Công nhân Việt khốn đốn do bị sa thải
Date: Monday, March 02 @ 11:34:24 EST
Topic: Chống Buôn Người


Công Nhân Bị Sa Thải Trước Hạn Vẫn Chưa Được Giúp Đỡ

LTS: Tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng ngày càng nặng nề lên công nhân Việt lao động ở ngoài nước. Ngày 5 tháng 2, Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội công bố chính sách hỗ trợ cho những công nhân bị sa thải trước thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên cho đến nay những công nhân bị lâm vào cảnh này vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào.ới đây là một trường hợp điển hình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên nhũng trường hợp như vậy với hy vọng họ sẽ được chính quyền Việt Nam giúp đỡ về đời sống và hồi hương.

***

Sáu nữ công nhân Việt, bốn chị quê ở Hà Giang và hai chị quê ở Thái Nguyên, được Tổng Công Ty Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam (TTLC) gởi sang Mã Lai vào tháng 7 năm 2008 để làm việc cho công ty Sony. Ở Malaysia họ được tiếp nhận bởi công ty môi giới Joint Resources Holding SDN BHD và chuyển đến làm việc cho chi nhánh của công ty SONY ở Penang.

Hội thảo về nạn buôn người năm 2008 do CAMSA tổ chức, Atlanta, Hoa Kỳ



Họ được hưởng lương khá cao, gần 300 Mỹ kim một tháng. Tuy nhiên đến tháng 12 thì hết việc. Họ bị chuyển sang làm việc ở một quán ăn của người Trung Quốc. Công việc tại đây hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng và khả năng của họ, và cũng khác với những điểm ký kết trong hợp đồng.

Sau khi nghỉ làm ở quán ăn của người Trung Quốc, sáu chị công nhân này không việc làm, không chỗ ở, may mắn họ có một số bạn bè mới quen biết ở đây nên họ đến đó ở nhờ.

Đến ngày 10-02-09 công ty có giấy triệu hồi các chị, và chuyển họ đến khu ký túc xá cho công nhân ở đ đợi việc làm khác. Đồng thời bà quản lý công nhân trả RM 300 cho các chị, số lương tương đương với mười hai ngày đã đi làm ở quán ăn. Khi trả tiền lương, trước sự chứng kiến của nhiều công nhân Việt Nam khác, bà quản lý đã mắng các chị rất nhiều, nhưng vì không biết tiếng nên họ không hiếu gì cả. Bà ta không đưa tiền tận tay mà vứt xuống dưới đất và bắt các chị nhặt lên. Các chị cảm thấy bị xúc phạm nên đã không nhặt.Bà quát một chị đứng gần đó nhặt tiền lên, và lập tức tháo giày của bà đập vào chân chị hai cái rất đau. Bà lại chửi một lúc sau đó mới về.

Hai chị bị chuyển lên Kuala Lumpur ngày 17-01-09 cho biết rằng các chị vẫn đang ở trong phòng có đến gần 30 người Việt Nam, phần lớn họ đều là những công nhân đã qua đây làm được thời gian dài. Đến hôm nay công ty thiếu việc họ bị chuyển lên Kuala Lumpur, chỉ ở nhà và đợi khi nào có việc công ty sẽ cho đi làm.

Tháng đầu tiên công ty cho các chị mỗi người RM 300 tiền ăn, họ gửi tiền vào tài khoản của các chị. Nhưng đến tháng Hai, công ty thông báo rằng sẽ không cho tiền các chị ăn nữa, nếu thiếu họ sẽ mua gạo và đồ ăn về cho các chị.

Họ đã không được đi làm và cứ phải ở nhà để đợi việc đã hai tháng, công ty môi giới hứa hẹn sẽ sang giải quyết vấn đề của họ nhưng đến hôm nay vẫn chưa có người đại diện nào sang. Một phần họ mong sớm được về nước do quá chán nản với cảnh ngồi chơi chờ đợi, một phần thì mong được công ty cho đi làm để kiếm tiền ,vì hiện tại các chị vẫn còn nợ công ty môi giới RM 2500 theo giấy nợ đã ký kết ở Việt Nam.

Tất cả anh chị em công nhân đang rất hoang mang không biết công việc của họ rồi sẽ như thế nào. Ai, cơ quan nào có thẩm quyền sẽ can thiệp để giúp đỡ cho họ? Li
ệu Cục Quản Lý Lao Đông Ngoài Nước có thực hiện chính sách hỗ trợ đối với họ, theo như lời công bố ngày 5 tháng 2?

Hiện nay Liên Minh CAMSA đang hỗ trợ cho 6 chị công nhân này để công ty môi giới Mã Lai phải trả tiền lương đầy đủ theo hợp đồng, công ty môi giới Việt Nam phải hoàn trả tiền phí dịch vụ, chính phủ Việt Nam phải giúp đỡ họ. 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA trong tiếng Anh, được thành lập tháng 2 năm 2008 bởi bốn tổ chức: UBCNVB, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức). Tháng 4 năm 2008, Liên Minh CAMSA phối hợp với tổ chức Tenaganita để thiết lập Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam. Trong chưa đầy một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho khoảng 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041
- USA

 







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1518