Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809462
page views since June 01, 2005
MS19 - 01/03: CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG

Quan Điểm

ĐẠO LUẬT TẠI HOA KỲ

Ngô Thị Hiền

Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ. Đời sống của chúng ta luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi những đạo luật thông qua tại Quốc Hội. Hoa Kỳ lại là một đại cường quốc duy nhất trên thế giới; và trong thế giới ngày nay, một đạo luật của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa đến các quốc gia khác. Trường hợp đạo luật nhân quyền cho Việt Nam là một thí dụ điển hình.

Trong vấn đề vận động, có một nguyên tắc căn bản: phương pháp vận động càng dễ thì càng ít hiệu quả, vì mọi người đều làm được. Chúng tôi sẽ đi từ những phuơng pháp dễ nhất, phổ thông nhất, đến những phương pháp tương đối khó khăn hơn. Phương pháp càng khó, hiệu lực càng cao. Tuy nhiên những phương pháp dễ không có nghĩa là không cần thiết. Chúng đóng vai trò chuẩn bị và hỗ trợ cho những phương pháp tốn nhiều công sức hơn.

1/- Thỉnh nguyện thư (petition letter)

 Thỉnh nguyện thư là những lá thư gởi cho các dân cử của mình
 Thỉnh nguyện thư được gởi bằng cách:
- email
- gởi bằng bưu điện
- gởi bằng fax

Một hình thức thỉnh nguyện khác là gọi điện thoại vào văn phòng các dân cử để nói lên những điểm chính yếu và tóm tắt trong thỉnh nguyện thư. Nội dung của thỉnh nguyện có thể rất đơn giản. Ví dụ: “Please say yes to (tên của đạo luật). Thank you.”

Phối hợp các cách thức thỉnh nguyện khác nhau, chúng ta có thể tăng hiệu quả nói chung. Chẳng hạn, đồng lúc gọi điện thoại cho các vị dân cử, thì chúng ta gởi thỉnh nguyện thư để giải thích rõ ràng hơn và nêu những lý do chính xác để yêu cầu vị dân cử bỏ phiếu cho đạo luật.

Trong những giai đoạn cần gởi thỉnh nguyện thư, các hội đoàn, uỷ ban thường đưa các thư mẫu lên Internet, báo chí, hoặc tại trang nhà, quí vị chỉ cần in ra, thêm tên của vị dân cử, tên và địa chỉ của mình và gởi đi.

Đây là một phương pháp rất cần, nếu không có số đông vận động đồng loạt ở khắp các tiểu bang, đạo luật không hy vọng thành công. Mỗi người dân có 2 Thượng Nghị Sĩ và một Dân biểu.

Muốn biết tên và địa chỉ của các dân biểu và thượng nghị sĩ, qui vị chỉ cần nhớ 2 websites:
http://www.senate.gov/
http://www.house.gov/

2/- Phương pháp thứ hai: Lập phái đoàn đến gặp phụ tá các dân biểu, thượng nghị sĩ địa phương mình.

Cuộc gặp gỡ có thể tại văn phòng của các vị dân cử ở Washington DC, hay tại các địa phương của họ.

Khi gặp gỡ, phái đoàn nên sửa soạn một trang “các điểm nói” (talking points) để trình bày một cách gãy gọn về đạo luật mà chúng ta muốn vận động, kèm với các tài liệu hỗ trợ cho từng điểm một. Điều này rất quan trọng vì nếu các vị dân cử không hiểu thì làm sao họ đồng ý giúp mình.

UBTDTG/VN luôn có những tài liệu vận động này. Nếu một nhóm quí vị nào muốn đến các văn phòng dân cử vận động, chúng tôi sẽ sẳn sàng cung cấp những tài liệu này đến quí vị.

Vận động tại văn phòng địa phương hay tại Washington DC đều hữu hiệu như nhau nếu chúng ta cùng hành xử cùng một mức độ.

Đã có lần chúng tôi được hỏi câu: “vận động ở Washington DC thì có “Le” hơn vận động tại địa phương không? ”. Dể làm vừa lòng người hỏi, chúng tôi đã trả lời:  “Le” bằng nhau!

Thật ra vận động quốc hội là do tấm lòng của chúng ta đối với đất nước. Vận động quốc hội không có gì là “le”cả. Văn phòng các dân biểu, thượng nghị sĩ mở cửa hàng ngày. Bất cứ người dân nào, nhất là cử tri, muốn gặp, gọi hẹn là họ phải cho giờ tiếp, không phân biệt màu da, nghề nghiệp và bức thang giai cấp. Nghe nói trước đây, vấn đề vận động chưa được phổ cập trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Một nhân vật sau khi vào hạ viện vận động, khi trở về địa phương nổ vang theo kiểu, chỉ nhờ mình quen biết lớn nên mới vào được quốc hội! Thưa quí vị, cửa quốc hội luôn rộng mở, quí vị cứ tự do ra vào, chẳng cần phải đưa bằng lái xe để chứng minh; chỉ cần phải qua máy kiểm soát an toàn thông thường mà thôi.

3/- Vận động hành lang toàn thời gian

Một hội hay một ủy ban có thể thuê một nhân viên thường trực để vận động chính sách cho cộng đồng người Việt hải ngoại tại quốc hội. Công việc của người này gồm có:

- nghiên cứu và cập nhật tình hình liên quan đến mục tiêu vận động
- gởi các thông tin báo chí đến các văn phòng dân cử
- đến vận động tại các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ
- gọi điện thoại yêu cầu thúc hối các dân cử làm một việc gì, ví dụ: phản kháng bản án 3 người cháu Lm Nguyễn Văn Lý, đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ...
- phối hợp các nỗ lực toàn vùng hay toàn quốc

Một người làm việc toàn thời gian như vậy rất cần thiết vì công cuộc vận động thường kéo dài và có những ngõ ngách bất ngờ, đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên để nắm sát tình hình VN, liên tục cập nhật thông tin cho các văn phòng dân cử, và đối phó với những chiêu thức của đối phương. Thiếu một người như vậy chúng ta sẽ rơi vào tình trạng làm việc năm thì mười hoạ, thiếu liên tục, năng lực bị phân tán. Việc thường xuyên liên lạc sẽø phát triển mối quen biết cũng là cách tốt để tranh thủ cảm tình và sự hậu thuẫn của các vị dân cử.

Hiện nay UBTDTG/VN nhờ sự đóng góp của các vị mạnh thường quân, đã thực hiện được dự án này trên 3 tháng nay. Cô vận động viên bé nhỏ của chúng tôi tên Nguyễn Bích Quyên, tốt nghiệp cử nhân về thiết kế đô thị và chính trị học. Từ ngày có cô cộng tác toàn thời gian, công việc đã tiến triển hữu hiệu hơn nhiều. Đôi khi những việc cần theo dõi, tuy nhỏ nhưng vô cùng cần thiết; mà tất cả những người trong Ủy Ban ngoài trách nhiệm đối với dân tộc, còn mang cả nợ áo cơm, bận rộng sinh kế. Cũng nhờ một phần không nhỏ vào công sức làm việc toàn thời gian của cô mà chúng tôi đã tạo áp lực, qua quốc hội, đủ mạnh đối với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, làm cho họ phải lên tiếng chính thức nhiều lần về trường hợp 3 người cháu của LM Nguyễn Văn Lý, và đủ mạnh đối với Việt Nam để họ phải giảm án. Trong bước kế tiếp, cô Bích Quyên đang làm việc trực tiếp với cả hành pháp lẫn lập pháp Hoa Kỳ để đưa những người này thoát ra khỏi Việt Nam.

Để chứng minh sự cần thiết cho vai trò vận động hành lang toàn thời gian, xin thưa Do Thái là cộng đồng có đông vận động viên tại quốc hội nhất. Cuba cũng có nhiều vận động viên hành lang. Cách đây 2 năm, Tổng Thống Bush phải hỏi ý kiến cộng đồng Mỹ gốc Cuba trước khi làm chính sách đối với đất nước Cuba. Còn đối với Việt Nam, khi nối lại bang giao với CSVN, ký kết thương ước Việt Mỹ, có ai hỏi ý kiến cộng đồng Việt Nam không? Tại sao? Cộng đồng của chúng ta đông nhưng không mạnh. Vì cho đến thời điểm đó, cộng đồng chưa có một vận động viên toàn thời gian.

4/- Vận động giai đoạn “hư không”!

Chúng ta thường nghe: DB Christopher Smith là tác giả đạo luật nhân quyền cho Việt Nam, DB Frank Wolf là tác giả đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ... Các vị này đã bước vào đạo luật trong thời kỳ hư không. Để qua nhiều giai đoạn đạo luật được thành lập, được thông qua tại quốc hội và được thi hành. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa giai đoạn hư không đến lúc các dân biểu nhận lãnh trách nhiệm là cha đẻ đạo luật, nhất là các đạo luật liên quan đến VN, cần có những người có lòng và có khả năng để làm đầu cầu:

 - cung cấp các tin tức chính xác
 - đề nghị kế sách và thời điểm
 - thuyết phục các vị dân cử rằng đây là việc đáng làm
 - và đôi khi còn phải phụ viết cho các vị này phần ngôn ngữ của đạo luật.

Văn phòng các vị dân cử thường vô cùng bận rộn.  Do phải hoàn tất nhiệm vụ đối với cử tri địa phương và phải chăm lo các vấn đề quốc gia, thường họ không muốn hay không có thì giờ để gánh thêm việc mới. Nếu chúng ta không tạo điều kiện và không phụ họ, và đôi khi còn phải chủ động, thì dù có lòng họ cũng không thể giúp đỡ chúng ta. Đây là giai đoạn quan trọng nhất nhưng ít người biết, và trong giai đoạn này, chúng ta chỉ cần một ít người nắm rõ đường đi nước bước, có mối quen biết đặc biệt với các dân cử, âm thầm dọn đường cho đạo luật.

Xin kêu gọi những người trẻ, có khả năng, nên tập làm quen với các văn phòng dân cử; đặc biệt tại những vùng đông cư dân Việt Nam như Cali, Texas... để tạo ảnh hưởng, hoàn thành những đạo luật trong giai đoạn hư không này.

5/- Vận dộng điều trần quốc hội

Điều trần tại quốc hội là một trong những phương pháp thật tốt để vận động đạo luật cũng như những vấn đề chúng ta cần thông tin sâu rộng.

Chắc quí vị còn nhớ biến cố năm 2001, khi Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo vận động để Lm Nguyễn Văn Lý và TT Thích Thái Hòa điều trần trước quốc hội ngày 13-2

Trước ngày này, quốc hội Hoa Kỳ và ngay cả cộng đồng VN biết rất giới hạn tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau buổi điều trần này, kiến thức về TDTG tại quốc hội và hành pháp thăng tiến hơn nhiều. Và từ đó chúng ta mới được những vị dân cử yểm trợ  những tranh đấu ngoạn mục cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt:
 - Điều trần (testimony) và tường trình (briefing) có hai ý nghĩa và hữu hiệu hoàn toàn khác nhau.

Điều trần như đi xe hơi. Tường trình như là đi bộ. Đi bộ không có gì xấu, nhưng giá trị hữu hiệu thì ít hơn nhiều. Có nhiều tổ chức, chắc chắn biết sự khác biệt này, nhưng vẫn dùng chữ “điều trần” cho những “briefing”...

Theo chúng tôi, muốn chiến thắng CS (gồm những thành phần dối trá), chúng ta phải thành thật cho chính mình và cho mọi người.

6/- Lập phái đoàn chuyên viên quốc hội đến VN để tham sát tình hình

Xin được giới thiệu cùng quí vị một phương pháp đặc biệt để vận động đạo luật nhân quyền trong tình thế hiện tại.

Trước tình hình sôi động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) cùng những đàn áp thô bạo của CSVN đối với tự do tôn giáo và nhân quyền nói chung, chúng ta cần gởi một tín hiệu cho chính quyền Việt Nam nhận thức rằng nhất cử nhất động của họ đều bị những người yêu chuộng tự do trên thế giới theo dõi chặt chẽ. Vì vậy họ phải tự thay đổi; nếu không họ sẽ bị thay đổi và đào thải.

Cũng trong mục đích đó, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), đài TIếng Nói Việt Nam Hải Ngoại (VPR), và Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) cùng phối hợp thành lập một phái đoàn gồm các chuyên viên chính thức về tự do tôn giáo và nhân quyền thuộc các văn phòng dân biểu, thượng nghị sĩ, và Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Của Hoa Kỳ (USCIRF) đến Việt Nam điều tra tình hình cũng như thăm hỏi các vị lãnh đạo tinh thần và các nhà tranh đấu cho nhân quyền đang bị giam giữ và quản chế.

Sự hiện diện của phái đoàn không những sẽ gây phấn khởi cho các giáo hội và những ai tranh đấu cho nhân quyền ở trong nước mà còn là sức mạnh giúp Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua.

Sau khi phái đoàn về lại Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ thúc đẩy để quốc hội tổ chức một buổi điều trần mà người điều trần là chính các nhân viên quốc hội này. Đây là một vận động rất hữu hiệu không những cho tu chính án nhân quyền, đòi hỏi đặt VN vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt, và chắc chắn kết quả của chuyến đi còn  được áp dụng cho những dự án trong tương lai.

KẾT LUẬN

Có rất nhiều phương pháp vận động các đạo luật từ dễ đến khó. Từ hiệu quả ít đến hiệu quả nhiều. Điều quan trọng là biết phối hợp các phương pháp với nhau thì mới đạt được hiệu quả tối đa. Chẳng hạn, chúng ta cần huy động thật đông đảo đồng hương lên tiếng bằng thỉnh nguyện thư, gọi điện thoại để hỗ trợ cho các phái đoàn tiếp xúc với các vị dân cử. Đồng thời chúng ta vận động các vị dân cử này đi tham sát tình hình ở Việt Nam, tiếp xúc với các lãnh đạo tôn giáo và thành phần phản kháng, rồi khi về lại Hoa Kỳ tổ chức các buổi điều trần để chuẩn bị cho các dự luật về nhân quyền, hay tác động đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam.

Posted on Tuesday, November 01 @ 10:20:13 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by tuyethoang


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang