Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810347
page views since June 01, 2005
MS57 - 04/07: Cách Thức Phỏng Vấn Chương Trình HR

Di Dân & Nhập Tịch

Định Nguyên

Chương trình Humanitarian Resettlement (HR) mở lại và chỉ có hai năm. Xin mời xem buổi phỏng vấn giữa cô Hoàng Lan Chi và ông Định Nguyên, tình nguyện viên của UBCNVB về cách thức trả lời phỏng vấn.

HLC: Chính Phủ Hoa Kỳ đang phỏng vấn những vị đã nộp đơn cho Chương Trình Humanitarian Resettlement (HR), có nghĩa là Định Cư Nhân Đạo. Chương trình này là đợt 2 của Chương Trình ODP, diện HO, U11 và V11 thuở trước. Hội đủ điều kiện để được nộp đơn và phỏng vấn không có nghĩa là đương đơn đủ điều kiện để đi Mỹ. Hôm nay ông Định Nguyên, cố vấn cho nỗ lực của UBCNVB nhằm can thiệp hồ sơ định cư ODP và HR, sẽ nói về cách trả lời khi được phỏng vấn để cho hợp lệ.

ĐN: Tuy tên chương trình là định cư nhân đạo, nhưng gọi là tị nạn thì đúng hơn. Chúng tôi đã nghiên cứu nhiều hồ sơ HO, U11 và V11 bị rớt phỏng vấn trong những năm 1994-1998. Một điều khoản khá phức tạp trong luật tị nạn Hoa Kỳ là đương đơn có bị đối xử không tốt hoặc ngược đãi tại nước nhà hay không. Nhiều hồ sơ bị rớt vì điều khoản này. Trong bộ luật di trú Mỹ, có điều khoản số 101(a)42. Theo đó chính phủ Hoa Kỳ chỉ cho người Việt định cư ở Mỹ nếu là Việt lai Mỹ, hoặc có thân nhân bên Mỹ bảo lãnh, hoặc được một hãng Mỹ bảo lãnh vì có khả năng chuyên môn không tìm được bên Mỹ. Ngoài 3 diện này, còn 1 diện nữa, diện tị nạn vì đương đơn “bị nước mình ngược đãi vì lý do chính trị, tôn giáo, sắc dân, quốc tịch, thành phần. Tôi xin dùng chữ tị nạn chính trị để gọi tắt cho các loại tị nạn này. Hôm nay tôi nói về khía cạnh này.

HLC: Nếu đương đơn được đối xử thật công bằng như tất cả công dân khác thì có lẽ nào chính phủ Mỹ lại cho định cư chỉ vì đời sống bên Mỹ đầy đủ hơn?

ĐN: Vâng. chính phủ Mỹ và chính phủ hầu hết các nước khác không có chương trình “tị nạn kinh tế” đón nhận nhiều triệu người muốn di cư từ những nước nghèo chỉ vì họ muốn có đời sống thoải mái hơn. Mỹ chỉ có diện tị nạn chính trị. Sau khi miền Nam bị mất năm 1975, người Mỹ hiểu rằng những người trước đây làm sở Mỹ và các cựu quân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà đều bị kết tội giúp Mỹ chống chủ thuyết Cộng Sản trước tháng 4/1975. Chương Trình HR và tiền thân của HR, Chương Trình ODP (diện HO, U11 và V11) có mục đích giúp cho những thành phần này được định cư bên Mỹ vì họ đã bị chính phủ Cộng Sản ngược đãi sau tháng 4/1975.

HLC: Nếu ông B, một cựu công chức VNCH bị cải tạo mấy năm và hồ sơ HO đầy đủ, không có gì thiếu sót, thì chứng minh được là bị ngược đãi sau tháng 4/1975. Bị tù cải tạo rõ ràng là bị ngược đãi. Như thế, đương đơn phải được Mỹ cho định cư dễ dàng?

ĐN: Ông B tuy đã bị cải tạo, nhưng giả sử nay ông không còn gì đáng lo nữa. Nếu chính phủ Việt Nam coi ông B hoàn toàn giống như những nông dân, giáo viên miền Bắc và miền Nam không hề chống lại chế độ Cộng Sản trước tháng 4/75, thì tại sao Mỹ lại cho ông này tị nạn chính trị vì lý lịch cũ? Vậy ta nên hiểu rằng đương đơn phải còn lo lắng vì trong tương lai, có thể bị đối xử không tốt vì lý lịch “chế độ cũ” của mình. Luật tị nạn nói chung có hai đặc điểm: xét theo từng trường hợp một và phải chứng minh rủi ro bị ngược đãi trong tương lai. Tu Chính Án Lautenberg dùng cho HR, HO, U11 và V11 đơn giản hoá điều này cho những người thuộc một số thành phần đặc thù: họ chỉ cần chứng minh bị ngược đãi hay phân biệt đối xử trong quá khứ là đủ. Đấy là các thành phần rõ ràng đã bị ngược đãi nặng nề bởi chế độ, như cựu quân cán chính VNCH, cựu nhân viên sở Mỹ, các lãnh đạo tôn giáo, v.v. Luật này mang tên của thượng nghị sĩ Lautenberg của tiểu bang New Jersey vì ông ta đưa ra đạo luật này dành cho người Do Thái ở Liên Xô, sau đó được chính phủ Mỹ áp dụng cho diện HO, U11 và V11 khi chương trình ODP chào đời.

HLC: Vâng. Nếu được chế độ mới xoá sổ, hoàn toàn không có ý định làm khó dễ vì lý lịch trước tháng 4/1975, thì ông B hết lý do xin tị nạn chính trị. Nhưng nếu ông B khai với Sở Di Trú Mỹ là ông vẫn còn e ngại, lo lắng thì có cách gì chứng minh?

ĐN: Luật Lautenberg cho phép đương đơn khai là trong quá khứ đã bị ngược đãi như cải tạo, quản chế, giam cầm, đi kinh tế mới, tịch thu nhà đất, v.v. Khi bị ngược đãi nặng nề như tù, cải tạo, tịch thu nhà đất, v.v. thì ắt có giấy tờ chứng minh, và đương đơn cần nộp bằng chứng cho phái đoàn Mỹ.
Nếu đương đơn chỉ bị phân biệt đối xử (chưa nặng bằng ngược đãi) thì đương đơn chỉ cần kể ra hai trường hợp. Thí dụ, bị công an theo dõi hoặc bắt trình diện để “làm việc”, cưỡng bức lao động, mất quyền công dân, không được vào hộ khẩu, bị mất việc, tìm việc không được vì lý lịch, con cái không được nhập học, bị làng xóm hoặc cán bộ tố, v.v. Có nhiều cựu nhân viên sở Mỹ không bị ngược đãi nặng như tù cải tạo, tịch thu nhà đất, hoặc đi kinh tế mới, nhưng bị đối xử không tốt sau tháng 4/1975. Thí dụ, gặp trở ngại khi đi xin việc hoặc con cái ghi danh học. Tóm lại, luật Lautenberg cho phép đương đơn nói rằng mình lo âu cho tương lai vì trong quá khứ đã bị ngược đãi.

HLC: Tại sao viên chức của Sở Di Trú không được hỏi ông B là hiện nay, ông có bị chính phủ đối xử không tốt không?

ĐN: Luật Lautenberg xác định là không hỏi về tình trạng hiện tại. Luật Lautenberg dành cho các chương trình tị nạn thực hiện ở ngay tại quốc gia nguyên quán và do đó muốn tránh tạo nguy hiểm cho người xin tị nạn. Chẳng hạn như trong Chương Trình ODP, người Mỹ hiểu là người xin tị nạn ít dám kể thực về chế độ mới vì sợ công an làm khó dễ sau khi rời văn phòng phỏng vấn của Sở Di Trú Mỹ. Trước năm 2001, chính phủ Mỹ dùng nhân viên chính quyền Việt Nam làm thông dịch viên trong phòng phỏng vấn ODP. Những đương đơn thời đó lại càng có lý do để dè dặt.

HLC: Bây giờ tôi thấy rõ sự khác biệt giữa luật tị nạn tổng quát và luật tị nạn Lautenberg của ODP và HR. Luật tị nạn tổng quát khó khăn hơn, đòi hỏi đương đơn chứng minh là mình đang bị ngược đãi hay có mối lo sợ sẽ bị ngược đãi. Luật tị nạn Lautenberg “nhẹ nhàng” hơn vì chỉ đòi hỏi đương đơn: (a) chứng minh mình đã bị phân biệt đối xử trong quá khứ vì lý lịch; và (b) nêu mối quan ngại là sẽ bị ngược đãi. Vậy tại sao từ năm 1994 đến 1997, Sở Di Trú Mỹ đánh rớt nhiều hồ sơ HO vì lý do đương đơn không bị ngược đãi?

ĐN: Lý do chính quyền của Tổng Thống Bill Clinton muốn giao thương với Việt Nam. Trong tinh thần ấy họ muốn khoá sổ vấn đề tị nạn. Sở Di Trú Mỹ đã dùng lý do không còn bị ngược đãi nữa hoặc một số lý do khác như hồ sơ giả mạo, hồ sơ khó tin, v.v., và đánh rớt nhiều hồ sơ. Khi viên chức Mỹ viện cớ là đương đơn không bị ngược đãi, họ ghi qua loa trong giấy từ chối là đánh rớt theo điều khoản 101(a)42 mà không nói rõ lý do chính xác. Việc này vi phạm luật Lautenberg, vốn đòi hỏi phải ghi lý do rõ ràng nếu Sở Di Trú từ chối đơn tị nạn.

HLC: Vâng. Theo ông nói, tôi hiểu động lực đã bắt Sở Di Trú đánh rớt nhiều hồ sơ lúc ông Clinton cầm quyền. Nhưng có một điều làm tôi thắc mắc. Luật Lautenberg nói rõ rệt là đương đơn chỉ cần nêu lên mối âu lo có thể bị chính phủ Việt Nam đối xử không đồng đều vì lý lịch chế độ cũ, chứ đâu bắt buộc chứng minh là đang bị đối xử không tốt. Có thể nào viên chức Mỹ sai lầm khi đánh rớt họ?

ĐN: Đa số viên chức của Sở Di Trú am hiểu luật tị nạn chính trị tổng quát của Mỹ. Theo luật này, người từ các nước như Pháp, Ba Lan, Trung Đông, Nam Mỹ, v.v. muốn được Mỹ cho tị nạn thì phải ở tình trạng đang bị ngược đãi và phải chứng minh đầy đủ. Trái lại, rất ít ai am hiểu luật tị nạn chính trị Lautenberg áp dụng cho HR và ODP. Có thể nhiều viên chức Mỹ không rõ là luật Lautenberg có đặc điểm này. Tôi xin lập lại: đặc điểm miễn cho đương đơn không phải chứng minh là bị ngược đãi trong hiện tại hay tương lai; thay vào đó chỉ cần khai là lo âu có thể bị đối xử không tốt và kể 2 trường hợp bị phân biệt đối xử trong quá khứ (không cần giấy tờ) hoặc chứng minh 1 trường hợp bị ngược đãi trong quá khứ.

HLC: Vâng. Nếu ông C của một nước X xin tị nạn chính trị bên Mỹ, mà bây giờ nước X đã đổi thể chế, không còn đàn áp đảng phái của ông C nữa và không đối xử không tốt với ông C, thì luật tị nạn tổng quát không cho phép viên chức Sở Di Trú chấp thuận cho ông C tị nạn. Người Việt Nam trong Chuơng Trình ODP (HO, U11, V11) và HR không bị điều kiện này, nhờ luật tị nạn chính trị Lautenberg.

ĐN: Vâng. Luật tị nạn chính trị Lautenberg có điểm khác với luật tị nạn chính trị tổng quát. Nhiều viên chức Mỹ không nắm vững sự khác biệt này. Văn phòng Luật Sư Trưởng của Sở Di Trú Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn có chuyên gia am hiểu, nhưng phải huấn luyện thêm cho những viên chức phỏng vấn đang làm việc ở Việt Nam và Bangkok, Thái Lan.

HLC: Khi một đương đơn HR vào phòng phỏng vấn thì sẽ có những câu hỏi gì?

ĐN: Nếu hồ sơ có gì không rõ, thí dụ: giấy ra trại hoặc hôn thú có gì khó hiểu hoặc khả nghi, thì viên chức sẽ hỏi về vấn đề đó. Không có vấn đề ngôn ngữ bất đồng vì có thông dịch viên. Hơn nữa, thông dịch viên bây giờ là người Mỹ gốc Việt chứ không là công an như thuở trước. Đương đơn phải trả lời theo đúng sự thực. Nếu hồ sơ hoàn hảo, thì có thể viên chức hỏi là ông bà có bị đối xử không tốt không, hoặc tại sao ông bà xin tị nạn. Đương đơn nên trả lời theo luật Lautenberg như sau: “Vì lý lịch của tôi trước tháng 4/75, tôi vẫn lo âu là có thể bị đối xử không tốt trong tương lai”. Tiếp theo đương đơn nêu ra một trường hợp bị ngược đãi hay hai trường hợp phân biệt đối xử trong quá khứ với những chi tiết cụ thể. Nếu viên chức cố hỏi tiếp về hiện tại, thì đương đơn có thể nói: “Tôi đã trả lời theo đúng tiêu chuẩn của luật Lautenberg. Yêu cầu ông nghiên cứu lại luật này” Đương đơn nói như vậy là đủ. Không nên nói lòng vòng, có thể thiệt thòi cho đương đơn sau này.

HLC: Nếu viên chức Mỹ đánh rớt hồ sơ thì phải làm sao?

ĐN: Nếu bị viên chức đánh rớt, đương đơn nên nói: “Yêu cầu ông ghi rõ lý do tại sao đánh rớt trong giấy từ chối không cho tôi định cư. Xin viết rõ ràng là không đủ tiêu chuẩn của luật Lautenberg trên khía cạnh gì. Nếu ông chỉ viết chung chung là không có chứng cớ bị đối xử không tốt hoặc không bị ngược đãi theo điều khoản 101(a)42, thì không ai hiểu được lý do kỹ thuật nào đã làm tôi rớt phỏng vấn. Thông dịch viên của chính phủ Hoa Kỳ có nhiệm vụ dịch đúng lời của đương đơn.

Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc ông Khải qua số điện thoại 703-647-6491, hoặc qua địa chỉ email: hrp@bpsos.org.

Mạch Sống Số 57, tháng 4, 2007

Posted on Tuesday, April 17 @ 15:38:15 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Di Dân & Nhập Tịch
· News by ngochuynh


Most read story about Di Dân & Nhập Tịch:
Chiếu Khán Di Trú và Chiếu Kháng Du Học Sinh

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Di Dân & Nhập TịchNhân Vật Trong Tháng


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang