Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816062
page views since June 01, 2005
MS12 - 06/03: Tháng Tư Đen

Thư Tòa Soạn

Hàng năm, cứ vào những ngày cuối tháng tư dương lịch, các thành phố lớn tại Hoa Kỳ có đông đảo người Việt tị nạn đều tổ chức các buổi lễ tưởng niệm biến cố ngày 30 tháng 4, 1975, chấm dứt một cuộc chiến và bắt đầu cho những trang sử đau thương khác của một dân tộc, kéo dài đã 28 năm và không biết còn bao lâu nữa.

Những ngày này, các đài phát thanh địa phương thường phỏng vấn một vài nhân vật có liên quan đến quá khứ của chính quyền cũ và mở đường dây cho thính giả gọi vào để tham gia phát biểu về các hồi ức khó quên. Có những người đang nói bỗng bật khóc trên làn sóng vì quá xúc động. Người nói, người nghe, kẻ rời khỏi đất nước vào tháng 4, 75, kẻ đến Hoa Kỳ sau 75, mọi người đều xúc động như nhau.

Nhưng rồi sao?
Trái đất vẫn quay và con người vẫn phải sống, cho dù phải sống trong đau thương hay hạnh phúc. Khi các xúc động lắng xuống, các hận thù nguôi ngoai, ngày 30 tháng 4, 75 vẫn còn lại những thực thể không chối cãi hay biện minh được:

Chiếm một ngôi nhà cũ nát, xây dựng một căn hộ xấu xí, tồi tệ hơn...

Từ năm 1976, sau khi tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, xóa bỏ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đổi tên nước là Cộng Hòa Xãõ Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã làm chủ một quốc gia độc lập và thống nhất. Họ làm chủ như thế nào và quản trị đất nước ra sao, thế giới đã nhìn thấy rõ. Máu và nước mắt đã tuôn chảy trong các trại cải tạo, trong các vùng kinh tế mới và ra tận biển đông đến các hòn đảo rải rác ở Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và Hồng Kông. Ngày 30 tháng 4, 2003 vừa qua Đài BBC loan tin đã tìm thấy hai chiếc tàu chở người Việt ở vùng biển Indonesia. Ông Erkan Zeybek, viên chức thuộc Cơ Quan Di Dân Quốc Tế (IOM) ở Jakarta nói: “Họ là những người đi từ Sài gòn, Trà vinh và trong nhóm này có cả những cựu thuyền nhân đã từng ở trên đảo Galang trước đây, bị hồi hương về Việt Nam”.

Hai mươi tám năm qua rồi, chính quyền quản trị đất nước kiểu gì mà dân chúng vẫn còn xô nhau ra biển đi tìm một tương lai bất định?

Người cộng sản vẫn hay nói “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Cứu cánh nào biện minh cho những phương tiện bóp nghẹt dân chủ và chà đạp nhân quyền vẫn diễn ra hàng ngày?

Một thế hệ sắp tàn nhưng giá trị còn tùy...

Những nhân vật lớn, có trách nhiệm lịch sử của miền bắc cũng như miền nam Việt Nam đã lần lượt qua đời. Họ mang theo những bí mật mà có lẽ phải lâu lắm công chúng mới hiểu rõ được. Tuy nhiên điều đó cũng chẳng quan trọng lắm. Cái cần thiết là những người đang sống hôm nay rút ra được bài học gì của hôm qua để ứng dụng và xây dựng cho ngày mai. Một số viên chức cao cấp và tướng lãnh viết hồi ký để tự đánh bóng mình, chê bai các cấp chỉ huy và quân đội. Nghĩ thật đáng thương. Khi bão tố thổi qua, chỉ một ít cổ thụ còn sót lại bên những rác rưởi vương vãi mọi nơi. Hy vọng trong các cổ thụ hiếm hoi đó có thể mọc ra các cành xanh mới, che mát đường đời. Sự cống hiến không giới hạn ở tuổi tác và danh vị xuất phát từ trái tim và ý thức trách nhiệm. Cụ Nguyễn Công Trứ đã mất hơn thế kỷ rồi mà các tay mã thượng ngày nay vẫn coi ông như một người thầy bất tử.

Một thế hệ mới đang lên và sẽ hướng về đâu?

Hai mươi tám năm, thời gian đủ để một quốc gia đào tạo một thế hệ rường cột cho tổ quốc. Chưa có dữ kiện đầy đủ, chúng tôi chưa đề cập tới các thanh niên trong nước. Ở hải ngoại, vấn đề có vẻ khá phức tạp. Tùy theo hoàn cảnh gia đình và môi trường sinh hoạt chung quanh mà lớp người trẻ này thể hiện cách sống ngoài xã hội như thế nào. Chương trình giáo dục chú trọng nhiều về khoa học và kỹ thuật. Tinh thần tự do cá nhân kiểu “made in USA” nếu không được cha mẹ quan tâm và dẫn dắt từ bé thì có thể trở thành thảm cảnh trong gia đình và xã hội.

Cũng may, tại những nơi đông đảo người Việt, các trường dạy tiếng Việt cho trẻ em và các hình thức sinh hoạt nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc được các bậc phụ huynh chú tâm tổ chức thường xuyên. Thế hệ này sinh ra và lớn lên trong một môi trường hoàn toàn khác biệt với thế hệ đã rời bỏ quê hương trong các thập niên trước. Họ không hiểu gì về cuộc chiến đã qua. Họ cần rất nhiều gương sáng thay vì phải nghe và thấy các cãi vã, tranh tụng ồn ào và vô bổ của người lớn. Họ cần biết những quan điểm lành mạnh về nhân sinh, những lý tưởng đẹp đẽ của cha ông đã từng cống hiến tuổi trẻ và hạnh phúc đời mình cho tổ quốc hay quê hương.

Một Tháng Tư Đen đã trôi qua và trở thành một ấn tượng đầy thương cảm. Một Tháng Tư  Xanh cần phải được gầy dựng như một niềm tin sắt đá về sự sinh tồn và bất khuất của dân tộc Việt.

 

Posted on Wednesday, December 07 @ 16:05:18 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Thư Tòa Soạn
· News by tuyethoang


Most read story about Thư Tòa Soạn:
Thư Tòa Soạn

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Thư Tòa Soạn


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang