Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811307
page views since June 01, 2005
MS41 - 11/05: Cứu Trợ ở Bayou La Batre, Alabama

Cứu Trợ Thiên Tai

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển – Ngày 20 tháng 10, 2005. Trong thời gian qua, cộng đồng người Việt ở làng chài lưới Bayou La Batre, Alabama, đã nhận được sự uỷ lạo và những giúp đỡ thiết thực từ rất nhiều tấm lòng vàng trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. UBCNVB cũng đã góp phần vào công cuộc cứu trợ này.

DB Mike Honda đến thăm Chùa Chánh Giác ở Bayou La Batre

Sau đây chúng tôi xin tường trình những hoạt động và thành quả của công tác cứu trợ nạn nhân bão Katrina tại Bayou La Batre, Alabama. đã cử Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành, và Luật Sư Michael Lưu, một luật sư tình nguyện từ San Jose, đến Bayou La Batre vào cuối tháng 9 để nghiên cứu những công việc tiếp nối. TS Thắng và LS Michael đã tiếp xúc với người dân trong ba cộng đồng Việt, Miên và Lào; các thành phần lãnh đạo trong cộng đồng; các giới chức chính quyền; giới truyền thông; và nhiều hội đoàn từ thiện của Hoa Kỳ.

Qua các cuộc tiếp xúc này, UBCNVB nhận ra những khó khăn sau đây:

(1) Do trở ngại ngôn ngữ, các nạn nhân bão lụt Việt, Miên và Lào đã bị thiệt thòi về quyền lợi. Chưa một người nào biết nộp đơn xin tiền thất nghiệp do thiên tai và hầu như không ai biết đến những chương trình trợ cấp của chính quyền tiểu bang. Phần lớn các gia đình này chưa được FEMA sắp xếp chỗ ở tạm. Các nạn nhân bị từ chối giúp đỡ không biết cách nào đề kháng cáo với FEMA.

(2) Tệ trạng cửa quyền và quan liêu tạo khó khăn cho các nạn nhân Việt, Miên, và Lào trong việc lên tiếng đòi hỏi quyền lợi. FEMA và Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ đã từ chối không tiếp xúc với thành phần đại diện cho người Việt, Miên và Lào. Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ đã đột ngột ngưng hoạt động ở Bayou La Batre.

(3) Ở địa phương không có báo chí hay đài phát thanh để thông tin chính xác. Do đó đã xảTrước khi có sự lên tiếng cầu cứu của Mục Sư Trần Nguyên Bảo, quản nhiệm Hội Thánh Báptít Việt Nam tại Mobile, Alabama, ít ai biết đến Bayou La Batre. Đây là vùng đầm lầy nước mặn, nằm sát mặt biển, ở cực Nam của Quận Mobile, Alabama. Bayou La Batre là một làng chài lưới với dân số khoảng 2,750; trong đó một phần ba là gốc Á, mà hầu hết là người Việt, Miên, và Lào. Người Việt chiếm đa số—khoảng 60%; kế đến là Miên và rồi mới đến Lào. Phần lớn họ làm nghề chài lưới hay ra tình trạng tin đồn thất thiệt tạo hoang mang và ngộ nhận.

Dựa vào những nhận định này, UBCNVB quyết định thành lập Trung Tâm Thông Tin và Tài Nguyên SOS ở Bayou La Batre để:

(1) Giúp nạn nhân Việt, Miên và Lào ghi danh với tất cả các chương trình giúp đỡ của chính phủ và tổ chức tư nhân.

(2) Móc nối cộng đồng Việt, Miên và Lào vào với các tổ chức cứu trợ của Hoa Kỳ.

(3) Hỗ trợ cho cộng đồng Việt, Miên và Lào tạo thực lực để bảo vệ và phục vụ quyền lợi cho người mình.

Nhờ ba tình nguyện viên đến từ Raleigh, North Carolina, trung tâm này chính thức hoạt động đầu tháng 10. Trong ba tuần qua, trung âm này đã thực hiện được những công việc sau đây:

(1) Thành lập phái đoàn đại diện người Việt, Miên và Lào ở Bayou La Batre đến Quốc Hội vận động và tường trình. Phái đoàn đã tiếp xúc với Dân Biểu Jo Bonner, đại diện vùng Mobile, AL.

(2) Tổ chức đưa Dân Biểu Mike Honda, Chủ Tịch Nhóm Dân Biểu Gốc Á và Thái Bình ở Hạ Viện Hoa Kỳ, đi tham quan Bayou La Batre.

(3) Tổ chức buổi họp tại Chùa Chánh Giác với sự tham dự của DB Honda, giới chức FEMA, ông Thị Trưởng Bayou La Batre, và một số hội đoàn Hoa Kỳ.

(4) Tham dự các buổi họp của thành phố và buổi họp hàng tuần “đập sò,” nghĩa là gỡ thịt sò, thịt cua. Với thu nhập thấp, họ sống trong những căn nhà xe (trailers) cũ kỹ. Ở vùng này rất đông các con lai và những người tị nạn mới đến từ nơi khác đổ về vì công việc tay chân không đòi hỏi sinh ngữ hay kinh nghiệm nghiệp vụ và vì vật giá, nhà cửa rất rẻ. Dân số Bayou La Batre tăng 18% trong 5 năm qua, so với 2% ở Hoa Kỳ nói chung.

Trận bão Katrina đã kéo nước biển gây lụt lội cho cả vùng Bayou. Phần lớn nhà cửa không bị tàn phá bởi gió mà bị ngập nước biển lên đến 9 ft, có đôi chỗ lên đến 12 ft. Toàn bộ cộng đồng Việt, Miên và Lào tại Bayou La Batre bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão Katrina. Vì mọi người đều mất nhà, mất cửa, họ hầu như không còn khả năng tự giúp. Ngay từ buổi đầu Mục Sư Bảo từ Quận Mobile đã quyên góp từ bằng hữu được một số tiền để nấu cơm tiếp tế cho đồng bào nạn nhân bão lụt. Số tiền đóng góp này chỉ đủ cho vài ngày cơm. Khi được tin này, các nạn nhân Lào và Miên cũng kéo đến lãnh thực phẩm. Mục Sư Bảo cầu cứu qua đường dây thân hữu ở Virginia.

Khi được báo tin, UBCNVB  cấp tốc gởi một ngàn Mỹ kim để kéo dài công tác tiếp tế thêm ngày và đồng thời, qua chương trình phát thanh cũng như các nhóm thân hữu, kêu gọi cộng đồng ở các nơi cứu giúp. Nhiều nhóm đã hưởng ứng lời kêu gọi này và đã tổ chức các chuyến xe cứu trợ, chở gạo, nước mắm, mùng mền, và các nhu yếu phẩm khác. Trong số các nhóm này có Bút Nhóm Lửa Việt từ New Jersey và Đài Phát Thanh và Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại từ Virginia đã đến Bayou La Batre sớm nhất. Theo sau đó là nhóm Care2Share từ Ohio và một nhóm thân hữu từ North Carolina. Tiếp nối là một số sinh viên và nhóm thương gia từ Georgia và gần đây hơn là nhóm Kết Đoàn từ Maryland.

Tại địa phương, Chú Ba Vàng, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt ở Bayou, sau khi nước rút đã đứng ra tổ chức phân phối gạo, nước mắm, thức ăn, trái cây, và quần áo cho đồng bào mặc dù chính căn nhà ở và cửa tiệm của chú bị hư hại nặng. Chú có sáng kiến tiếp tế theo kiểu “drive-thru”—mỗi gia đình được cấp thẻ và lái xe chạy ngang nhà kho để nhận hàng hoá xong thì lái đi ngay.

Mỗi lần phân phối, xe nối đuôi nhau dài vài trăm thước. Những ai không có xe riêng thì quá giang những người hàng xóm. Với cách thức này, chú có thể phân phối cho nhiều trăm gia đình chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Dựa vào các bản tường trình kèm với những đề nghị của các toán cứu trợ đi trước, UBCNVB ủa các hội đoàn cứu trợ ở Quận Mobile.

(5) Đánh tiếng trong dư luận địa phương qua hai buổi phỏng vấn với đài truyền hình số 5 (chi nhánh của CBS).

(6) Lập hồ sơ xin trợ cấp hay làm đơn kháng cáo cho các gia đình Việt, Miên và Lào trong các chương trình trợ cấp của chính phủ.

(7) Đóng góp ngân khoản cho Hội Thánh Báptít Việt Nam và Chùa Chánh Giác để tiếp tế cho đồng bào sau khi Hội Hồng Thập Tự ngưng hoạt động. Qua sự kêu gọi của UBCNVB, tổ chức Viet-American Culture Foundation ở San Jose và Hội Cao Niên ở Camden, New Jersey, gây quỹ được tổng cộng bảy ngàn Mỹ kim cho Hội Thánh và Chùa.

(8) Phân phối thông tin về các chương trình trợ cấp cho nạn nhân bão lụt qua báo Mạch Sống và giúp Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại phân phối các máy radio miễn phí để đồng bào theo dõi tin tức.

Những nỗ lực kể trên đã đưa đến những thành quả sau đây:

(1) Hầu như mọi gia đình đã ghi danh xin các trợ cấp của FEMA, kể cả xin nhà ở tạm. Trên 100 gia đình đã xin tiền thất nghiệp và các khoản trợ cấp của tiểu bang. Thực hiên trên 20 hồ sơ khiếu nại sau khi bị FEMA từ chối giúp đỡ. Các thiện nguyện viên đang tuần tự rà lại hồ sơ của khoảng 300 gia đình còn lại để giúp đỡ. LS Michael đã giúp Chùa Chánh Giác làm đơn xin vay tiền của cơ quan Small Business Administration (SBA) để sửa chữa chùa.

(2) Nhiều tổ chức Hoa Kỳ đã biết đến và bắt đầu giúp đỡ cho cộng đồng người Việt, Miên và Lào ở Bayou La Batre. Nhóm Lutheran Relief Team đang giúp sửa sang lại một số căn trailer bị hư hao và có thể đã bị nhiễm độc. Chùa Chánh Giác đang được tu bổ tạm thời bởi một nhóm thiện nguyện viên.

(3) Ngay sau buổi họp tại Chùa Chánh Giác vào ngày 9 tháng 10 với Dân Biểu Mike Honda, cơ quan FEMA đã tuyển thêm nhân viên nói tiếng Việt, Miên và Lào. Cơ quan này cũng hứa sẽ giải quyết nhanh chóng tình trạng gia cư tạm thời cho các gia đình Việt, Miên và Lào.

(4) Một thương gia người Lào cho phép tạm sử dụng 25 mẫu đất của bà ta để FEMA đặt 400 trailer và di chuyển các gia đình Việt, Miên và Lào ra khỏi những căn trailer đã hư hại và có thể bị nhiễm độc.

(5) Trung Tâm SOS trở thành nơi thông tin, liên lạc và trợ giúp không những cho các nạn nhân Việt, Miên và Lào mà còn cho mọi thành phần cần giúp đỡ. Nhóm Lutheran Relief Team đã đặt bàn làm việc tại đây. Các hội đoàn từ thiện khác cũng được mời đặt bàn làm việc ở nơi này. Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại đã dùng trung tâm này để phân phát radio cho 300 gia đình người Việt giúp họ theo dõi thông tin về các chương trình trợ cấp và phúc lợi.

(6) Một số tổ chức và hội đoàn người Việt đã đứng ra hỗ trợ cho Trung Tâm SOS: Chùa Chánh Giác (Bayou La Batre), Hội Thánh Báptít Việt Nam (Mobile, Alabama) Care2Share (Cincinnati, Ohio), Về Nguồn (Raleigh, North Carolina), Đài Phát Thanh và Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại (Falls Church, Virginia), Hội Viet-American Culture Foundation (San Jose, California).

Các tổ chức và hội đoàn này đã đóng góp tiền bạc hay nhân sự cho Trung Tâm SOS và cho công tác cứu trợ của cộng đồng địa phương. Hiện nay ba thiện nguyện viên đến từ các tiểu bang khác đang điều hành trung tâm SOS. Họ được tiếp tay bởi nhiều thiện nguyện viên địa phương.

Mục tiêu kế tiếp của chúng tôi gồm có:

(1) Hoàn tất cuộc thăm dò nhu cầu đối với 400 gia đình Việt, Miên và Lào để rồi tuần tự giúp đỡ họ xin trợ cấp từ các tổ chức chính quyền hay từ thiện tư nhân.

(2) Hỗ trợ cho việc hình thành cơ cấu điều hợp công tác cứu trợ của chính cộng đồng Việt, Miên và Lào ở địa phương.

(3) Giúp tìm nơi ăn chốn ở ổn định cho khoảng 400 gia đình Việt, Miên và Lào bị ảnh hưởng bởi trận bão.

(4) Giúp các thương gia và doanh gia người Việt, Miên và Lào phục hồi cơ sở làm ăn và nền kinh tế địa phương.

(5) Thiết lập các chương trình huấn luyện Anh Văn và huấn nghệ cho người lớn, các sinh hoạt lành mạnh cho giới trẻ, và các dịch vụ y tế cho phụ nữ và người lớn tuổi.

(6) Tuyển môt nhân viên làm việc toàn thời và lâu dài để điều hành các thiện nguyên viên cũng như hỗ trợ cho các nỗ lực của cộng đồng địa phương.

(7) Gây quỹ thêm 65,000 Mỹ kim để tài trợ cho Trung Tâm SOS, một nhân viên toàn thời, và 4 thiện nguyện viên toàn thời.

Sau cơn bão trời sẽ lại sáng. Với sự tiếp trợ của các vị ân nhân, chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng Việt, Miên và Lào ở Bayou La Batre sẽ phục hồi và tái lập cuộc sống của ngôi làng chài lưới nghèo nhưng thật hiền hoà và nồng ấm tình người này.

Mạch Sống Số 41, tháng 11, 2005

 

Posted on Tuesday, November 15 @ 19:07:58 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Cứu Trợ Thiên Tai
· News by tuyethoang


Most read story about Cứu Trợ Thiên Tai:
Phiếu Đóng Góp

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Cứu Trợ Thiên Tai


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang