Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815800
page views since June 01, 2005
MS27 - 09/04: Dự Án Ghi Lại Kinh Nghiệm Tù Cải Tạo

Lịch Sử Qua Lời Ke Nguyễn Đình Thắng

Sau 30 năm, cộng đồng người Việt tị nạn cần khởi sự ngay công trình ghi lại những kinh nghiệm và thực tế của các trại tù cải tạo, trước khi quá trễ. Mỗi ngày qua đi lại thêm một số nhân chứng ra đi. Nếu chúng ta chần chờ thêm 5, 10 năm thì cả một quãng lịch sử đau thương của dân tộc sẽ bị xoá đi, và nhân loại sẽ mất đi một bài học để tránh vết xe đổ về sau.

Người Do Thái có bảo tàng viện Holocaust, để ghi lại những lời chứng và giữ lại những hình ảnh và kỷ vật của cuộc tàn sát tập thể người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã. Năm 1994, đạo diễn nổi danh người Mỹ gốc Do Thái Steven Spielberg, sau khi thực hiện phim Schindler’s List, nẩy ra ý định ghi lại chuyện kể của các nhân chứng. Lúc ấy số nhân chứng còn sống sót chẳng là bao. Ông Spielberg thành lập Shoah Foundation, mà ông ta tự đài thọ, để gấp rút tung người đi thu băng lại các cuộc phỏng vấn số nhân chứng ngày càng thưa thớt dần đi. Từ công trình này Bảo Tàng Viện Holocaust ra đời, đặt tại vùng Bắc Virginia. Các lời chứng cùng với hình ảnh và tang vật đã trở thành tài liệu lịch sử cho các học giả, các thầy giáo, các sinh viên, các nhà báo, và các thế hệ Do Thái về sau khảo cứu.

Năm 1996, tôi kêu gọi người Việt cũng phải có một nỗ lực tương tự và khởi xướng công cuộc thu thập tên tuổi, cấp bực, và một ít chi tiết cá nhân của một ngàn tù cải tạo bị xử bắn. Danh sách này, mà tôi gọi là Vietnam’s Holocaust, sau đó đã được một số tổ chức sử dụng (mà không nêu xuất xứ). Tuy nhiên, nỗ lực này ngưng ở đó vì các công việc đa đoan khác.

Năm 1999, ngay sau vụ biểu tình chống Trần Văn Trường tôi đề nghị một số nhân vật trẻ trong ban tổ chức biểu tình ở Quận Cam thực hiện dự án ghi lại kinh nghiệm của các tù cải tạo. Nhiều người đồng ý nhưng rồi dự án bị bỏ rơi trước khi thực hiện.

Qua năm 2001, tôi lại kêu gọi một số nhà văn, nhà báo ở Việt Nam mới qua Mỹ trong chương trình HO thành lập ban phối hợp công trình biên soạn các mẩu chuyện của cựu tù cải tạo ở khắp nơi trên thế giới, sắp xếp theo từng trại tù một, và phối kiểm sự kiện để bảo đảm tính cách chính xác và giá trị lịch sử của tài liệu. Mỗi tập sách như vậy sẽ là sản phẩm tập thể của nhiều cựu tù cải tạo và sẽ vẽ lại một cách khách quan và trung thực xã hội thu nhỏ của mỗi trại tù, nhìn từ nhiều khía cạnh và không phê phán. Kèm với mỗi tập sách sẽ có một trang mạng (website) để các cựu tù, thân nhân của cựu tù, hay người đọc góp ý hay cung cấp thêm dữ kiện và hình ảnh. Trang mạng này sẽ được thường xuyên cập nhật, bổ xung và làm phong phú thêm tập sách, và sẽ góp phần cho sự hình thành một bảo tàng viện về tù cải tạo Việt Nam.

Nhóm nhà văn, nhà báo này thoạt đầu hoan hỉ và muốn bắt tay làm việc sớm. Tuy nhiên công việc không bao giờ khởi đầu vì họ lại bận những công việc khác có ưu tiên cao hơn.

Mỗi lần đi đến đâu tôi cũng gạ gẫm người này người kia khởi xướng công việc ngày càng thêm gấp rút này. Tôi nhận được nhiều gật gù đồng ý, nhiều hứa hẹn, nhiều ý kiến đóng góp nhưng thiếu vắng hành động.

Do đó, lần này một số anh em chúng tôi trong Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển quyết định khởi xướng công việc này, dù khả năng về nhân sự và tài chánh hạn hẹp, vì không thể chờ đợi thêm nữa. Trên mạng luới Internet, dạo gần đây cứ vài hôm lại có thông báo chia buồn cựu đại tá này, cựu trung uý kia qua đời. Càng chờ thêm, chúng ta càng thêm trễ nải và rồi một giai đoạn lịch sử thảm khốc của dân tộc sẽ phai mờ dần đi, bao nhiêu nỗi đau và sự hy sinh sẽ trở thành vô nghĩa và vô ích.

Chúng tôi mong rằng sẽ có được sự tiếp tay của tất cả các cựu tù cải tạo và những người tâm đầu ý hợp với dự án này. Sau đây là những điểm chính của dự án.

(1) Thành lập một ban tu thư gồm những người có khả năng biên soạn và nhuận văn.

(2) Kêu gọi các cựu tù cải tạo trả lời một mẫu câu hỏi tiêu chuẩn. Các tin tức này sẽ đươc để vào một bộ lưu trữ dữ kiện (database).

(3) Tuyển và huấn luyện tình nguyện viên ở các nơi thực hiện và thu băng các cuộc phỏng vấn.

(4) Sắp xếp bài viết thành tập để xuất bản, mỗi tập cho một trại tù cải tạo.

(5) Thành lập trang mạng cho mỗi tập sách.

(6) Tìm ngân khoản để dịch các tập sách này ra Anh ngữ và Pháp ngữ và gởi vào các thư viện.

Công trình này sẽ nói lên với thế giới về một giai đoạn lịch sử bi thương, đen tối của dân tộc Viêt Nam mà cho đến nay dư luận quốc tế hầu như chưa biết và không chú tâm đến.

Công trình này sẽ lưu lại cho hậu thế một bài học để tránh tái diễn.

Công trình này sẽ chuyển vị thế của các cựu tù cải tạo, từ vị thế nạn nhân trở thành vị thế của người sống sót đem chính kinh nghiệm xương máu của mình giúp cho thế giới hiểu được về ác và thiện, về khả năng bươn chải và ý chí sống còn, về sống và chết.

Trong suốt tám năm qua, chúng tôi cũng đã nhận được một số ý kiến phản ảnh sự lo ngại rằng nếu lên tiếng hay viết ra thì có thể sẽ không còn đi đi, về về Việt Nam được nữa. Đó là quyết định của mỗi cá nhân tuỳ theo đương sự đã vượt qua được sự sợ hãi hay vẫn còn trong tâm lý nạn nhân.

Chúng tôi mong rằng khi công việc đã trôi chảy thì ngày càng nhiều người noi gương nhau bước ra dưới ánh mặt trời và đem theo với mình ra ánh sáng những câu chuyện kể về số phận hẩm hiu chung của cả một dân tộc.

Thông Báo
Dưới đây là mẫu câu hỏi tổng quát. Xin quý vị cựu tù cải tạo điền vào và gởi về cho:

Báo Mạch Sống
Dự Án Ghi Chép Kinh Nghiệm Tù Cải Tạo

Xin ghi các chi tiế sau:
- Họ Và Tên:
- Cấp bậc và Chức vụ sau cùng (thuộc đơn vị...):
- Ngày trình diện đi cải tạo:
- Ngày tháng ra trại:
- Tuần tự tên các trại đã trải qua (Địa danh, thời gian):
- Sự kiện quan trọng hay thương tâm còn ghi nhớ qua các trại kể trên:
- Ngày tháng qua Hoa Kỳ:
- Nỗi niềm và quan điểm riêng:

Chúng tôi sẽ không công bố các tin tức này mà chỉ dùng để liên lạc về sau nhằm thực hiện các cuộc phỏng vấn với sự đồng ý của đương sự.
Mọi thắc mắc hoặc góp ý xin liên lạc với Ông Nguyễn Luận, số điện thoại: 281-530-6888.

Posted on Monday, May 09 @ 19:01:47 EDT by admin
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by admin


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang