Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815334
page views since June 01, 2005
MS56 - 03/07: Tìm Lại Được Mùa Xuân

Lịch Sử Qua Lời Ke

Thịnh Dương

(tiếp theo kỳ trước)

Những ngày sau đó, ông và Yến Nhi lên vùng kinh tế mới Tây Ninh, bốc mộ hai vợ chồng Hà Vũ, lấy tro bỏ vào hũ mang về Sài Gòn. Những ngày còn lại ông dẫn cô bé đi sắm sửa vật dụng cá nhân, và dụng cụ cho việc học hành, cùng sửa sang lại ngôi mộ của bà vợ đã quá cố của ông.

Thấm thoát thời gian một tháng đã hết, ông phải trở lại Mỹ để sắp xếp những công việc làm sắp đến.

Trên đường trở về, ông nghĩ đến Hà Nhi rất nhiều, thương cảm cho số phận hẩm hiu của cô bé. Không hiểu sao hai bác cháu rất ý hiệp tâm đầu, Hà Nhi lo cho ông từng ly từng tý, rất hiểu ý ông. Chả bù với con gái ông, nếu nó chỉ được một phần tư của cô bé, ông cũng mãn nguyện lắm rồi.

Sáng thứ Bảy sau, ông gọi điện thoại cho Nguyễn Long (người bạn trẻ mà ông hằng yêu mến) đến nhà nhâm nhi cà phê, ăn sáng. Sau vài ly trà để trấn tỉnh tinh thần, ông trầm ngâm suy nghĩ không biết có nên nói cho Nguyễn Long biết về ý định của mình hay không. Nghĩ đến Hà Nhi, ông quyết định phải nói, nếu không dứt khoát lúc này, không biết còn cơ hội nào nữa không.

Ông bèn kể cho người bạn trẻ những ngày tù đày trong trại cải tạo, quen với Hà Vũ ra sao. Những lời trối trăn của bạn, và mục đích của ông về Sài Gòn tháng rồi. Cuối cùng ông đưa lá thư của Hà Vũ cho người bạn trẻ đọc. Ông dò phản ứng trên nét mặt của Nguyễn Long, hồi hộp chờ đợi câu hỏi hay thắc mắc, gợi ý của người bạn trẻ.

Nguyễn Long là người sống về nội tâm, tình cảm nhiều. Cuộc sống cũng ba chìm bảy nổi, thiếu tình thương của gia đình. Chàng trẻ đến với ông như để tìm lại hình bóng của người cha, người chú, tìm lại một chút thân thương, để sưởi ấm nỗi cô đơn nơi xa xứ.

Một phút im lặng trôi qua. Nguyễn Long trả lại bức thư cho ông. Ngập ngừng:

- Nếu… nếu bác không chê trách, cho phép cháu giúp đỡ một tay được không?

Lòng ông Tâm như rộn rã. Như không tin vào lỗ tai mình, ông lập bập hỏi:

- Cậu... giúp bằng cách nào?

Nguyễn Long xoa xoa hai bàn tay vào nhau, như để trấn tỉnh lời nói của mình:

“Trước kia cháu cũng gặp nhiều khó khăn, được cha mẹ nuôi bảo lãnh, giúp đỡ cho ăn học. Bây giờ cháu giúp lại cho người cùng cảnh ngộ như mình. Vả lại bác hưởng tiền hưu cũng đủ sống, không dư giả gì, tiền hàng tháng lo cho Yến Nhi ăn học để cháu lo”

Như để cho ông Tâm yên lòng khỏi ngại ngùng, áy náy, chàng trẻ cười cười:

- Mười mấy năm nay cháu dư biết bao nhiêu tiền, không biết làm gì cho hết. Bác đừng có suy nghĩ gì, nhưng với một điều kiện: Đừng cho cô bé biết là tiền cháu gởi.

Ông Tâm ngồi lặng yên giây lâu, ông thật sự cảm động trước lòng thành của anh bạn trẻ. Nhưng cũng ướm hỏi:

- Anh nhận thấy tôi là người thế nào? Hiểu được tôi bao nhiêu? Không sợ tôi lường gạt à? Còn Yến Nhi nữa, anh có biết cô ta là người như thế nào không?

Nguyễn Long vội vàng trả lời không cần suy nghĩ:

- Cháu tin bác như cha. Còn Yến Nhi, linh tính báo cho cháu biết, cô ta sẽ không làm cho cháu thất vọng.

Ông Tâm đưa hai bàn tay gầy guộc nắm chặt đôi vai cậu trẻ:

- Đúng. Cậu sẽ không thất vọng. Yến Nhi thật xứng đáng để cậu tin tưởng.

Rồi từ đó, mỗi tháng Nguyễn Long chu cấp cho Yến Nhi hai trăm như lời đã hứa.

Thấm thoát đã một năm trôi qua. Tết năm đó Nguyễn Long lấy được một tháng nghỉ, cùng ông về Việt Nam.

Về kỳ này, lòng ông Tâm rất vui mừng không háo hức. Ông không mang gì nhiều chỉ ít bánh kẹo và vài bộ quần áo. Trái lại, Nguyễn Long mang rất nhiều đồ: Nào laptop, máy quay phim, máy ảnh, sách vở về y khoa. Rồi phấn son, xà bông, kem đánh răng... ôi thôi đủ thứ. Thấy cậu ta hồi hộp, bồn chồn, rạo rực, lo lắng, ông Tâm trêu:

- Này, cậu mang lắm đồ thế! Làm như mang về cho... vợ không bằng.

Chàng trai đỏ mặt, không trả lời.

Phi trường Tân Sơn Nhất quá đông người. Người đi đón thân nhân, người về thăm quê. Tiếng gọi nhau, tiếng huýt sáo thật náo nhiệt. Ông Tâm đeo túi xách, lách mọi người đi trước. Nguyễn Long đẩy xe hành lý theo sau. Ông dáo dác đảo mắt tìm Yến Nhi giữa rừng người chung quanh: nào hoa, nào bảng tên tìm người của thân nhân, làm ông hoa cả mắt.

Đang nhón gót đứng quan sát, bất chợt bàn tay ông như có ai nắm kéo đi, ông quay lại thì ra Yến Nhi. Cô gái hôm nay thật đẹp trong chiếc áo dài màu xanh dương, tay cầm hai đoá hoa nhìn ông mỉm cười, đoạn níu đầu ông xuống hôn lên trán, cài đoá hoa hồng lên túi áo. Chợt nàng thấy một thanh niên trắng trẻo, đẹp trai, cao lớn đang đứng cạnh ông trố mắt nhìn. Yến Nhi đưa mắt nhìn ông như do hỏi. Ông Tâm cười phá lên:

- Ồ ! Bác quên. Đây cậu Long mà bác đã nhiều lần với cháu qua phôn.

Cô bé tới trước mặt Nguyễn Long chào tự nhiên:

- Chào anh. Bác nói về anh nhiều, hôm nay mới được gặp.

Nói đoạn nàng gắn đoá hoa lên áo Long, và hôn lên má chàng.

Cậu trẻ đứng trâng người không nói được lời nào, chàng đang ngây ngất trước sắc đẹp dịu hiền, quý phái của Yến Nhi khác xa với những cô gái ở Mỹ mà anh đã từng tiếp xúc.

Nhìn hai người, ông Tâm cảm thấy trong lòng lâng lâng khoan khoái, háy mắt nhìn cậu trẻ trêu chọc:

- Sao? Thế nào? Cậu không thất vọng chứ?

Cậu trẻ chỉ ngây người mỉm cười như đồng ý.

Nhà trọ của Yến Nhi chỉ có ba, bốn thước vuông, thật chật hẹp cho ba người. Ông Tâm đề nghị nên mướn khách sạn, Yến Nhi phản đối, cô muốn chính tay nàng chăm sóc cho ông. Thôi đành chịu.

Đứng trước đống đồ Nguyễn Long mua sắm, Yến Nhi cảm động rơi nước mắt, nắm chặt hai bàn tay Nguyễn Long để xúc cảm trào dâng.

Ba người hưởng được một mùa xuân thật vui vẻ, trọn vẹn hạnh phúc. Đối với ông Tâm, đây là lần đầu tiên ông hưởng được một mùa xuân có ý nghĩa nhất.

Đêm giao thừa năm đó, trước bàn thờ anh chị Hà Vũ, ông đã thay bạn uống hai ly rượu của đôi bạn trẻ, nhận ông làm cha nuôi, đứng ra làm chủ hôn lễ cưới cho hai người. Thật không gì sung sướng, cảm động cho bằng. Ông khấn vái trên bàn thờ bạn:

- Anh có linh thiêng về chứng giám cho đôi trẻ, tôi đã làm trọn lời trăn trối của anh giao phó, xin hãy bình yên an nghỉ.

Qua màn khói nhang mờ ảo, ông Tâm như nhận thấy đôi mắt Hà Vũ sáng lên, miệng đang nở nụ cười.

Những ngày sau đó đôi bạn trẻ lo làm giấy đăng ký kết hôn. Còn ông đi thăm vài người bạn, đưa hài cốt của vợ ông về Mỹ. Dù đã đăng ký kết hôn, đôi bạn trẻ vẫn tôn trọng lẫn nhau. Họ sẽ làm đám cưới thực thụ khi Hà Nhi qua được Mỹ, vả lại Nguyễn Long cũng muốn cô bé chú tâm trong việc học hành. Điều này làm ông Tâm rất hài lòng.

Chỉ hơn một năm sau, Hà Nhi đã được gọi lên phỏng vấn. Nguyễn Long như “gà mắc đẻ” lo mua nhà, xe cộ để đón vợ.

Đám cưới của đôi vợ chồng trẻ thật tưng bừng náo nhiệt. Họ tổ chức tại nhà theo lối sống Mỹ. Bạn bè ai cũng tán tụng “Thật xứng đôi, trai tài gái sắc.”

Yến Nhi muốn ông Tâm về ở chung để tự nàng phụng dưỡng, nhưng ông nhất định từ chối. Ông ở một mình quen rồi, nhất là ông không muốn xen vào lối sống, đời tư của hai vợ chồng.

Hà Nhi đã ra trường với mảnh bằng bác sĩ y khoa, phục vụ trong một bệnh viện lớn trong vùng. Dù bận việc nàng cũng không bao giờ quên chăm sóc đời sống sức khoẻ cùng vật chất cho ông. Từ tủ lạnh, nhà bếp, nhà tắm, và vật dụng linh tinh trong nhà, không chỗ nào mà Hà Nhi không để mắt tới. Rồi bắt ông phải ăn cái này, uống cái kia, mọi việc chu đáo như khi bà Tâm còn sống.

Nhiều lúc thấy ông rưng rưng nước mắt, nàng lại mắng đùa:

- Ba ! Sao mau nước mắt như đàn bà!

Hai, ba năm sau Yến Nhi đã có hai con nhỏ, một trai và một gái. Ông Tâm hết còn ngồi không, lăng xăng lít xít suốt ngày, ông cảm thấy vui vui và khoẻ hẳn ra. Khi chúng bắt đầu đi học ông có nhiệm vụ đón về, lo cho chúng ăn, dạy chúng học. Mọi thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, đại gia đình thường đi ăn sáng, picnic ngoài trời. Ông nhận thấy cuộc đời thật đáng sống, những bệnh buồn chán, trầm cảm như biến đâu mất, ông vui tươi hẳn lên.

Đôi lúc chỉ có ông và Nguyễn Long ngồi bên nhau. Hai bác cháu ngồi tâm sự, nghĩ lại chuyện xưa cảm thấy vui vui, ấm áp. Những lời của chàng trai trẻ làm ông ấm lòng:

- Ba đã cho con một trời hạnh phúc và mùa xuân. Mấy chục năm qua tuy sống trong sự sung sướng, tiền bạc đầy đủ, nhưng như vẫn thiếu thốn một thứ gì, vẫn cảm thấy cô đơn, buồn chán làm sao ấy! Bây giờ con đã có tất cả.

Nhiều lúc đêm khuya thanh vắng, trăn trở, ông không còn khóc thầm nữa, ông đã lấy được niềm vui, thì thầm như đang nói chuyện với vợ chồng Hà Nhi:

“Không. Chính các con đã mang lại cho ba những mùa xuân, những niềm hy vọng, sự yêu thương đầm ấm mà ba đã đánh mất trong mấy năm qua. Ba đã sống trong những ngày tháng cô đơn, buồn tủi, chán nản. Tóc ba đã rụng nhiều, người đã khô héo, tinh thần đã suy nhược buồn chán trong trạng thái trầm uất, nhiều lúc không còn thiết sống nữa. Nhìn những mùa thu lá vàng rơi, cây khô cằn cỗi mà nghĩ tới thân phận quạnh hiu của mình. Nay các con đã cho ba một luồng sinh khí mới. Tinh thần thể xác như những cành lá mùa xuân đang đâm chồi, nẩy lộc. Ba đã tìm lại được mùa xuân, mùa xuân ngoài trời, mùa xuân trong lòng. Cám ơn! Cám ơn các con!”.

Mạch Sống Số 56, tháng 3, 2007

Posted on Monday, March 12 @ 14:56:46 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by tuyethoang


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang