Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27893389
page views since June 01, 2005
MS30 - 12/04: Vỡ Mộng

Bạo Hành Gia Đình Mai Tâm Nguyễn

Bạn có lẽ đã từng nghe những câu chuyện tương tự như câu chuyện dưới đây hoặc tệ hơn thế nữa. Bạn đã tức giận, khóc, đồng cảm và chia xẻ với nỗi đau của những nạn nhân này. Bạn nghĩ rằng phải làm gì để giúp đỡ họ, nhưng không biết làm như thế nào….

“ Reng…. Reng… reng…”. Tôi vội nhấc điện thoại, đầu dây bên kia lên tiếng: “Mày hả, con khỉ, còn nhớ tao không?” Thì ra đó là nhỏ A.Đ. bạn học cũ của tôi hồi còn ở Việt Nam; nó mới sang Úc được hơn 2 năm nay.

- Làm sao mà quên mày được chứ, làm như tao già lắm rồi không bằng. Tháng trước mày có phone cho tao nói chuyện mà cứ làm như lâu lắm không gặp vậy đó.

Nhỏ nghe tới đó cười hì hì. Chưa kịp để tôi hỏi thăm nó đã lên tiếng

- Ê, hôm nọ nghe mày nói đang làm việc cho chương trình chống bạo hành trong gia đình của BPSOS phải không? Tao có quen biết một người đang sống ở Mỹ và đang cần được giúp đỡ. Bây giờ tao nhờ mày đó.

Con nhỏ này là như vậy đó, hễ cứ cầm điện thoại lên là làm một tràng như súng liên thanh, không kịp cho người ta phản ứng gì cả. Thật là chứng nào tật nấy. Có chồng con rồi mà vẫn vậy, nhưng cô nàng rất nhiệt tình và hay thương người, hễ thấy chuyện gì bất bình là liền nhảy vào can thiệp ngay. Ngay từ hồi còn đi học, bạn bè đã kêu nó hay làm chuyện “bao đồng” rồi.

- Chuyện gì vậy? Kể tao nghe thử coi có giúp được gì không, tôi hỏi lại.

Thế là cô nàng thao thao bất tuyệt kể chuyện cho tôi nghe, kèm theo tiếng thở dài sườn sượt, bảo tôi phải ra sức giúp đỡ cho người phụ nữ đó. Tôi bảo bạn tôi hãy yên chí đừng lo lắng gì hết; tôi hứa sẽ giúp đỡ cô, vì đây không phải chỉ là công việc của tôi mà còn vì tình đồng hương và là bổn phận của một con người là phải giúp đỡ người khác trong khi họ gặp hoạn nạn. Tôi bảo bạn tôi hãy đưa số điện thoại chỗ làm của tôi cho cô gái ấy và nói cô gọi cho tôi.

Ngày hôm sau cô gái ấy gọi cho tôi. Chuyện là như vầy. Cô mới được bảo lãnh sang Mỹ theo diện vợ chồng. Cô kết hôn với một anh chàng người Mỹ. Cứ tưởng người Mỹ sẽ “đàng hoàng” hơn đàn ông Việt Nam nhiều, ai dè anh chàng “vũ phu” lắm. Vừa sang đến nơi, chưa kịp cho vợ nghỉ ngơi đã bắt vợ nấu cơm và hầu hạ mình, coi vợ như con sen trong nhà. Ban đêm, vợ trở thành “đồ chơi” của chồng. Vợ chồng không thể tâm sự với nhau vì bất đồng ngôn ngữ. Nhiều khi cô cố gắng giải thích cho chồng hiểu mình muốn nói gì, nhưng mà chồng cô chỉ cười rồi xua tay không muốn nghe cô nói. Anh ta nói rằng cô không cần nói gì nhiều cả, cũng không cần hiểu nhiều làm chi, chỉ cần tốt với chồng là được rồi. Cô nhắc nhở chồng những điều anh đã hứa trước đây khi cô còn ở Việt Nam, thế nhưng anh cứ hẹn lần hẹn lữa và cô thì cứ tiếp tục đợi chờ.

Khi chưa sang tới đây, chồng hứa sẽ cho ăn học tử tế, sẽ cưng chìu vợ như công chúa, sẽ cho ở nhà cao cửa rộng. Cô rất sung sướng, hãnh diện với bạn bè và người thân quen là“chồng tôi không phải “Việt kiều” đâu nhé, mà là Mỹ thiệt đấy”. Cô vẽ cho mình một bức tranh tuyệt vời, một gia đình hạnh phúc trong mái nhà êm ấm. Cô đếm từng ngày, từng giờ để mong được sang Mỹ đoàn tụ với người chồng “Mỹ” của cô. Thế nhưng, “đời không như là mơ”. Khi sang tới Mỹ, mọi việc đều trái ngược với những gì cô đã được nghe và nghĩ. Cô rất buồn và thất vọng không biết tâm sự với ai. Hàng xóm của cô thì toàn là người Mỹ. Tuy đã học tới đại học ở Việt Nam nhưng vốn tiếng Anh của cô cò nhiều trở ngại; cô ít tiếp xúc với hàng xóm vì sợ họ không hiểu cô nói gì. Chồng cô cũng không thích cô tiếp xúc với họ nữa. Mỗi khi cô cười với họ, anh ta lại la cô, nói rằng ở Mỹ phụ nữ đàng hoàng không bao giờ cười với người lạ. Cho nên cô chỉ cười và chào hỏi họ khi nào chồng cô không có mặt mà thôi.

Gọi điện thoại cho bạn bè ở đây để tâm sự cũng không được vì chồng sợ tốn tiền “long distance.” Khi nhận điện thoại thăm hỏi, chồng cứ gặng là ai vừa gọi và tỏ thái độ không vui mỗi khi bạn bè gọi tới cho cô. Có lần chồng cô đã to tiếng và chửi cô là “con đĩ” khi một người bạn trai học chung hồi còn bé xíu ở Việt Nam gọi điện thoại hỏi thăm. Anh chàng này nghe nói cô đã sang được tới Mỹ và đã có chồng nên gọi để chúc mừng mà thôi. Vậy mà chồng cô lại không hiểu và lớn tiếng chửi mắng cô khiến cô khóc nức nở. Cô giải thích, nhưng anh chàng vẫn không nghe.

Nhiều lần cô muốn gọi về Việt Nam thăm gia đình, không được, vì chồng cô sợ tốn tiền. Vì thế, tuy cô đã sang Mỹ hơn một năm nhưng chỉ được một lần duy nhất gọi điện thoại cho gia đình mà thôi.

Cuộc sống của cô thật là buổn tẻ. Khi chồng đi làm, cô cứ quanh quẩn ở nhà một mình và lo cơm nước. Cô cũng không dám gọi điện cho ai hay đi dâu cả vì nếu bất ngờ chồng cô gọi về mà điện thoại bận là y như rằng ngày hôm đó sẽ có chuyện . Cô phải sống, phải im lặng và nhịn nhục như vậy. Đã có lần cô lên tiếng phản đối liền bị anh ta tát tai vài cái nảy lửa và đe doạ nếu cô còn tiếp tục không nghe lời thì anh ta sẽ gửi trả cô về Việt Nam. Nghĩ đến phải trả về Việt Nam là cô sợ. Làm sao cô có thể trở về được? Gia đình và bạn bè sẽ nghĩ sao về cô? Phải ăn nói thế nào với họ? Cha mẹ cô chắc sẽ xấu hổ với bà con lối xóm khi con gái lấy chồng, đã có tiệc cưới linh đình và nhất là gia đình cô đã hãnh diện khoe khắp xóm là “con rể của tôi là người Mỹ đàng hoàng”. Suy nghĩ như vậy nên cô chỉ biết cắn răng chịu đựng, khóc thầm mà thôi và cuộc sống cứ trôi đi. Một ngày nọ có người bà con xa của gia đình cô vừa sang Mỹ, anh ta gọi điện thoại cho cô và cho cô biết Má cô nhờ anh mang sang cho cô vài món quà. Vài ngày sau cô nhận được thùng quà, chồng cô đã rất giận dữ vì thấy tên người gửi là đàn ông. Dù đã cố công giải thích, anh ta vẫn cứ khăng khăng cho rằng cô đã ngoại tình với người đàn ông khác. Trong lúc tranh cãi, anh ta đã đẩy cô vào tường khiến đầu cô chảy máu. Hàng xóm nghe tiếng xô xát, khóc lóc nên đã gọi cảnh sát. Cô rất lo sợ cảnh sát bắt chồng cô và bỏ tù anh ta. Cô cũng sợ rằng nếu ly dị, cô sẽ bị trả về nước vì chồng cô sẽ trả thù, không bảo lãnh cho cô nữa.

Cũng may, lúc đó bạn tôi gọi điện thoại từ Úc sang Mỹ cho cô nên nhân đó cô đã tâm sự cho bạn tôi nghe và bạn tôi đã lập tức điện thoại nhờ chúng tôi giúp đỡ cô.

Văn Phòng chúng tôi đã gặp cô, nói chuyện và an ủi cô. Chúng tôi đã giúp cô tìm được nơi trú ẩn an toàn, và đã xin Lệnh Bảo Vệ. Chúng tôi cũng giúp cô tự đứng đơn xin thẻ xanh có giá trị trong vòng 10 năm mà không cần đến người chồng vì cô là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Cô đã được sự giúp đỡ miễn phí của rất nhiều luật sư từ di trú đến ly dị. Và bây giờ cô đang chuẩn bị đi học Anh văn.

Đó chỉ là một trong những nạn nhân của bạo hành mà tôi đã từng gặp. Có rất nhiều trường hợp khác nhau mà đôi khi chúng ta không nghĩ đó là bạo hành trong gia đình. Trong các số báo tới, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến quý vị những truyện ngắn tiêu biểu về bạo hành trong gia đình. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn thêm cho quý vị biết cách giúp đỡ những nạn nhân hay chính mình. Để biết thêm chi tiết về Bạo Hành Trong Gia Đình, xin quý vị liên lạc với chúng tôi.

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển
Điện thoại Virginia: 703-538-2190; D.C: 202-234-3598; Maryland: 301-438-0505.

Chương trình Bạo Hành Trong Gia Đình được tài trợ bởi Fairfax County Consolidated Funding Pool

Posted on Monday, May 23 @ 16:19:30 EDT by admin
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by admin


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang