Tiếp Tục Can Thiệp Cho Công Nhân Ở Jordan
Date: Saturday, October 11 @ 22:24:25 EDT
Topic: Chống Buôn Người


Liên Minh CAMSA kêu gọi mọi người tiếp tay

 

Nhằm đòi hỏi công lý cho toàn thể 261 công nhân Việt, đa phần phụ nữ, đã bị bóc lột và bạc đãi bởi công ty W&D Apparel (Sơn Hoa) ở Jordan, Liên Minh CAMSA phát động cuộc vận động trên toàn quốc nhắm vào hai đại công ty Hoa Kỳ là thân chủ của W&D Apparel: Aramark ở Philadelphia và Academy Sports & Outdoors ở Houston.

 

Công ty W&D Apparel, do người Đài Loan làm chủ, hoạt động ở vùng công nghiệp đặc lợi (Qualifying Industrial Zone, hay QIZ) được xuất cảng miễn thuế và không giới hạn sang Hoa Kỳ, kết quả của thoả ước mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Jordan nhằm giúp đỡ nền kinh tế của quốc gia Trung Đông này.

Bản doanh của công ty Aramark ở Philadelphia



Chính sách mậu dịch này đã lôi cuốn các công ty ngoại quốc mở hãng ở vùng QIZ Jordan và lôi cuốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ đặt hàng từ các công ty này, TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, giải thích.

 

Theo Ông, vì luật bảo vệ người lao động ở Jordan rất lỏng lẻo nên tình trạng bóc lột lao động, thậm chí buôn bán lao động, dễ và thường xẩy ra.

 

Từ cuối năm 2007 số 261 công nhân Việt và hàng trăm công nhân người Hoa đã trở thành nạn nhân của tình trạng này. Tháng 2 năm nay, Liên Minh CAMSA thành công trong việc giải cứu 176 người trong số này sau khi họ bị đánh đập và bỏ đói vì đình công. Nhờ sự tiếp tục can thiệp của Liên Minh CAMSA và một số vị dân biểu Hoa Kỳ, đến cuối tháng 3, 156 công nhân đã hồi hương.

 

Đối vói Aramark, chuyên cung cấp đồng phục và thực phẩm cho các trường đại học với ngân sách lên đến trên 12 tỉ Mỹ kim hàng năm, Liên Minh CAMSA huy động giới sinh viên, chính yếu là các hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức sinh viên, lên tiếng với nhà trường.

 

Các bạn có thể góp phần tích cực đem lại công lý cho hàng trăm công nhân đã và đang tiếp tục bị bóc lột, theo bức thư ngỏ của Liên Minh CAMSA gửi sinh viên.

 

Nhiều hội sinh viên Việt và Hoa Kỳ trong vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận đã hưởng ứng lời kêu gọi này.

 

Đây chỉ là bước khởi đầu. Chúng tôi sẽ mở rộng chiến dịch vận động này ra toàn quốc, TS Thắng cho biết.

 

Ngay sau khi giải cứu được cho 176 nữ công nhân đã bị nhân viên bảo vệ của nhà máy và cảnh sát địa phương hành hung, đánh đập hồi tháng 2 vừa qua, Liên Minh CAMSA đã liên lạc với công ty Aramark và công ty Academy Sports & Outdoors để yêu cầu can thiệp nhưng cho đến nay tình hình vẫn không thay đổi. Số 105 công nhân còn kẹt lại vẫn phải lao động 14 tiếng một ngày với đồng lương chỉ bằng nửa so với hợp đồng cho 8 tiếng một ngày. Gần đây số công nhân này đã đình công để đòi hồi hương vì không chịu nổi cảnh bóc lột.

 

Đối với công ty Academy Sports & Outdoors, Liên Minh CAMSA nhắm vào các hội phụ huynh và thầy giáo. Công ty này có những cửa hàng bán dụng cụ và quần áo thể thao cũng như đồng phục cho học sinh. Ngân sách hàng năm của công ty này là 1.2 tỉ Mỹ kim.

 

Ngày 18 tháng 10 văn phòng UBCNVB ở Houston sẽ tổ chức buổi trình bày về thảm trạng đồng bào bị buôn bán làm nô lệ tình dục và nô lệ lao động. Nhân dịp này, TS Thắng sẽ tiếp xúc với giới sinh viên ở Houston để phát động chiến dịch nhắm vào công ty Academy Sports & Outdoors.

 

Ngày 2 tháng 11, văn phòng UBCNVB ở Philadelphia sẽ phối hợp với Hội Hùng Vương để tổ chức hội thảo và gây quỹ cho Liên Minh CAMSA. Tại đây TS Thắng sẽ phát động chiến dịch nhắm vào Aramark.

 

Cùng nhau hành động, chúng ta có thể giải cứu và đem lại công lý cho đồng bào, Ông nói.

 

Mục tiêu của Liên Minh CAMSA là bảo đảm mọi công nhân còn kẹt ở Jordan về nước an toàn theo sở nguyện, mọi công nhân bị bóc lột sẽ được hoàn trả lương đúng mức hợp đồng, và mọi công nhân bị thiệt hại về vật thể và tinh thần được bồi thường xứng đáng.

 

Liên Minh CAMSA được thành lập tháng 2, 2008 bởi bốn tổ chức: UBCNVB, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), Liên Hội Người Việt Canada, và Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

 

Mọi đóng góp ủng hộ, xin gởi về:

 

BPSOS/CAMSA

PO Box 8065

Falls Church, VA 22041 - USA  

[Dưới đây là bức thư mẫu soạn cho sinh viên Đại Học Johns Hopkins gởi đến nhà trường. Sinh viên ở các đại học khác có thể thay đổi nội dung cho phù hợp.]

 

Campaign to Stop Abuse of Vietnamese at W&D Apparel

A Petition to Johns Hopkins University President William Brody 

 

Dear Dr. Brody, 

 

We, the undersigned, call on Johns Hopkins University to investigate reports that it purchases products and services from Aramark.  This company buys products from W&D Apparel, a factory in Jordan that is notorious for cheating, overworking, and even beating its Vietnamese guest workers.  Earlier this year, W&D Apparel sent in the security guards to beat up 176 Vietnamese workers who went on strike to oppose labor exploitation.  Thanks to international intervention, most of them have been able to return home. Investigators from the nonprofit Boat People SOS have reported that conditions at W&D Apparel continue to be so bad that other employees are begging to go home to Vietnam.  

 

We believe that our university should not do business with companies that contribute to the exploitation of workers in the US or overseas. Please get to the bottom of this. If you can’t use your good office to pressure W&D Apparel and its middlemen to guarantee fair treatment for the workers, we need to buy products and services somewhere else.

 

Sincerely,

 







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1404