Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811837
page views since June 01, 2005
MS10 - 04/03: Xin Miễn Thi Và Miễn Lệ Phí Nhập Tịch

Di Dân & Nhập Tịch

Nhiều bác HO dù sinh sống nhiều năm ở Mỹ vẫn chưa nhập tịch vì học đâu quên đó. Qua các buổi thăm dò ý kiến, UBCNVB ghi nhận rằng trong giới HO mối quan tâm hàng đầu là nhập tịch. Nếu chưa phải là công dân Hoa Kỳ thì phải chịu thiệt thòi nhiều quyền lợi. Chẳng hạn, những người không là công dân thì không thể nào bảo lãnh cho con cái đã có gia đình, cha mẹ, hay anh chị em. Đó là chưa kể đi ra ngoại quốc mà không có thẻ thông hành cũng có thể gặp khó khăn.

Nếu vi phạm luật pháp và bị kết án thì có thể bị trục xuất. Và họ phải sống trong nơm nớp lo âu có ngày bị cắt những khoản trợ cấp xã hội.

Nhằm giải toả phần nào nỗi lo lắng ấy, từ năm 1998 UBCNVB đã có chương trình hướng dẫn và giúp đỡ cho các bác HO xin miễn thi nhập tịch. Luật lệ và thể thức của Sở Di Trú cho phép những ai vì khuyết tật thể xác hay tâm thần được xin miễn thi nhập tịch phần Anh Văn và có khi cả phần lịch sử và chính quyền.

Điều kiện để xin miễn thi là đương đơn phải chứng minh được rằng vì bệnh tật mà không thể hoặc không đủ khả năng để học ngoại ngữ hay lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ. Việc chứng minh này phải do bác sĩ y khoa hay tâm lý gia lâm sàng chứng nhận những điểm sau đây:

1) Điều kiện khiếm tật đã kéo dài ít nhất12 tháng tính tới ngày nộp đơn;
2) Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ hay hấp thụ kiến thức mới; và
3) Tình trạng này sẽ không cải thiện trong tương lai.

Điều đáng lưu tâm là nếu tình trạng khuyết tật do hậu quả của cần sa ma tuý gây ra thì đương không được hưởng quyền miễn thi.

Bác sĩ y khoa hay tâm lý gia phải điền mẫu N-648 với các chi tiết sau đây:
1) Mô tả sự phát triển bệnh tật của cơ thể hoặc tâm thần dựa theo các tiêu chuẩnđịnh bệnh được thừa nhận;

2) Giải thích bệnh tật gây khó khăn như thế nào cho đương đơn trong việc học ngoại ngữ hay hấp thụ kiến thức;

3) Xác nhận bệnh tật đã và sẽ kéo dài trong bao lâu;

4) Cho biết rõ kinh nghiệm về y khoa và khả năng của mình khi xác định tình trạng bệnh tật cho đương đơn;

5) Xét bệnh có phải do hậu quả của việc sử dụng ma tuý hay không; và

6) Xác nhận những điều đã ghi là đúng sự thật và sẽ chịu hình phạt nếu khai gian.

Nhân viên di trú sẽ xét theo mức độ khuyết tật để không cho miễn thi, cho miễn phần Anh văn, hay cho miễn thi toàn phần.

Đó là về lý thuyết. Trong thực tế, chúng tôi để ý thấy việc cứu xét tuỳ theo chính sách của mỗi văn phòng Sở Di Trú và thái độ của nhân viên xét đơn. Có những nơi, hầu như 100% đơn xin miễn thi nhập tịch do UBCNVB thực hiện đều được chấp thuận. Nhưng có vùng thì gần như đơn nào cũng bị bác.

Có một số lý do cho sự bác đơn này. Thứ nhất là sự thiếu kinh nghiệm của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý điền đơn. Nếu đơn không điền đúng thể thức đòi hỏi thì sẽ bị bác.

Thứ hai là sự thiếu huấn luyện của các nhân viên xét đơn. Họ đọc đơn nhưng nhiều khi không hiểu rõ và quyết định tuỳ tiện.

Thứ ba là sự nghi ngờ khả năng hay đạo đức của vị bác sĩ hay chuyên gia tâm lý đã điền đơn.

Ở một số nơi các bác sĩ và chuyên gia này đã lạm dụng thể thức để kiếm tiền; hễ ai đóng cho vài trăm Mỹ kim là họ cứ điền mẫu chứng nhận một cách bừa bãi. Sở di trú biết được và nghi ngờ tất cả các hồ sơ y chứng đến từ các bác sĩ và chuyên gia tâm lý này. Điều này gây ảnh hưởng lây cho cả những trường hợp bị khuyết tật thực sự: bị bác đơn một cách oan ức.

Thứ tư là thái độ cá nhân của mỗi nhân viên phỏng vấn. Có người dễ dàng và thông cảm còn có người thì khó tính và gắt gao. Hên thì gặp người dễ và xui thì gặp người khó.

Nhằm gia tăng triển vọng cho đơn được xét một cách thuận lợi, UBCNVB từ nhiều năm qua đã hướng dẫn cho đương đơn và các bác sĩ hay tâm lý gia về thể thức điền đơn. Để thực hiện điều này một cách quy mô và rộng rãi hơn, UBCNV B vừa ký hợp đồng với một tâm lý gia để soạn tài liệu hướng dẫn cho các bác sĩ về cách định bệnh và chứng bệnh cho phù hợp với thể thức đòi hỏi của Sở Di Trú.

Điều cần làm nhưng UBCNVB chưa có phương tiện làm là hướng dẫn cho các nhân viên Sở Di Trú hiểu về hoàn cảnh của các người HO, từ vấn đề tù cải tạo cho đến sự đàn áp sau cải tạo trở về. Tài liệu đang soạn kể trên cũng có thể sử dụng cho việc hướng dẫn này.

Một việc nữa cũng rất cần làm làbài trừ nạn chứng nhận gian để lấy tiền vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng tai hại cho những trường hợp xứng đáng.

Có nhiều bác HO than rằng dù biết có quyền xin miễn thi nhưng không có tiền để trả lệ phí xin thi nhập tịch. Thực ra những ai có thu nhập thấp đều có quyền xin miễn lệ phí. Những ai nằm trong một trong những trường hợp sau đây có thể xin miễn lệ phí bằng cách viết một lá thư xác định tình trạng của mình kèm với các giấy tờ chứng minh:

1) Đang hưởng trợ cấp xã hội (Food stamps,Medicaid, SSI...) trong ít ra sáu tháng qua;

2)Thu nhập thấp (tính theo bảng định mức thu nhập của chính phủ LiênBang);

3) Trên 65 tuổi;

4) Phải nuôi nhiều người trong gia đình; hoặc

5) Mất khả năng lao động vì bệnh tật (cũng dùng đơn N-648 do bác sĩ chứng nhận về căn bệnh và xác nhận là bệnh tật đãcó tối thiểu là 12 tháng trước ngày nộp đơn).

Các giấy tờ chứng minh cho điểm 1-4 có thể gồm có: phiếu lương, W-2, thư xác nhận của chủ nhân, đơn khai thuế, giấy chủ quyền tài sản, báo áo của ngân hàng, biên lai điện nước, tiền điện hoại, tiền mướn phòng, thực phẩm, chi phí y tế, chi phí trông con, v.v.

Lưu ý là lệ phí lăn tay luôn luôn phải đóng chứ không được miễn.

Cả hai đơn N-648 và thư xin miễn lệ phí phải nộp cùng với đơn xin nhập tịch N-400. Thư xin miễn lệ phí phải để lên trên cùng và ngoài bao thư cần ghi rõ “FEE WAIVER REQUEST.”

Các giải thích trên đây cho thấy rằng các bác HO, nếu quả thực bị mất khả năng hấp thụ ngôn ngữ hay kiến thức mới, có thể xin miễn thi phần Anh văn hay toàn phần. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp họ còn có thể xin miễn lệ phí nhập tịch.

Nếu biết sử dụng hai điều khoản này thì nhiều bác HO vẫn có triển vọng nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ.

Nếu có thắc mắc, quý vị có thể liên lạc với văn phòng chi nhánh gần nhất của UBCNVB.

 

Posted on Tuesday, December 20 @ 17:09:42 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Di Dân & Nhập Tịch
· News by tuyethoang


Most read story about Di Dân & Nhập Tịch:
Chiếu Khán Di Trú và Chiếu Kháng Du Học Sinh

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Di Dân & Nhập Tịch


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang