ Việt Cộng!
Hôm ấy, đang lúi húi trong khu rửa chén bát th́ người Manager vào kéo tay tôi, bảo: “Mít tờ… ông ra đây tôi nhờ cái này”! Tôi theo người Manager ra trước cửa nhà hàng, ông ta chỉ vào mấy người có vẻ “ngoại quốc” đang đứng đó, nói: “Mấy người này nói tiếng Pháp, tôi chẳng hiểu ǵ cả, ông hỏi xem họ muốn ǵ giùm tôi”!
Má ơi, cú này th́ con chết chắc! Có lẽ trước tôi, đă có ông hay bà Việt Nam nào làm ở đây biết nói tiếng Pháp, nên họ tưởng người Việt Nam nào cũng nói được tiếng Pháp chăng? Thực ra, không phải là tôi không có học tiếng Pháp. Ở vào cái tuổi của tôi (năm nay đă 7 chục, thêm mấy tháng tính theo tuổi Tây đàng hoàng) thời đó con nít mới học tới lớp Ba đă bắt đầu học Pháp văn rồi. Nhưng cái đầu của tôi nó làm sao ấy, học cái ǵ th́ được, nhất là đánh bi, đánh đáo, chỉ cần chỉ sơ một cái là tôi chơi được ngay, mà c̣n chơi giỏi nữa, chứ c̣n học, mà lại là học ngoại ngữ th́ tôi bết lắm, học trước quên sau. Đến nay đă sáu mươi mấy năm mà tôi vẫn c̣n nhớ như in ở trong bụng. Năm ấy tôi học lớp Ba trường Nhà thờ, thầy giáo dạy tôi là một vị thầy tu theo Cha đi giúp Giáo Xứ. Ngoài việc chính thức “đứng” một lớp, thầy c̣n dạy thêm Pháp văn cho khoảng mười đứa lau nhau học dốt trong đó có tôi vào mỗi buổi chiều, dĩ nhiên là thầy dạy “chùa” thôi chứ không có tiền bạc ǵ cả. Tôi học trước quên sau, chỉ có một chữ occupé thôi mà thầy nhắc đi nhắc lại mấy lần tôi vẫn không nhớ được nghĩa. Giận quá thầy dang tay xán tôi một cái bốp ù hẳn một bên tai. Tôi ngồi ôm mặt khóc, khóc măi, thầy dỗ thế nào cũng không nín. Cuối cùng thầy bỏ đi đâu một lúc rồi mang đến cho tôi một chén chè nếp như chè Bà Cốt vậy. Tôi ăn hết chén chè th́ thôi không khóc nữa, và từ đó, có lẽ cho đến chết tôi cũng không quên được nghĩa chữ occupé.
Viết lại mẩu chuyện trên là tôi chỉ muốn nói tôi có học Pháp văn, mà c̣n học nhiều hơn học Anh văn nữa. Kẹt một cái tôi đă vừa học dốt, lại vừa mấy chục năm không ngó ngàng ǵ tới tiếng Pháp nên đă quên gần hết. Thế mà bây giờ ông boss của tôi lại muốn tôi làm thông ngôn cho ống ấy giao dịch với người Pháp, như thế có phải là muốn giết tôi không? Nhưng biết làm sao bây giờ? Chả lẽ lại bảo tôi không biết nói tiếng Pháp, ông đi kiếm người khác làm thông ngôn cho! Nói như thế th́ c̣n ra cái thể thống ǵ nữa, với lại nếu kiếm được người khác th́ người ta cần ǵ tới ḿnh? Lại nhớ lại, đă lâu lắm rồi, tôi có nghe một mẩu chuyện phiếm về việc nói tiếng Tây như thế này: Có anh bồi kia muốn nói về con cọp với ông chủ Pháp, nhưng anh ta không biết con cọp tiếng Pháp họ kêu là ǵ, anh ta mới diễn tả như thế này: Luư bớp, luư pa bớp, luư tí ti giôn, luư tí ti noa, luư măng giê moa, luư măng giê vu (Lui boeuf, lui pas boeuf, lui tí ti jaune, lui tí ti noir, lui mangé moi, lui mangé vous = nó con ḅ, nó không con ḅ, nó một tí vàng, nó một tí đen, nó ăn tôi, nó ăn anh), thế mà ông chủ người Pháp hiểu anh bồi muốn nói về cái ǵ đấy. Lại nghĩ ḿnh nói tiếng Pháp dù có tệ th́ cũng chỉ mấy ông Pháp biết, chứ ông manager Mỹ biết thế nào được. Thế là tôi đâm liều, chơi luôn!
Nói qua nói lại một lát, tôi đă dịch cho người Manager hiểu được là mấy ông Pháp muốn đặt sẵn mấy bàn để chiều nay họ tới ăn. Từ hôm đó thỉnh thoảng ông Manager lại nh́n tôi cười, rồi giơ ngón tay cái lên bảo: You number one! Tôi nghĩ bụng number one cái con khỉ, “không có chó bắt mèo…” chứ number one cái ǵ?
Thế rồi ḍng đời đưa đẩy, gia đ́nh tôi không c̣n ở Morgan City nữa mà “mu” đến New Orleans, rồi nay th́ ở Charlotte, NC. Gần 20 năm trời làm đủ mọi nghề, đếm đốt ngón tay, cho tới ngày chính thức về nhà đuổi gà cho vợ tôi đă thay đổi tới 8 jobs chứ không ít. Trong 8 jobs này, chỉ có job sau cùng là tôi làm lâu hơn cả, những 6 năm làm ông custodial ở một ngôi trường trung học khá lớn, nhân viên nhà trường có tới gần 200 người mà chỉ tôi là người Việt, thế là đi làm chỉ toàn nói và nghe tiếng… Mỹ, vậy nên cứ phải thành thật khai báo có nhiều khi tôi chỉ “đoán” thôi chứ chẳng hiểu chính xác là họ muốn nói ǵ!
Gia đ́nh có 5 người, hai vợ chồng và ba đứa con, 2 gái 1 trai. Ngày mới qua Mỹ, chỉ bà xă tôi thể lực yếu, bệnh hoạn hoài nên được ở nhà, c̣n 4 bố con ai cũng phải “lao động là vinh quang” cả. Thế nhưng dần dần trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng, chúng có gia đ́nh riêng của chúng, lúc đó th́ hai ông bà già đành hủ hỉ và lo cho nhau, bất đắc dĩ lắm mới phải kêu đến con cái, v́ biết chúng lo cho gia đ́nh riêng của chúng cũng đă bở hơi tai rồi!
Bà xă tôi bệnh hoạn triền miên: tiểu đường, cao máu, bao tử, phong thấp… bệnh nọ đẻ bệnh kia, đi hết bác sĩ gia đ́nh lại đến bác sĩ chuyên khoa, một tháng có khi phải đi bác sĩ đến 2, 3 lần. Nhưng mà không sao, ngày Việt Cộng nó vào, nó bắt ḿnh đi tù cải tạo, ai không biết thế nào, chứ tôi hơn 6 năm ở tù, bà xă tôi ở nhà một nách 4 đứa con dại, vất vả trăm chiều vậy mà cứ đều đều 2 tháng một lần thăm nuôi tôi, chẳng để cho tôi phải trở thành con bà phước! Vất vả cực khổ như thế mà bà ấy c̣n chịu được, huống chi bây giờ ở Mỹ, mọi sự đă có chính phủ lo. Tiền bệnh viện, tiền bác sĩ, tiền thuốc men chính phủ trả, tôi chỉ có bổn phận làm tài xế đưa vợ đi, đón vợ về thôi mà không làm được hay sao?
Vâng, nếu chỉ có làm tài xế đưa bà xă đi, đón bà xă về thôi th́ tôi dư sức. Kẹt một cái, ngoại trừ ông bác sĩ gia đ́nh là người Việt Nam, ngoài ra tất cả các bác sĩ chuyên khoa khác của bà xă tôi đều là người… ngoại quốc cả, thành ra ngoài việc lái xe tôi c̣n phải kiêm luôn chân thông ngôn nữa mới là chết chứ! Đọc đến đây thế nào chả có vị théc méc hỏi: Nhà bác đă chả khoe làm thông dịch viên cho người ta mấy lần ngon lành, lại ở Mỹ đă gần 20 năm, làm toàn “sở Mỹ” mà không học thêm được tiếng Mỹ nào hay sao? Dĩ nhiên là có học thêm được vô khối tiếng Mỹ, nhưng nói của đáng tội toàn là mấy tiếng thông dụng hàng ngày ai nói cũng được. Một hôm vô t́nh tôi được nghe hai vị “cao niên” gần cúp b́nh thiếc cả rồi nói chuyện với nhau. Một vị khoe:
- Ḿnh đang có ư định xin vào làm trong một trường học, v́ nghe nói công việc này nhàn nhă, dễ làm mà chẳng bao giờ bị layoff cả.
Vị kia hỏi lại:
- Ông định xin làm ǵ?
Vị nọ ngần ngừ:
- Cái ǵ như là… cất cất… (chắc ư muốn nói là custodial)
- Thế ông có nói được tiếng Mỹ không?
Nghe hỏi vậy, vị nọ trợn mắt:
- Sao không nói được, chửi cha nó c̣n được!
Chửi cha nó c̣n được! Tôi nghĩ bụng đúng đấy, học ǵ th́ khó chứ học mấy tiếng bá láp bá xàm sao dễ quá, chỉ nghe một lần là nhớ măi, nhớ hoài, thành ra “chửi cha” nó đâu có khó!
Tôi đi làm, làm ǵ cũng không ngán, không sợ. Hồi mới ở tù cải tạo về hành nghề xích lô đạp, rồi đi đóng than, rồi làm thợ mộc, rồi làm thầu xây cất, rồi mở quán bi da. Sang Mỹ th́ đi đập càng ghẹ, làm phụ thợ hàn, rửa chén bát, làm lao công trong hăng giặt đồ nhà thương… khó khăn, vất vả mấy cũng không sao, vậy mà sao mỗi lần đi làm “thông dịch viên” cho bà xă th́ ngại quá! Tôi biết sở dĩ vậy v́ tiếng Anh của tôi thuộc loại ăn đong, “ba xí ba tú”. Cứ miễn làm sao nói cho người ta hiểu th́ thôi, chẳng cần biết đến những th́ (tense) quá khứ, hiện tại với tương lai, chứ đừng nói ǵ những past perfect hay present progressive ǵ ǵ đó th́ chẳng bao giờ tôi đụng tới. Nay đưa vợ đi bệnh viện, đi bác sĩ đâu có nói ba xí ba tú như thế được. Lại những từ chuyên môn về bệnh tật, về thuốc men, tôi làm ǵ mà biết? Hoạ chăng chỉ có bệnh tiểu đường v́ bà xă bị lâu quá rồi, 17, 18 năm là ít, đặc biệt gần 10 năm trở lại đây, cứ 3 tháng một lần tôi phải đưa bà ấy đến bác sĩ chuyên khoa tái khám. Một bà bác sĩ người Nhật trẻ đẹp chỉ sau vài lần tiếp xúc đă biết khả năng tiếng Anh của ông chồng “thông dịch viên” của bệnh nhân như thế nào rồi, nên bà bác sĩ nói chậm răi, dễ hiểu cho tôi… “nắm” được. C̣n những vị khác th́ cứ tía lia, tôi mà hiểu chỉ một nửa những ǵ các vị ấy nói thôi th́ nhất định không c̣n phải là tôi nữa đấy! Có đời thuở nhà ai, ngày mai đưa vợ đi bác sĩ rồi mà tối nay c̣n phải vật lộn với hai cuốn tự điển Anh-Việt, Việt-Anh? Điên đầu nhất là có những chữ tiếng việt có mà tiếnh Anh không có! Rồi th́ hôm nay toát mồ hôi, cố gắng học thuộc được mấy chữ, ngủ qua một đêm sáng mai nó lại quên béng đi mất! Thật là vất vả trăm bề.
Kính thưa quư vị, tôi viết bài này không phải để tả oán hay là than thân trách phận ǵ, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến cái tính thiếu kiên nhẫn và “lười” của tôi khiến cho tới khi nhận ra th́ đă trễ quá mất rồi. 20 năm thời gian chưa phải là dài sao? Mà như chúng tôi đă tŕnh bày ở đầu bài viết, chẳng cần thông minh xuất chúng ǵ, cứ bước một mà tiến cũng có thể học tới cái ǵ rồi ấy chứ? Đồng ư là: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, nhưng có phải là hễ cứ đi làm là không c̣n học được đâu? Rơ ràng chỉ tại thiếu kiên nhẫn và lười thôi. Thật đúng là:
Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi
Thời gian nào có khác ǵ
Nó đi chẳng đợi chẳng v́ một ai
Gái quốc sắc trai anh tài
Ngoảnh đi ngoảnh lại tóc đà điểm sương
Cho dù chân khoẻ sức cường
Lưng c̣ng gối mỏi lẽ thường… thời gian!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]