Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809865
page views since June 01, 2005
MS22 - 04/05: Chương trình giáo dục Teens Wait

Thế Hệ Trẻ

Nói  Chuyện Với Các Em Tuổi Vị Thành Niên

Thu Nguyễn

LTS. Thiếu niên là một giai đoạn quan trọng nhất trong đời người, bước khởi đầu cho một cuộc sống bình thường, lành mạnh và hạnh phúc hay bất thường, bệnh hoạn và thảm thương. Chương trình giáo dục Teens Wait của UBCNVB (Cấp khoản số 1APHP002100-01) nhằm giúp các bậc cha mẹ son trẻ một số nghiên cứu thiết thực để có thể dìu dắt các con  trong tuổi thiếu niên trước những vấn đề khó khăn và tế nhị như “yêu đương”,“tính dục”, v.v.  Cộng đồng chỉ phát triển vững vàng một khi nền tảng gia đình được củng cố từ những.

Trong số báo tháng hai năm 2004, Thu đã đề cập về việc tại sao cha mẹ nên nói chuyện với các em tuổi vị thành niên về vấn đề của tuổi mới lớn và vấn đề tính dục. Hôm nay Thu xin mạn phép nói về một số thắc mắc thông thường của các bậc cha mẹ khi nói chuyện với các em về các vấn đề này.

1. Khi nào là lúc thích hợp để nói?

Quý vị có thể nhân cơ hội khi các em hỏi những câu hỏi hay có những bình luận về vấn đề tính dục hay về những thay đổi về thể xác, tâm sinh lý của tuổi mới lớn để hướng dẫn cho các em. Thí dụ như “hôm nay con thấy con A và thằng B hôn nhau, tụi nó mới 15 tuổi, lớn hơn con có một tuổi thôi”, “con mới không gặp anh A có một tháng thôi, mà anh ấy cao hơn trước quá chừng”.

Quý vị hãy nhân cơ hội đó mà dạy cho các em những gì quý vị biết về những thay đổi của tuổi mới lớn cũng như là những vấn đề về dục tính.

Quý vị cũng có thể nhân khi xem một phim, hay quảng cáo nào đó trên đài truyền hình, có những vấn đề liên quan đến quan hệ nam nữ, thì dùng chính những nội dung đó để thảo luận với các em và nếu có thể được thì liên hệ sang những tình huống trong thực tế. Quý vị có thể nói cho các em những kết quả tốt hay hậu quả xấu có thể xảy ra. Thí dụ nếu phim nói về một em bé gái nào đó không lo học hành, chỉ lo ăn diện, cặp bồ đi chơi, có quan hệ thể xác với bạn trai, quý vị có thể đưa ra những hậu quả có thể xảy ra với em bé gái đó như học kém dần, dẫn đến bỏ học, và như vậy thì sẽ khó kiếm được việc làm tốt trong tương lai. Em đó có thể mang thai, hay bị lây truyền các bệnh về đường sinh dục như bệnh lậu, giang mai hay AIDS, nếu người bạn trai của em đang bệnh hoặc có mầm mống bệnh nhưng không biết.

Quý vị có thể xem thử phim “She’s too young” (có thể thuê tại các nơi như Blockbuster Video hoặc Video Warehouse) để biết trước về nội dung và sau đó cùng xem với các em để lấy đó làm đề tài thảo luận quan điểm về tình yêu, tính dục và các mối quan hệ.

Ngoài ra, quý vị có thể hỏi con của quý vị về chương trình giáo dục giới tính ở trường. Tùy theo câu trả lời của các em, quý vị có thể biết được sự tò mò của các em về vấn đề này như thế nào và từ đó đưa ra ý kiến hoặc lời khuyên của mình.

2. Theo phong tục người Việt, cha mẹ rất ngại ngùng khi đề cập đến những vấn đề tính dục với các em. Như vậy có nên nói cảm nghĩ này ra cho các em không?

Trước hết Thu cũng xin nói rằng, không chỉ riêng người Việt chúng ta ngại ngùng khi đề cập đến những vấn đề này, mà ngay cả một số cha mẹ người Mỹ cũng cảm thấy không dễ chút nào khi nói những chuyện này với các con của họ. Quý vị cũng có thể nói cho các em biết là quý vị cũng không cảm thấy thoải mái, tự nhiên để bàn về vấn đề này; tuy nhiên quý vị vẫn muốn nói chuyện này với các em vì quý vị quá thương các em và muốn giúp cho các em giải toả “thắc mắc không biết hỏi ai”. Quý vị có thể nói với các em là lúc trước khi ở tuổi các em quý vị cũng có những thắc mắc tương tự như vậy và cũng mong được giải thích, nhưng ông bà của các em, tức là cha mẹ của quý vị, đã không hướng dẫn gì cho quý vị. Quý vị cũng không thể tìm được những thông tin này ở thư viện hay sách báo như ngày nay. Chính vì trước nay quý vị đã trải qua như vậy nên quý vị rất thông cảm cho các em và muốn các em không lâm vào tình trạng “thắc mắc không biết hỏi ai” như quý vị trước kia. Quý vị nói cho các em biết rằng quý vị dạy cho các em hiểu về vấn đề tính dục vì quý vị thương các em, lo lắng quan tâm về hạnh phúc sau này của chúng. 

3. Nếu mình nói về những vấn đề tính dục thì có gây tò mò cho các em và có thể các em sẽ “thử một lần cho biết” không?

Quý vị biết rằng mình đang sống trong xã hội Mỹ với thông tin ở khắp mọi nơi. Nếu quý vị không nói cho các em biết thì các em cũng tự tìm hiểu qua sách báo. Sẽ không khó khăn cho các em tìm kiếm sách với đầy đủ hình ảnh và chi tiết ở các thư viện công cộâng. Hoặc cũng có người nào đó nói cho các em biết về những vấn đề này một cách trực tiếp hoặc các em biết được một cách gián tiếp, thí dụ như nghe lỏm chuyện của người lớn hay nghe bạn bè cùng lứa bàn tán với nhau chẳng hạn. Quý vị nên nhớ rằng những gì các em biết sẽ không làm hại các em, mà chính những gì các em không biết sẽ là nguyên nhân của những vấn đề không tốt.

Có một điều quý vị nên lưu tâm là đối với những vấn đề quan trọng, đa số các em đều muốn được chính cha mẹ chúng dạy cho chúng biết.

4. Một khi các em hỏi hay có quan tâm về vấn đề tính dục, có phải là các em đang làm điều đó không?

Không hẳn như vậy. Có thể con của quý vị nghe bạn bè nói về những vấn đề này và khi nghe như thế các em chưa hiểu hết vấn đề và vẫn còn có những thắc mắc nhưng không tiện hỏi những người bạn đó. Đồng thời có thể con của quý vị thấy đây là những vấn đề quan trọng và chỉ có cha mẹ là người đáng tin cậy để hỏi.

5. Còn nếu các em không bao giờ hỏi về vấn đề tính dục thì sao?

Đúng là có một số em thích hỏi, còn một số em không bao giờ đề cập đến. Có thể vì các em này vốn tính nhút nhát, hoặc không muốn biểu lộ suy nghĩ của mình với mọi người, ngay cả với cha me, và các em cứ ôm những thắc mắc trong lòng. Do đó cha mẹ phải chủ động gợi chuyện với các em. Chúng ta nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có thể khi quý vị nói chuyện với các em, các em tỏ vẻ ngạc nhiên, có vẻ không quan tâm về vấn đề này hoặc nói “thôi, ba mẹ đừng nói chuyện này”. Tuy nhiên, chúng đang lắng nghe quý vị đó. Chúng có thể nghĩ thầm rằng “Sao mà bố mẹ mình lại biết hết những thắc mắc của mình vậy.”

6. Tôi phải trả lời như thế nào khi con của tôi hỏi “sex, tính dục là gì?”

Trả lời như thế nào thì còn tùy vào lứa tuổi của con quý vị. Nhưng tốt nhất là quý vị nên trả lời thành thật. Nếu các em còn nhỏ khoảng 5, 6 tuổi, câu trả lời có thể chung chung. Thí dụ như quan hệ tình dục là cách mà người lớn có thể sinh em bé. Còn với những em lớn hơn như khoảng mười hai hay mười ba, nên nói sâu hơn về các quan hệ. Thí dụ như tình dục là mối quan hệ thân mật, riêng tư của hai người khác phái và sự sinh sản là do hoạt động của sự thụ thai và mang thai. Nếu các em ở lứa tuổi mười sáu hay mười bảy, quý vị cũng nên giải thích những xúc cảm đẹp đẽ, lãng mạn xảy ra trong người khi hai người nam nữ yêu nhau. Và kèm đó là những hậu quả xấu có thể xảy ra nếu không biết kềm chế. Và hậu quả đó sẽ ảnh hưởng suốt cả cuộc đời. Nếu quý vị đề cập đến cả hai mặt tốt và xấu thì sẽ có ảnh hưởng mạnh đến suy nghĩ của các em hơn là quý vị chỉ nói đến điều xấu không thôi.

Đây cũng là lúc để quý vị nói về các mối quan hệ chung chung, thí dụ như tình bạn, tình yêu, sự xúc cảm và những hạn chế nên có trong việc biểu lộ tình cảm để tránh dẫn đến quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên.

7. Có phải sức ép từ bạn bè ảnh hưởng đến việc các em tham dự vào quan hệ tình dục?

ẢØnh hưởng từ sức ép của bạn bè rất mạnh. Do đó công việc của cha mẹ là giúp cho các em hiểu được bản thân mình và từ đó các em cảm thấy tự tin bảo vệ lập trường của mình và không bị lung lay, giao động trước sức ép của bạn bè.

Quý vị nên chú ý về những thắc mắc ẩn sau các câu hỏi được đặt ra. Thí dụ như các em có thể thắc mắc là “tôi có phát triển bình thường như các bạn khác không?” là câu mà các em muốn tìm giải đáp khi đặt những câu hỏi liên quan về những suy nghĩ, cảm xúc và phát triển thể xác cũng như phát triển tính dục của chính các em. Các em có thể sẽ không nói thẳng với quý vị về những gì đang xảy ra với các em mà các em có thể sẽ hỏi ý kiến của quý vị về chuyện của một người bạn nào đó cùng lứa tuổi với các em.

8. Cha mẹ có cần phải nói cho các em biết về những kinh nghiệm của mình không?

Không. Nói chuyện với các em về vấn đề tính dục không có nghĩa là quý vị phải nói với các em về kinh nghiệm tính dục của quý vị. Quý vị có thể đề cập đến những cảm giác, cảm xúc và bài học mà quý vị học được thông qua kinh nghiệm của bản thân, nhưng không cần phải mô tả chi tiết. Quý vị có thể tìm hiểu những câu chuyện về các em cùng lứa tuổi với con của quý vị, có thể là chuyện thật hoặc từ phim ảnh, sách báo, để tạo những đề tài thảo luận với các con của bạn. Quý vị nên nhớ tạo điều kiện cho con quý vị nói lên suy nghĩ và quan niệm của chúng. Từ đó quý vị sẽ biết được con của quý vị nghĩ đúng hay sai về tính dục và định hướng dần cho con của quý vị nên kềm chế quan hệ tính dục ở lứa tuổi vị thành niên.

Tất cả những ý kiến trên chỉ có thể thực hiện được trong một gia đình thuận hoà, cha mẹ nghiêm túc nhưng trìu mến quan tâm đến mọi sinh hoạt của con cái. Có như thế các em mới dám tỏ bày những thắc mắc sâu kín trong lòng. Sự nghiêm khắc quá mức trong các bức tường lễ giáo trước đây là nguyên nhân của nhiều thảm kịch.

Thu vừa nói về một số thắc mắc thông thường mà quý vị phụ huynh thường hay hỏi. Các vị phụ huynh, các em và các bạn có thắc mắc hay đóng góp gì cho chương trình Teens Wait, xin liên lạc:

Thu Nguyen
Boat People SOS
6231 Leesburg Pike, phòng 416
Falls Church, VA 22044
Phone: (703) 538-5510 ext. 202
Email: thu.nguyen@bpsos.org

Posted on Tuesday, October 11 @ 18:43:03 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Thế Hệ Trẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Thế Hệ Trẻ:
Nghĩ Về Tệ Nạn Ma Túy

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Thế Hệ Trẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang