Những Vật Dụng Cho Gia Đình Khi Có Thiên Tai
Date: Tuesday, August 07 @ 17:55:12 EDT
Topic: Cứu Trợ Thiên Tai


Giông Bão - Lụt Lội - Trào Chất Lỏng Nguy Hiểm - Động Đất - Gió Lốc - Bão Tuyết - Hoả Hoạn

Tai hoạ xảy đến bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Và đến khi tai hoạ đến thình lình, chúng ta có thể không còn đủ thì giờ để chống đỡ. Một tai nạn xe hơi làm trào đổ chất lỏng nguy hiểm như xăng nhớt trên xa lộ đã có thể gây một cuộc di tản rồi. Một trận bão tuyết đã có thể cầm giữ gia đình bạn tại nơi cư ngụ. Một trận động đất, lụt lội, cơn lốc hay là những trận thiên tai khác đã có thể cắt đứt các nhu cầu căn bản như hơi đốt, nước uống, điện nhà và điện thoại trong vòng nhiều ngày.



Sau một trận thiên tai chính quyền địa phương và nhân viên cứu trợ sẽ có mặt tại hiện trường, nhưng họ không có thể tới với từng mỗi người chúng tan gay lập tức. Bạn có thể được sự giúp đỡ sau nhiều giờ, hay có thể sau nhiều ngày. Gia đình bạn có muốn đối phó với trường hợp khẩn cấp, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ tới không?

Gia đình bạn sẽ đối phó hữu hiệu nhất bằng cách chuẩn bị trước khi thiên tai thình lình xảy tới. Một phương pháp chuẩn bị là thu thập những nguồn dự trữ cho thiên tai. Mỗi khi thiên tới, bạn sẽ không có đủ thì giờ để mua sắm hay là tìm kiếm những đồï cần thiết. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị, gia đình bạn có thể cầm cự cho một cuộc di tản hay là bị kẹt ở trong nhà do bão tuyết.

Để Trang Bị Đồ Cho Bạn

Kiểm kê lại những vật dụng được ghi trong tài liệu này.

Gom nhặt hết đồ dự trữ ghi trong bản liệt kê. Có lẽ bạn cần tới nó nếu gia đình bạn bị kẹt ở trong nhà.

Để tất cả đồ dụng cụ cần thiết cho cuộc di tản ở trong vật chứa đựng loại dễ dàng xách mang theo.

Có 6 loại dự trữ căn bản bạn nên có sẵn trong nhà: nước uống, thực phẩm, đồ cứu thương, quần áo và đồ ngủ, dụng cụ và đồ dùng những trường hợp khẩn cấp và những thứ đặc biệt khác.

Giữ những món nào thông dụng nhất trong lúc di tản và để ở trong đồ chứa đựng dễ dàng xách mang theo. Bạn cũng nên ghi một dấu hiệu đặc biệt dễ nhận thấy ở bên ngoài đồ chứa đựng như là dấu (*) chẳng hạn. Đồ chứa đựng có thể là thùng rác lớn có nắp, ba lô dùng để đi cắm trại hay túi xách tay...

Nước uống:

Giữ nước uống ở trong bình bằng nhựa giống như bình đựng nước ngọt. Tránh dùng những loại bình có thể bị mục hay bị bể giống như những hộp sữa bằng giấy cứng hay là chai lọ bằng sành hay thuỷ tinh. Thông thường một người hoạt động nhiều, họ cần phải uống ít nhất nửa galông nước trong một ngày. Ở nơi nóng nực và làm việc nặng nhọc có thể cần gấp đôi số lượng nước kể trên. Những em nhỏ, bà mẹ trẻ sơ sinh và người bệnh hoạn sẽ cần nhiều nước hơn nữa.

Trữ một ga-lông nước cho mỗi người mỗi ngày (nửa ga-lông dùng để uống, còn lại để nấu ăn và vệ sinh cá nhân. Trữ nước ít nhất dùng đủ trong 3 ngày, cho mỗi người trong gia đình.

Thực phẩm

Trữ đồ ăn không thiu ít nhất cho 3 ngày. Chọn lựa đồ ăn nào không cần phải để lạnh, sửa soạn ăn hoặc nấu nướng chỉ cần một chú hoặc không cần tới nước. Nếu bạn cần phải hâm đồ ăn nóng lên, thì dùng nguyên liệu xăng khô trong hộp. Chọn những đồ ăn thuộc loại được đóng trong bao hay trong hộp và có cân lượng nhẹ.

Những loại thức ăn dưới đây được tuyển chọn cho đồ dự trữ khi có thiên tai:

- Thịt, trái cây và rau cải trong đồ hộp ăn liền

- Nước ngọt, sữa, thức lỏng trong đồ hộp (nếu là chất boat, thì phải trữ thêm nước)

- Đường, muối, tiêu

- Thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng như bơ, đậu phụng, thạch, bánh bích quy mặn, lương khô.

Thuốc bổ

Đồ ăn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, người cao niên hay là người đặc biệt phải kiêng cữ ăn.

Những đồ ăn có thể giảm bout đi sự căng thẳng hay là làm cho thoải mái như: bánh, kẹo cứng, đồ ăn với sữa, kẹo cấy, cà phê uống liền, trà trong bao.

Đồ cấp cứu:

Thu thập một bộ đồ cấp cứu cho gia đình bạn và một bộ khác để trong mỗi xe. Một bộ cấp cứu nên có những thứ này:

- Băng keo dán để khử truong với nhiều cỡ khác nhau

- Băng khử truong dùng để cầm máu (4-6 cái) loại 4 phân

- Băng keo dán lên da cho những ai bị dị ứng

- Băng keo cầm vết thương hình tam giác

- Băng quấn khử trùng (3 băng) loại 2 phân

- Băn quấn khử trùng (3 băng) loại 3 phân

- Kéo

- Đồ gắp mũi nhọn

- Kim chích

- Khăn được tẩm ướt

- Thuốc khử trùng

- Nhiệt kế

- Cây dẹp chấn lưỡi

- Ống chứa dầu trơn

- Kim cúc cho nhiều cỡ

- Xà bông cục

- 2 đôi bao tay loại ny-lông

- Thuốc chống nắng

Thuốc thông thường:

- Thuốc trị đau nhức

- Thuốc trị tiêu chảy

- Thuốc đau bụng

- Thuốc Ipecac (dùng khi ói mửa nếu được chỉ dẫn bởi cơ quan phòng độc)
- Liên lạc Cơ quan Hồng Thập Tự địa phương để được cung cấp cẩm nang Cấp Cứu Cơ Bản

Dụng Cụ và Vật Dụng:

- Những đồ lặt vặt hay là ly giấy và những đồ dùng trong nhà bằng nhựa*

- Cẩm nang chuẩn bị cho sự nguy cấp*

- Cục pin phòng cho máy phát thanh và nhiều cục phin khác cùng loại để tích trữ*

- Đèn pin và nhiều cục phin khác cùng loại để dự trữ*

- Tiền mặt hay là ngân phiếu được bảo chứng. Tiền cắc*

- Đồ mở hộp không cần điện, bộ dao nhỏ bỏ túi*

- Bình cứu lửa nhỏ loại

- Lều cắm trại

- Cái kềm

- Băng keo

- La bàn

- Hộp quẹt

- Giấy nhôm để gói thức ăn

- Hộp nhựa để cất đồ dùng

- Pháo hiệu

- Giấy, viết chì

- Kim, chỉ

- Ống để nhỏ thuốc

- Mỏ lết

- Còi tu huýt

- Tấm trải bằng ny-lông

- Bản đồ khu vực

Vấn đề vệ sinh:

- Giấy vệ sinh, khăn lau

- Xà bông cục hay nước

- Đồ dùng cho phụ nữ

- Đồ vệ sinh cá nhân

- Thùng nhựa có nắp đậy

- Thuốc sát trùng

- Thuốc tẩy

Quần áo và đồ ngủ:

- Ít nhất một bộ đồ và một đôi giầy dép cho mỗi người

- Đôi giầy chắc hoặc đôi giầy cao cổ cứng dùng để đi làm

- Đồ dùng đi mưa

- Mền và nệm loại cuốn được

- Nón và bao tay

- Quần áo lót bằng nỷ, giữ được hơi ấm trong người

- Kính mát

Những Món Đồ Đặc Biệt:

Lưu tâm đến nhu cầu đặc biệt cho mỗi người trong gia đình, chẳng hạn như những trẻ còn thơ ấu hay người có tuổi hoặc người tàn phế.

- Cho trẻ thơ

- Công thức pha chế

- Tã em bé

- Bình sữa

- Sữa bột

- Thuốc men

- Cho người lớn

- Thuốc đau tim và lên máu

- Thuốc tiêu đường

- Thuốc chữa bệnh

- Đồ chăm sóc răng

- Kính sát tròng và phụ tùng

- Mắt kính phụ

Hồ sơ quan trọng

Trữ các hồ sơ này trong túi xách tay không thấm nước:

- Di chúc, hồ sơ bảo hiểm, giao kèo, chứng thư, cổ phiếu và công khố phiếu

- Sổ thông hành, thẻ an sinh xã hội, giấy tờ chủng ngừa

- Sổ trương mục ngân hàng

- Số thẻ tín dụng

- Liệt kê những đồ quý giá trong nhà, quan trọng nhất là số điện thoại

- Hồ sơ gia đình (giấy khai sinh, giấy hôn thú, giấy khai tử)

Đề Nghị Cần Phải Lưu Tâm

- Trữ đồ ở nơi mà cả gia đình đều biết tới. Giữ một phần nhỏ ở đằng sau thùng xe hơi

- Giữ đồ ở trong bao kín

- Thay nước dự trữ sáu tháng một lần để luôn giữ tinh khiết

- Đồ ăn dự trữ cần được thay đổi sau mỗi sáu tháng

- Xem xét lại những thứ dự trữ, trang bị và những nhu cầu mới phát sinh của gia đình, tối thiểu một lần trong năm. Thay thế pin cục, thay đổi quần áo theo thời tiết, hay theo kích thước của cơ thể v.v.

- Tham khảo Bác sĩ và dược sĩ cách thức trữ thuốc phòng ngừa và chữa bệnh
Thiết Lập Chương Trình Phòng Ngừa Thiên Tai Cho Gia Đình
Để bắt đầu…

- Liên lạc với Cơ Quan Quản Trị Cấp Cứu Địa Phưong hay là Văn Phòng Nhân Dân Tự Vệ và Hồng Thập Tự Mỹ Địa Phương

- Tìm hiểu những loại thiên tai nào thường xảy ra ở nơi cộng đồng bạn hiện đang cư ngụ

- Hỏi họ làm cách nào để biết được tín hiệu báo động

- Tìm hiểu phương cách để chuẩn bị cho mỗi loại thiên tai khác nhau

- Họp với các thành viên trong gia đình bạn

- Bàn thảo những loại thiên tai nào có thể xảy đến

- Giải thích phương cách để chuẩn bị và đối phó

- Bàn thảo làm những gì nếu có lời khuyên bảo là phải di tản

- Thực tập những gì đã bàn
- Phương cách giữ được liên lạc nếu gia đình bị phân tán hay thất lạc bởi thiên tai

Chọn ra hai nơi để liên lạc:

1. Một địa điểm tại nơi an toàn xa cách chỗ cư ngụ trong trường hợp hoả hoạn.

2. Một chỗ ở ngoài khu vực đang cư ngụ trong trường hợp mọi người không thể trở về nhà.

Chọn một người quen ở tiểu bang khác làm trung tâm liên lạc cho một người trong gia đình.

Hoàn tất những điều này:

- Dán số điện thoại khẩn cấp trên mỗi máy điện thoại.

- Chỉ dẫn những người có trách nhiệm trong gia đình cách thức khoá những ống dẫn nước, ống hơi đốt và tắt công tơ điện dẫn từ ngoài đường vào nhà.

- Gắn hệ thống báo động hơi khói lửa trên mỗi từng lầu trong nhà đặc biệt nhất là gần những phòng ngủ: thử những hệ thống đó trong mỗi tháng và thay thế pin cục hai lần trong vòng mỗi năm.

- Liên lạc với sở cứu hoả địa phương để hiểu về hoả hoạn.

- Học phương thức cấp cứu và hô hấp nhân tạo. Liên lạc với Hồng Thập Tự Mỹ địa phương để hiểu biết thêm về tài liệu và huấn luyện.

Họp với hàng xóm:

Thiết lập chương trình để hàng xóm có thể làm việc với nhau sau khi xảy ra thiên tai. Biết được từng năng khiếu của mỗi người hàng xóm (Y học, kỹ thuật). Chú tâm tới những gì bạn có thể giúp ích cho những người có nhu cầu đặc biệt chẳng hạn như người lớn tuổi và người tàn phế. Mở những kế hoạch giữ trẻ em trong trường hợp phụ huynh không thể trở về nhà được.
Nhớ tới những gì thực hành và duy trì kế hoạch của bạn.

Chương Trình Bảo Vệ Gia Đình của Cơ Quan Liên Bang Quản Trị Nguy Cấp và Chương Trình Giáo Dục của Hội Hồng Thập Tự Mỹ về Thiên Tai là một nỗ lực cho toàn quốc để giúp đỡ dân chúng chuẩn bị đối phóvới đủ loại tai hoạ khác nhau. Để biết thêm tài liệu, xin hãy liên lạc đến các cơ sở địa phương.

Có thể viết thơ về:
FEMA
P.O Box 70274
Washington, DC 20024

Mạch Sống 61 - 08/07







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1065