Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814857
page views since June 01, 2005
MS02 - 06/02: Chương Trình Trợ Giúp

Tin Tức Thời Sự

Nạn Nhân Bóc Lột Lao Động và buôn người
Victims of Exploitation and Trafficking Assistance (VETA)
http://bpsos.org/veta/veta_index.html

Đây là một trong những chương trình mới của UBCNVB nhằm triển khai Đạo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Của Sự Buôn Người và Bạo Hành, được Chính Phủ Hoa Kỳ ban hành năm 2000. Mục tiêu của đạo luật này là chống tình trạng bóc lột lao động và buôn người trên thế giới. Tình trạng buôn người ngày càng trở nên trầm trọng khi mà các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, gia tăng việc xuất cảng công nhân.



Từ tháng 2 năm 1999 tới giữa năm 2000 có khoảng 250 người Việt Nam, hầu hết là phụ nữ trẻ, đến American Samoa, một lãnh thổ tự trị của Hoa Kỳ, làm hợp đồng cho hãng may Đại Hàn Daewoosa.

Mỗi công nhân phải đóng trung bình 4000 Mỹ kim lệ phí cho hai cơ quan xuất khẩu lao động thuộc nhà nước, là công ty Cung ứng Nhân Lực Quốc tế (IMS) và Công ty Du Lịch 12. Một số công nhân phải đóng thêm một phí tổn khác cho cái gọi là "lệ phí di dân", trả cho Ông Kil Soo Lee, chủ hãng may Daewoosa. Họ đã phải mượn từ bạn bè hay thân nhân để đóng các khoản phí trên, hy vọng với số lương ít ỏi hàng tháng $408 sẽ giúp họ trả dần món nợ và để dành một ít tiền khi về lại Việt Nam. Theo bản hợp đồng ký với hai công ty trên, họ phải đóng $5000 tiền phạt nếu không hoàn tất hợp đồng.

Ở American Samoa, những công nhân này bị buộc làm việc và sinh sống trong những điều kiện tồi tệ, như thể họ là những người tù. 36 người ở trong một căn phòng, trên một khu đất ô nhiễm với mùi chuột chết, bao bọc bởi một hàng rào kim loại, và bị kiểm soát bởi một đám canh gác an ninh. Họ phải làm việc tới 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần trong điều kiện tồi tệ: nhiệt độ có khi lên đến 104 độ F. Thức ăn hàng ngày của họ thường là cơm, hành chiên, bắp cải, khoai tây, và chỉ một ít chất đạm. Chủ nhật khi họ không bị buộc đi lao động thì họ chỉ được cho ăn cơm chan nước lã mà thôi. Một số người bị mắng nhiếc và bỏ đói khi họ thắc mắc về tình trạng không được trả lương. Có người bị đánh đập tàn nhẫn đến chột mắt; có người khác bị điếc vĩnh viễn.

Đầu năm 2001 cảnh sát liên bang khởi tố chủ hãng may Daewoosa. Sở Di trú quyết định cấp cho số nạn nhân của hãng Daewoosa chiếu khán tạm thời, cho phép họ sang Mỹ để làm nhân chứng trong vụ truy tố chủ hãng may Daewoosa. 184 người trong số nạn nhân đã nhập cảnh Hoa Kỳ. Họ đang cần sự giúp đỡ về mọi mặt. Mới đây Toà Thượng Thẩm của American Samoa đã ra án lệnh bắt Ông Lee, hãng Daewoosa và hai công ty Việt Nam phải bồi thường trên 3.5 triệu Mỹ kim cho các nạn nhân.

Ngay từ đầu năm 1999, UBCNVB đã âm thầm làm việc với một số thánh phần trong Quốc Hội Hoa Kỳ và một văn phòng luật sư ở American Samoa để can thiệp cho số nạn nhân Việt Nam. Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định phá vỡ tổ chức buôn người này và đưa các nạn nhân vào Hoa Kỳ làm nhân chứng UBCNVB và tổ chức LAVAS đã phát động chiến dịch bảo trợ cho các nạn nhân.

Hàng trăm gia đình Mỹ và Việt Nam cũng như một số cơ sở tôn giáo đã tình nguyện nhận bảo trợ và góp tiền trả vé máy bay cho các nạn nhân di chuyển khỏi American Samoa và đến cư trú ở Hoa Kỳ. Hàng chục cơ sở thương mại người Việt đã giúp cho các nạn nhân này công ăn việc làm. Tinh thần đùm bọc của cộng đồng người Việt làm cho nhiều giới chức chính quyền Hoa Kỳ.

Chương Trình Trợ Giúp Nạn Nhân Bóc Lột Lao Động và Buôn Người, tiếng Anh viết tắt là VETA, được chính thức thành lập vào thời điểm này để giúp đỡ cho các nạn nhân Việt Nam về mặt pháp lý và trong các lãnh vực đời sống. Trước mắt, VETA ưu tiên giúp cho khoảng 100 nạn nhân Việt Nam, những công nhân tại hãng may Daewoosa Samoa, hiện đang cư ngụ tại Washington DC, Virginia, Maryland, Philadelphia, và Orange County.


 

Posted on Wednesday, March 08 @ 15:03:51 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Tin Tức Thời Sự
· News by tuyethoang


Most read story about Tin Tức Thời Sự:
Nhân Quyền Cho Việt Nam

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Tức Thời Sự


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang