Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815865
page views since June 01, 2005
MS41 - 11/05: Giá Trị Của Sự Sống Khi Cái Chết Gần Kề

Sức Khoẻ

Phan Nữ

(tiếp theo kỳ trước)

Chị Nga, chị Mỹ cũng đến thăm tôi, ánh mắt và nét mặt hơi nhăn lại, bỗng dưng làm cho tôi thấy e ngại về sự sống của mình. Anh, chị Diễm Đức và bạn Vinh đã vận động anh, em, bạn bè lưu tâm góp tiền để chia sẻ cho cảnh sống của tôi. Việc làm này khiến cho tôi rất cảm động và nhớ mãi nghĩa cử tốt đẹp cũng như những lời thăm hỏi thường xuyên và nhiệt tình của chị Đức và bạn Vinh. Bà con và các bạn cũng thường xuyên thăm gọi điện thoại đến thăm hỏi.   

Sau khi máu trong vết mổ không còn chảy ra nữa, bác sĩ cho rút dây cao su bỏ đi, và tôi bắt đầu thấy thoải mái hơn vì không còn phải mang trong người bịch cao su nữa. Rồi qua vài tuần khám bệnh, bác sĩ cũng bắt đầu cho lột hết các băng dán đường may trên ngực tôi. Ôi! Thật rợn người khi tôi nhìn một đường may dài, đỏ hỏn, nhíp hai mí da, y như may hai miếng vải nối lại, và tôi luôn rụt rè trong các cử động, vì lo sợ đường may sút và toạt ra thì thật là khủng khiếp. Nhưng đó là nỗi lo của bệnh nhân, chứ văn minh hiện đại của khoa học tân tiến làm sao có thể xảy ra? Tuy cũng còn đau rát, và người tôi thật yếu, đôi chân chưa có thể ra ngoài được, chỉ đi lại trong nhà; thời gian này tôi đã trở lại nhà ông Lưu, và chỉ ngồi trong nhà ngắm lá mùa thu vàng, thật ảm đạm. Tôi âm thầm đếm từng ngày qua. Tôi cũng cảm tạ ơn Chúa đã dẫn dắt con đi qua được cây cầu treo lơ lửng mà con chưa từng đi.

Việc chữa trị căn bệnh của tôi không phải chỉ ngừng lại ở đây, mà tôi còn nhiều yêu cầu phải làm nữa, vì tế bào ung thư thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Một lần khám, bác sĩ cho tôi biết khi giải phẫu: bướu trong vú của tôi là loại độc lại ác tính, không thể cắt bỏ phần bướu thôi, mà để tránh di căn của tế bào trong giai đoạn mụt ung thư đã lớn to và sắp nhảy ra nơi khác, do đó, bác sĩ đã cho cắt bỏ toàn bộ khối thịt chung quanh khu vực vú phải của tôi cho an toàn. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra các chuỗi hạch ở nách xem tế bào đã xâm nhập vào chưa. Một điều may cho tôi là chuỗi hạch còn tốt.

Việc giải phẫu của Bác Sĩ Brenner đã hoàn tất tốt đẹp và bác sĩ còn cho tôi biết rõ: sau việc giải phẫu này, sự sống của tôi chắc chắn được 75% và 25% còn lại tuỳ thuộc vào tế bào ung thư có còn trôi nỗi đâu đó trong cơ thể mà ta không thể biết được, vì vậy bệnh ung thư có thể trở lại lúc nào và bất kỳ nơi nào trong cơ thể: gan, bao tử, ruột, tử cung, óc, máu, xương hay phổi… không thể đoán trước được. Do đó muốn an toàn hơn tôi phải trải qua giai đoạn làm hoá trị
(Chemotherapy - tôi thường nói là kimo).

Lần này đi gặp bác sĩ với An nên tôi được biết rất rõ và đầy đủ. Nhưng biết đầy đủ mà không thể làm gì được thì thật là nan giải, vì tôi là người sống trên đất Mỹ không có điều kiện chữa trị bệnh như mọi người và chỉ còn trông cậy vào Chúa dẫn dắt con tiếp tục đi trên đoạn đường mịt mù này. Con hết lòng cảm tạ Chúa đã đưa An đến với con.

An là một người họ hàng thân thiện, dù bận rộn rất nhiều với công việc của riêng mình, nhưng An là người rất phúc hậu, biết nhìn và hiểu được cảnh khó khăn bí lối của tôi, vì vậy An đã khuyên tôi đừng lo lắng, hãy yên tâm chữa bệnh.

Bắt đầu từ giai đoạn này An sẽ giúp đỡ tôi lo các thủ tục giấy tờ xin chữa bệnh ung thư, thực ra sự rành mạch và hiểu biết rộng rãi, cũng như khả năng trình độ giao dịch của An khiến tôi vững tin hơn và phó thác mọi cái cho An, cho nên từ giai đoạn đầu, mọi chi phí trong thời gian giải phẫu, chụp hình, thử nghiệm cũng như y tá chăm sóc và thuốc men, An đã làm đơn khai giấy tờ và xin tất cả các vị cho tôi được miễn trả tiền. Kết quả này có được là nhờ An đã đem lại cho tôi, và tôi mới yên tâm tiếp tục giai đoạn kế tiếp. Vậy là tôi lại hồi hộp chờ đợi giai đoạn Kimo tiếp theo.

Nếu nói đến ung thư thì không có ai là không sợ, mà nói đến Kimo thì lại càng kinh khủng hơn nữa, ai đã trải qua Kimo thì chẳng có ai nói lên được là bình thường, mà ai cũng nhắm mắt lắc đầu ghê sợ. Riêng tôi cũng chưa trải qua giai đoạn này nhưng tôi đã được nghe diễn tả của sự hành hạ khi làm Kimo thì thật kinh khủngï, có người không đủ can đảm để làm nữa, vì có thể chết sau vài lần kimo.

Tôi biết mình đang đi trong mù mịt không biết trước những gì xảy đến, nhưng tôi tin rằng Chúa đã giao tôi cho An dẫn dắt tôi đi theo ý Chúa. Nghĩ vậy tôi cũng mạnh dạn đi theo An đến bệnh viện để bác sĩ làm Kimo, và trao đổi với bác sĩ để hiểu thêm về Kimo trước khi quyết định làm kimo, vì việc làm này tuỳ thuộc quyết định của bệnh nhân là chính.

Chiều nay, tôi được An đưa đến gặp bác sĩ để hiểu rõ sự cần thiết làm Kimo trong căn bệnh của tôi. Sau đó tôi được nghe trình bày về những triệu chứng bị hành khi vào thuốc và thời gian phải làm để hoàn tất giai đoạn này, căn bệnh của tôi phải trải qua 8 lần làm Kimo. Hai tuần lễ làm một lần, như vậy là 4 tháng dài hoặc có thể hơn nếu có điều gì trục trặc, nghe thật là đơn giản, chỉ cố gắng, ráng chịu 8 lần cho xong, nếu suy nghĩ đơn sơ như vậy thì nhắm mắt bước tới. Sau khi ký xong hồ sơ xin làm kimo, đồng thời An cũng lo xin cho tôi được làm miễn phí và cả tiền thanh toán thuốc cho 8 lần làm kimo cũng được cho. Đây cũng là một điều may mắn cho tôi là An đã gặp được một nữ bác sĩ người Mỹ, Bà Fravet, một bác sĩ giàu lòng bác ái. Thấy hoàn cảnh của tôi, bà bằng lòng bỏ giờ và công của bà để làm và khám cho tôi. Ngoài ra, bà cũng cho tôi các khoản tiền thuốc hoá trị. Nói tóm lại, giai đoạn làm Kimo này tôi rất mang ơn An và bà Bác Sĩ Fravet đã giúp đỡ, lo cho tôi hoàn tất.

Buổi sáng đầu tiên, tuy sức khoẻ còn yếu sau một tháng giải phẫu, vết thương còn đau nhức, tôi cũng giữ đúng hẹn đi với em tôi vào bệnh viện để bắt đầu vào thuốc. Tại đây cũng có mặt của An giúp tôi để làm các thủ tục giấy tờ.

Ngồi vào ghế, con người tôi yên lặng, không động đậy, nét mặt đầy vẻ lo lắng, sợ sệt, nhìn tôi lúc đó như một đứa bé sắp sửa bị nhổ răng, hay mổ xẻ, không nói một lời nào, chỉ biết làm theo những gì y tá bảo để chuẩn bị vào thuốc. Trong lòng tôi rất hồi hộp. An thấy vẻ mặt sợ sệt, lo lắng của tôi, “An hỏi tôi: chị đang bị mệt hay sợ?”An hỏi tiếp “Bây giờ chị thấy quyết định làm Kimo của chị có cần làm không?” Câu hỏi này làm cho tôi thấy sợ hơn vì tôi biết rằng đây là câu hỏi khẳng định cho tôi thấy rằng: dù thế nào đi nữa thì quyết định làm Kimo này là hoàn toàn do ý định của tôi chứ không do sự ép buột nào. Tôi nói “chị đã quyết định rồi thì bây giờ cứ mạnh dạn bắt đầu” vậy là An động viên thêm cho tôi “Chị cố gắng khi hoàn tất chị sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn, không còn thắc mắc hay lo lắng gì nữa”. Sau đó An ra về trước, tôi còn ở lại với em tôi để chờ được vào thuốc.

Công việc vào thuốc được làm sau khi được nghe các cô y tá giải thích các biến chuyển trong người và các triệu chứng hành cơ thể như bác sĩ đã nói chuyện. Tay phải của tôi bị xụi do ảnh hưởng chỗ mổ, nên mọi việc vào thuốc, tiêm thuốc đều làm ở tay trái, ngay cả lấy máu để đi thử nghiệm.

Đầu tiên là làm cho một mạch máu nổi lên và tiêm vào một cây kim, được dán băng keo chặt cẩn thận, sau đó được nối bằng ống cao su rất nhỏ để dẫn thuốc vào động mạch. Một cái bơm thuốc được đặt bên cạnh các bịch thuốc được treo trên các cần cao, thấp và công việc bơm thuốc vào đều do máy làm cả. Tôi ngồi tựa trên ghế nệm dài, có thể nằm tuỳ ý, và cứ ngồi như vậy cho đến khi các bịch thuốc từ từ từng giọt vào trong cơ thể, thường thì phải 2 giờ mới hết.

 Lúc đầu, tôi thấy cũng không mấy lo sợ, và bình tĩnh trở lại, sau gần một giờ, tôi cảm thấy mũi hơi cay, và dần dần thoát ra một mùi hăng của chất hoá học, làm cho tôi thấy khó chịu và cổ họng tôi dường như có triệu chứng là lạ, chưa hẳn là ói mửa lúc này. Sau một giờ vô thuốc, người y tá lại lấy ra một ống tiêm dài cả gang tay và to như một cái ống có đường kính chừng hai lóng tay, chứa chất thuốc màu đỏ hồng đậm, lại theo đường ống nhỏ theo kim đi vào động mạch, chừng một giờ sau thuốc trong ống này mới vào hết trong cơ thể. Khoảng 30 phút sau, các bịch thuốc treo trên cần cao cũng vừa hết. Tới đây, việc vào thuốc đã xong, tôi được về nhà, bình thường chưa thấy gì xảy ra, tuy trước đó tôi đã được nhận 5 viên thuốc chống ói (ZoFran), đây là một loại thuốc rất mắc tiền.

Chiều tối, khoảng 6 giờ đến 7 giờ tối cũng là lúc thuốc bắt đầu tác dụng sau nhiều giờ lưu chuyển trong cơ thể, tuy có uống viên thuốc ngừa ói trước, nhưng cũng không sao tránh khỏi cảm giác ói cứ ào ạt trong bao tử, cổ họng và không thể nào nằm yên được, tôi phải nhanh chóng chạy lại chỗ ói đã chuẩn bị sẳn, cơn ói này thật mạnh và nhiều khiến cho tôi chảy cả nước mắt, nước mũi, không còn tự chủ được nữa. Miệng thì cứ há ra và tưởng chừng như không còn ngồi nổi, cũng không dám rời khỏi chổ, và chờ khi nào bình tĩnh trở lại mới đứng lên được. Sau đó là chứng đi tiểu, điều làm cho tôi không ngạc nhiên vì đã được báo trước là sẽ tiểu ra nước đỏ như máu.

Đây mới là hai triệu chứng đầu tiên, càng về đêm, cơ thể tôi như một người mắc chứng sốt rét thương hàn, nóng như lửa đốt từ trong xương sống phát ra, làm cho miệng lưỡi khô, nóng và phải uống nước trong hoặc nước trái cây vào. Sau đó cơn ói lại đến. Song song những triệu chứng như vậy là cơn lạnh từ xương sống ra, nhưng khổ nổi tôi không thể nào nằm yên được, trăn trở vì những cơn nóng lạnh, lại phải đi tiểu cách 2-3 giờ một lần, rồi lại ói mửa nữa. Các triệu chứng đó thay phiên nhau cho đến sáng. Hôm sau, tôi thèm được nằm yên, nhắm mắt một chút cho quên đi, nhưng nào được yên thân, tôi phải thức dậy, làm vệ sinh, thay áo quần, đi đến bệnh viện để tiêm thêm một mũi thuốc.

Về nhà lại bị hành tiếp tục với các triệu chứng trên, trải qua 2-3 ngày liên tục như vậy khiến cho con người tôi không còn muốn bước đi nỗi. Từ từ lại thêm triệu chứng nhức đầu khủng khiếp, làm cho tôi không sao ngủ được, nhưng sáng nào cũng phải lo thức dậy để đi đến bệnh viện tiêm thuốc liên tiếp năm ngày. Trong khi đó các chứng này vẫn hành hạ tôi điều đặn cho đến bốn ngày sau, miệng và môi tôi bắt đầu bị lỡ vì thuốc nóng quá, da thịt cũng nóng khô, mắt tôi thì lừ đừ, chỉ muốn nằm mà không muốn ăn uống thứ gì vì luôn luôn bị cơn ói chực sẵn sau khi vừa ăn vào. Tuy vậy, sợ kiệt sức tôi cũng cố gắng uống sữa Ensure để vớt vát châm sức khoẻ dinh dưỡng cho cơ thể, nếu không sẽ kiệt luôn.

Chừng gần tuần lễ sau khi không còn phải đi tiêm thuốc nữa, rồi theo đường bài tiết nước tiểu, thuốc trong người tôi cũng từ từ được thải ra ngoài và cơn ói cũng không còn nữa. Lúc này tôi mới từ từ hoàn hồn, bình tĩnh trở lại, trong bụng tôi cũng cảm thấy êm hơn không còn bị nhồi lên cổ vì những cơn ói, và tôi cảm thấy cũng mát mẻ trở lại. Bây giờ tôi mới có can đảm ăn uống thức ăn nhẹ mỗi ngày, sau vài hôm mới ăn uống bình thường. Được vài hôm cơ thể ổn định thì cũng đã tới ngày gặp Bác Sĩ Anne Favrette để xem lại sức khoẻ và thử lại máu xem hồng cầu có đủ để chịu Kimo lần kế tiếp, tôi lại thất thiểu ngồi chờ đến ngày đầu tuần của tuần sau để trở lại bệnh viện vào thuốc lần thứ hai.

Bây giờ cũng đã cuối thu, những chiếc lá khô cuối cùng cũng từ từ rụng xuống, cây cối đã trơ cành trụi lá, khí trời cũng lành lạnh, báo hiệu sắp sang đông. Tôi cũng không thể đi ra ngoài được, chỉ ngồi trong nhà nhìn qua cửa sổ đếm từng ngày trôi qua, nhìn lên lịch thời gian còn dài lắm, quãng đường tôi đang vượt qua đang còn đón nhận nhiều điều lạ chưa biết tới, qua những lời căn dặn: phải cẩn thận không nên ra ngoài nhiều, quan trọng nhất là không được tiếp xúc gần những người bị cúm, vì thời gian này rất nhiều người bị cúm.

(xem tiếp kỳ sau)

Mạch Sống Số 41, tháng 11, 2005

Posted on Monday, November 21 @ 18:30:43 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang