Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811751
page views since June 01, 2005
MS41 - 11/05: Cảm Nghiệm Của Người “Sai Đi”

Cứu Trợ Thiên Tai

Bảo Đặng

Vào một chiều cuối thu, tôi và cô con gái nhận đi giúp những người Việt Nam trong vùng bị bão Katrina tàn phá. Tôi vẫn nghĩ bây giờ mà mình mới đi giúp người ta  là hơi trễ vì tính đến nay đã gần hai tháng rồi kể từ khi trận cuồng phong khủng khiếp Katrina thổi vào đất liền. Nhưng hơi trễ vẫn còn hơn không bao giờ đến.

Các thiện nguyện viên đang giúp hồ sơ tại văn phòng UBCNVB.



Trên đoạn đường từ Michigan đến làng Bayou La Batre, một làng cuối cùng về phía Nam của tiểu bang Alabama, tôi tự chuẩn bị tinh thần cho chính tôi và cũng nói với con gái tôi là mình đi giúp những người kém may mắn hơn mình, họ rất cần sự giúp đỡ; trong trường hợp túng quẫn người ta thường hay cáu có, khó tính mình phải kiên nhẫn, vui vẻ với hết mọi người.

Hai em sinh viên từ Atlanta, ViLinh và Châu, thăm viếng và phát nệm hơi cho một gia đình người Việt.

Từ khi sinh ra, Thượng đế đã cho tôi một tình thương, nhưng ít khi nào tôi tưói phân cho nó nẩy nở và lớn lên theo thời gian, hay nói một cách khác, tình thương của tôi không có việc làm; khi xem TV đài CNN thấy nhà cửa đổ nát, người người sống cảnh “màn trời chiếu đất”, dài VPTV Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại chiếu cảnh người Việt Nam chúng ta rất đông cũng rơi vào hoàn cảnh đó, tôi thấy tim mình nhói lại, nhưng đến khi tắt TV thì tinh thương nhân loại của tôi cũng tắt lịm theo TV. Ngày qua ngày TV không còn chiếu những cảnh ấy nữa, tình thương của tôi cũng muốn ngủ yên nơi nào đó trong tiềm thức.


Bác Bảo đang liên lạc với FEMA để giúp hồ sơ cho nạn nhân.

Sau 19 tiếng đồng hồ lái xe, hai cha con chúng tôi đến trước văn phòng “Katrina Assistance Center Boat People SOS” tại Bayou La Batre. Còn 3 tiếng đồng hồ nữa mới đến giờ mở cửa cho ngày đầu tuần. Chính nơi đây chúng tôi tình nguyện giúp người Việt Nam nạn nhân bão lụt. Vì còn dư giờ nên tôi thả bộ một vòng quanh cái văn phòng BP SOS, hình ảnh điêu tàn đỗ vỡ vẫn còn đó, những ngôi nhà xiêu dẹo, cửa mở tung không người ở, tủ lạnh máy giặt, máy xấy, tủ bàn, v.v. ngổn ngang khắp mọi nẻo đường. Đúng 9 giờ sáng, có ánh đèn trong văn phòng; thấy người trong đó tôi bước vào, tự giới thiệu, được biết cô Luân là chánh sự cửa văn phòng. Chúng tôi bắt đầu công việc ngay, cô Luân chỉ cho tôi việc phải làm khi một người đến xin giúp đỡ. Ngày hôm đó thứ hai đầu tuần, tôi thấy trên dưới 20 người đến văn phòng cần giúp đỡ, nhưng chỉ có một mình cô Luân vừa là chủ sự văn phòng, vừa là thư ký, vừa là nhân viên. Với số người đông như thế làm sao cô có thể giải quyết song trong ngày; cô cho tôi biết có những ngày cô phải làm việc suốt bỏ cả ăn trưa.

 Vào việc xong, tôi mới thấy “ngày nào nó có sự khó khăn của ngày đó”, ngồi đây lắng nghe những vấn nạn của từng cá nhân một, rồi tìm cách giúp họ về vật chất mà thôi. Về tinh thần chúng tôi có Cha Trung, Mục Sư Bảo, Soeur Tuyết Mai và Sư Cô Nguyên Bổn. Giúp đỡ người ta về vật chất đã khó rồi chớ, về tinh thần còn khó hơn biết bao. Đến đây tôi xin nghiêng mình kính cẩn trước các đấng lãnh đạo tinh thần. “Trước khi nói, phải uốn lưỡi bảy lần”. Riêng tôi thi phải uốn lưỡi nhiều hơn vì tôi có khả năng nói cả tiếng Cambốt; ngoài người Việt Nam, nguời Mỹ, tôi còn giúp cho cả người Cambốt và Lào; nếu không khéo thì tiếng quốc gia này lẹo qua tiếng quốc gia kia thì chẳng ai hiểu ai, thay gì giúp đỡ, thì mình lại làm cho họ thêm nhức đầu.

Phần đông dân chúng ở đây đến văn phòng chúng tôi xin tiền FEMA, SBA, unemployement, social security, v.v. Nghe nói đâu còn mấy tuần nữa là nhân viên FEMA và SBA sẽ đóng cửa văn phòng của họ. Lúc bấy giờ chúng tôi có khả năng cập nhật cho đồng bào quanh đây về những vấn đề nói trên, nhưng chúng tôi rất cần bàn tay thiện nguyện của mọi người; làm việc trong văn phòng nầy không cần có bằng cấp cao; chỉ cần một số vốn Anh văn vừa đủ để liên lạc với các văn phòng Mỹ liên hệ, và sử dụng máy điện toán. “Thương người như thể thương thân...” Tôi phải từ bỏ chính bản thân mình và đặt mình vào trường hợp của từng người, tôi mới thấy thương họ nhiều hơn. Trường hợp sau đây tôi vừa làm thủ tục giúp đỡ họ mà mắt tôi cám thấy cay cay vì ở thế kỷ 21 này, phần đông mọi người điều dư ăn dư mặc, mà ở đây lại có một người đàn bà Cambốt thiếu thốn đến như vậy sao?

Trưa ngày thứ 2 làm việc cửa tôi, có một người đàn bà trạng tuổi 45-50 vào xin gặp tôi để mở hồ sơ mới, tôi hỏi: tại sao giờ nay mới đến đây?

Cô cho biết: vì không biết tiếng Mỹ, không biết tiếng Việt, nên không biết nhờ ai. Nay nghe nói có người nói được tiếng thổ dân của cô, nên cô mới đến để nhờ giúp đỡ; đang lúc điền thủ tục cho giấy tờ cần thiết, thì điện thoại cầm tay của cô reo. Đầu dây bên kia là con của cô. Không biết đứa con nói gì tôi chỉ nghe người đàn bà nói: con thấy chai nước mắm trên bếp đó, và bó rau mẹ mua hôm qua. Con luộc rau lên và đổ nước mắm vào chén, ăn cơm đỡ. Mẹ đang xin tiền; nếu được mẹ sẽ mua trứng, cá rồi mẹ về nấu cho các con ăn. Nghe đến đây bỗng dưng những hàng chữ trên hồ sơ của bà nhoà đi, tôi phải xin lỗi bà vào phòng vệ sinh rửa mặt để dấu đi những xúc động mà không tài nào tôi cầm giữ được. Còn biết bao trường hợp thương tâm khác, chúng tôi là những nhân viên thiện nguyện của văn phòng này, phải biết lắng tai nghe và tìm cách giúp họ.

Theo tôi nghĩ, khi mình đem tình thương đến cho một số người ở đây, thì ở một nơi nào đó sẽ có tình thương đưa đến cho mình. Sáng hôm nay là Thứ Bảy; văn phòng mở trễ một tiếng đồng hồ. Hai bố con chúng tôi thức dậy sớm, qua sân trường High School chạy bộ mấy vòng cho máu huyết luân chuyển điều hoà. Chúng tôi vừa bước vào trailer nơi chúng tôi ở thì phía sau có tiếng: Bác ơi, chúng con mời bác và Mimosa đi ăn phở. Đã lâu lắm rồi có bao giờ ai mời tôi đi ăn phở cuối tuần đâu? Vừa ăn phở, vừa uống café fine, mấy cháu tự giới thiệu, một cháu từ Mobile, ba cháu từ Atlanta đến để giúp văn phòng chúng tôi vào cuối tuần.

Có ai muốn tình nguyện tham gia vào công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt, xin vui lòng liên lạc về BPSOS, ĐT: 703-538-2190.

Mạch Sống Số 41, tháng 11, 2005

 

 

Posted on Monday, November 21 @ 19:34:40 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Cứu Trợ Thiên Tai
· News by tuyethoang


Most read story about Cứu Trợ Thiên Tai:
Phiếu Đóng Góp

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Cứu Trợ Thiên Tai


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang