Trước Phút Lên Đường
Date: Thursday, May 31 @ 12:45:15 EDT
Topic: Tin Sinh Hoạt


Trương Quỳnh Chi

LTS: Cô Karina Kirana, gốc Nam Dương, là luật sư của UBCNVB đặc trách chống buôn người và bạo hành trong gia đình. Cô sắp sửa lên đường đi Mã Lai Á. Cuối năm 2005, TS Nguyễn Đình Thắng cũng đã đến Nam Dương để nghiên cứu tình trạng của 80 ngàn công nhân Viêt Nam tại quốc gia này.



Quỳnh Chi: Thưa LS, được biết Chính Phủ Hoa Kỳ tài trợ cho chuyến sang Mã Lai để huấn luyện về nạn buôn người?

LS Karina: Vâng, Toà Đại Sứ Mỹ ở Malaysia đang chuẩn bị một tuần lễ nói chuyện về nạn buôn người và họ mời tôi đến nói chuyện trong chương trình này. Buổi hội thảo này dành cho những người ủng hộ cho tổ chức phi chính phủ.

Quỳnh Chi: Nguyên nhân nào LS được chọn, LS có thể cho biết?

LS Karina: Tôi tin rằng họ tìm kiếm một luật sư đã làm việc trong lãnh vực chống nạn buôn người, đặc biệt là xung quanh những công nhân có nguy cơ bị buôn bán. Họ đã nhờ Văn Phòng Đặc Trách Nạn Buôn Người tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giới thiệu và văn phòng này đã hỏi tôi có muốn tham gia hay không. Dĩ nhiên tôi trả lời là có!

Quỳnh Chi: LS đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lãnh vực này và tại cơ quan nào khác, ngoài BPSOS?

LS Karina: Tôi bắt đầu làm việc trong lãnh vực này khi tham gia BPSOS tháng Giêng năm 2005.

Quỳnh Chi: Cảm tưởng của LS khi biết tin và LS sẽ chuẩn bị những gì cho công việc huấn luyện này?

LS Karina: Tôi rất phấn khởi khi biết về cơ hội này. Tôi đã thực hiện nhiều buổi huấn luyện trên nước Mỹ về đề tài nạn buôn người, nhưng đây là lời mời đầu tiên để nói chuyện ở nước ngoài. Đây có lẽ là một kinh nghiệm học hỏi tuyệt vời cho tôi trong nhiều cách.

Quỳnh Chi: Với thời gian vỏn vẹn một tuần, LS nghĩ có thể chuyển giao được bao nhiêu phần trăm cho các tham dự viên?

LS Karina: Đây là một buổi đối thoại giữa tôi và những người làm việc trong lãnh vực này ở Malaysia, vì vậy tôi tin rằng sẽ có những cuộc trao đổi thông tin giữa chúng tôi. Mục đích chính của tôi là nói về chương trình Chống Nạn Buôn Người và những kinh nghiệm của chúng ta ở Hoa Kỳ trong việc phục vụ những nạn nhân của nạn buôn người, đồng thời cũng chia sẽ kinh nghiệm của chúng ta. Tôi sẽ chú trọng vào những cách khác nhau mà nhân viên của chương trình đã làm để giúp đỡ cho những khách hàng của chương trình.

Quỳnh Chi: Một câu hỏi cá nhân, LS là người Indonesia, coi như láng giếng với Mã lai?

LS Karina: Vâng. Gia đình tôi đến từ Indonesia và tôi lớn lên ở Indonesia.

Quỳnh Chi: Xin chúc mừng LS, vừa đuợc đi thăm láng giềng của quê hương, vừa có cơ hội giúp cho quốc gia này. Mong rằng sau buổi nói chuyện của LS, nạn buôn người tại Mã Lai sẽ giảm khá nhiều. Chào tạm biệt.

LS Karina: Xin cám ơn. Tôi tin rằng nạn buôn người đang là vấn đề trên nhiều đất nước, bao gồm cả Hoa Kỳ. Mỗi nước có những điểm khác nhau về luật pháp, giá trị văn hoá và cách nhìn nhận cũng như đánh giá vấn đề khác nhau. Vì vậy sẽ mất thời gian và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ để làm giảm nạn buôn người ở tất cả mọi nơi.

Mục đích của tôi là sẽ chia sẻ thông tin và nối kết những người làm việc trong lãnh vực này ở Malysia trong cuộc đối thoại này, để hướng dẫn họ trong việc bênh vực cho khách hàng.

Mạch Sống 59 - Tháng 6







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1017