Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813807
page views since June 01, 2005
MS22 - 04/05: Vấn Đề Lứa Đôi

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Văn Hoạt

LTS. Chuơng trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình nằm trong đường hướng “Thoả đáng những nhu cầu hôm nay, xây dựng các cộng đồng ngày mai” của UBCNVB nhằm giúp các cặp hôn nhân và chuẩn bị hôn nhân khám phá và thực hiên những bí quyết để bảo trọng hạnh phúc lứa đôi và gỡ nút những mối thắt của những cuộc hôn nhân bất hạnh. Với những chuyên viên được huấn luyện từ những học viện chuyên môn về hôn nhân, chương trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình muốn đóng góp cho các cặp hôn nhân trở thành mạch sống cho lứa đôi, mạch sống cho con cái, mạch sống cho cộng đồng, mạch sống cho đất nước, mạch sống cho tương lai. Chương trình này được tài trợ bởi Cơ Quan Định Cư Người Tị Nạn (Office of Refugee Resettlement), cấp khoản số 90ZF0006.

Ý niệm và cuộc sống hôn nhân tùy thuộc căn bản tôn giáo, văn hóa, thời đại, triết lý.  Ngay trong cùng một nền văn hóa, hôn nhân mang những sắc thái khác nhau. Trong những khác biệt, có một mẫu số chung là lòng mong ước có một tương quan hạnh phúc và lâu bền.

Ngày xa xưa ấy
Vào thuở xa xưa, trong những huyền thoại của văn hóa Hy lạp, mô tả EROS, tình yêu đam mê, như sau “các cư dân tiên khởi của địa cầu là những sinh vật hình tròn với bốn tay, bốn chân, lưng và hông hợp thành một vòng tròn. Các chúng sinh vô phái tính tự nay đủ đó rất kêu ngạo và cứ liên tục tấn công chư thiên. Để trừng phạt họ, thần Zeus đã tung sấm sét vào họ và chẻ họ rời ra. Mỗi sinh vật giờ lại bị tách làm hai, và mỗi bán phần này lại mong mỏi được tái hợp cùng bán phần kia của mình.”

(Nguyên Văn, Sống Đẹp trong Thời Đại Mới, Mach Sống xuất bản, 2002)

Sách Sáng Thế Ký, thuộc bộ Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo, kể rằng Thượng Đế lấy đất sét nặn thành một người nam (Adam) và thở hơi sống vào. Thượng Đế cho chàng ở trong vườn địa đàng với tất cả hoa thơm cỏ lạ, và thú vật đủ loại. Tuy nhiên chàng vẫn cảm thấy thiếu vắng giữa một thế giới thật tốt đẹp vì không tìm được đối tượng nào xứng hợp với mình. Thượng Đế nhận thấy con người ở một mình không tốt, nên đã cho chàng ngủ mê mệt, rồi lấy một xương sườn của chàng tạo thành một người nữ (Eva). Khi tỉnh giấc, chàng cảm động thốt lên: “ Đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi” và hai người quyến luyến với nhau. (Sách Sáng Thế, Chương 2)

Qua giòng thời gian
Hai mô tả trên muốn nói tới căn để của hôn nhân như một hành trình đi tìm một phần khác (thân, tâm, trí) của chính mình. Đã có vô số những chuyện tình lãng mạn về sự thành công và thất bại trong hành trình này. Nguyên Văn nơi Sống Đẹp trong Thời Đại Mới kể chuyện tình giữa công chúa Tiên Dung và một chàng trai nghèo bên bờ Đại Dương như sau “Chữ Đồng Tử còn nghèo hơn cô gái Lọ Lem, lại có hiếu, nhường áo quầân cho người cha mới chết che thân, chẳng còn cái khố mà mặc. Thế nên khi công chúa Tiên Dung đến tắm nơi bờ cát, tưới nước thấy chàng nằm chôn mình bên dưới. Công Chúa sau đó trò chuyện thấy người hiếu hạnh, hiền lương, nên không phân biệt sang tiện, đồng ý kết nghĩa vợ chồng, hai người cùng nhau học đạo tu tiên rồi cưỡi hạc bay về cõi khác hưởng đời vĩnh lạc. Đó là chuyện tình đẹp như mơ. Có những chuyện tình dang dở, bi thương; bên ta thì có chuyện Trương Chi Mỵ Nương, Trầu Cau, Công Chúa Ngọc Hân; bên tây thì có chuyện Romeo and Juliet, Gone With The Wind.

Nơi con người có những điểm siêu thời gian, có những điểm biến đổi với thời gian. Những chuyện tình trên có nhiều tính chất siêu thời gian, có những điểm mang dấu vết thời gian. Cái đam mê của hôn nhân, cái động lực căn để của hôn nhân có lẽ vẫn thế, vượt không gian và thời gian, nó nằm trong chính bản chất của con người, nhưng sắc thái của hôn nhân lại gắn liền với một nền văn hóa luôn luôn mang những sắc thái mới của thời đại. Cái sắc thái thời đại của hôn nhân của người Vịệt-Nam trước thời “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, khác thời sau “Đoạn Tuyệt”; hôn nhân của “Đoạn Tuyệt” cũng khác với hôn nhân của thời “Yêu” và “Loạn” của Chu Tử và hôn nhân của những người Việt-Nam tại Mỹ mang nhiều sắc thái khác với người Việt Nam trước năm 1975.

Trước khi nhìn vào đời sống hôn nhân của người Việt-Nam tại Mỹ, điều có lẽ thích hợp là đề cập tới những chiều hướng xã hội và những chuyển biến văn hóa của xứ sở này trong những thập niên đã qua.

Cuốn Fighting For Your Marriage, một cuốn sách bán chạy nhất về thăng tiến hôn nhân và ngăn ngừa li dị, đề cập tới sáu chiều hướng ảnh hưởng tới tương quan trong đời sống lứa đôi và những quan tâm của nhiều người về hướng đi của những thay đổi này.

Hôn nhân dựa trên sự thỏa thuận
Sau đệ nhị thế chiến, tương quan hôn nhân đã đổi từ một tình huống hầu như không có gì để thương lượng tới tình huống là mọi chuyện có thể thỏa thuận được. Càng ngày càng thấy rất ít chuyện được chấp nhận một cách máy móc và càng nhiều sự việc phải được quyết định, nên chi hôn nhân ngày nay đòi hỏi năng khiếu thỏa thuận giữa các phối ngẫu hơn xưa rất nhiều. Nói khác đi trong hôn nhân hai người phải có khả năng khuất phục những dị biệt và xung khắc hơn hồi xưa.

Hôn nhân dựa trên tình yêu
Lãng mạn, đam mê và yêu là những điều con người ngày nay mong đợi. Tuy nhiên nhiều thanh niên thiếu nữ khựng lại khi thấy mức độ li dị gia tăng đến chóng mặt. Li dị vì một hôn nhân bất hạnh đã đành, nhưng những cặp vẫn trung thành với hôn nhân cũng không sung sướng mấy. Khi mong muốn được yêu thật nhiều, lãng mạn thật nhiều nhưng không đạt được hôn nhân sẽ không đưa tới hạnh phúc. Có lẽ Xuân Diệu đã cảm nghiệm tình huống này khi viết “Yêu là chết trong lòng một ít, cho rất nhiều xong nhận chẳng bao nhiêu”! Blaine Fowers trong Beyond the Myth of Marital Happiness (xuất bản năm 2000) biện luận rằng hôn nhân phải được coi như một cơ hội để thực tập tình bằng hữu, sự trung thành và lòng quảng đại.

Giảm bớt những ràng buộc dẫn tới hôn nhân tan vỡ
Trong một xã hội mà phát triển kinh tế và chủ trương tiêu thụ,thì thỏa mãn cá nhân sẽ được đề cao và những áp lực bảo vệ đời sống hôn nhân sẽ giảm đi. Điểm tích cực của vấn đề là cá nhân có lựa chọn để xây dựng hạnh phúc hôn nhân và tránh những lạm dụng xảy ra. Điểm tiêu cực là những kiềm chế về kinh tế, luật pháp và luân lý sẽ bi coi nhẹ trong lãnh vực hôn nhân khiến các cặp dễ đi tới li dị hơn. Đàng khác cái văn hóa “tại chỗ và ngay lập tức” cũng đóng một vai trò đáng kể trên cuộc sống lứa đôi.

Những hợp nhất hững hờ, những gia đình dễ tan vỡ
Đa số, nếu không phải là tất cả, đều mong ước hôn nhân hạnh phúc trọn một đời người. Thực tế đời lắm lúc không bằng mộng. Dựa trên những thập niên qua, dự đoán mới đây cho thấy rằng:

- Từ 40% tới 50% những cặp mới cưới rồi sẽ li dị,
- Nhiều cặp hôn nhân vẫn chung sống nhưng không hạnh phúc,
- Chỉ có khoảng 24% thật sự có hạnh phúc lâu bền như lòng mong muốn.

Ngoài những tỉ số khá cao về li dị, cần đề cập tới một số lớn những người con ngoại hôn . Tại Mỹ, số trẻ ngoại hôn tăng từ 6% vào năm 1960 lên tới 32% vào năm 2000.

Ý thức hơn về ảnh hưởng của hôn nhân đối với trẻ em và người lớn:
Thật khó lường được hậu quả về kinh tế, sức khỏe, tâm trí của một hôn nhân thất bại (thất bại vì hoặc những xô xát thường xuyên xảy ra trong gia đình, hoặc li dị) đối với vợ chồng và con cái. Judith Wallerstein, trong The Unexpected Legacy of Divorce (xuất bản năm 2000), điều trần rằng con cái của những cặp vợ chồng li dị sẽ có những khó khăn cả trong việc kiến tạo những mối giao hảo lẫn giải quyết những xung khắc trong cuộc sống. Andrew Cherlin của Đại Học Johns Hopkins báo động rằng những trẻ em này dễ rơi vào tình trạng bỏ học, có thai ở tuổi vị thành niên, và mắc bệnh tâm thần.  

Đối với người lớn, những xung đột trong gia đình, hoặc li dị gây ra sự phiền não. Sự phiền não về hôn nhân, về li dị sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm và dẫn tới tình trạng kém khả năng sản xuất.

Hãy cho hôn nhân một chỗ xứng đáng trong cuộc sống
Một điểm được coi như bất di bất dịch là: không phân biệt văn hóa, chủng tộc, màu da, tiếng nói, tình trạng kinh tế, nam hay nữ hầu như ai ai cũng muốn sống lâu, an toàn, hạnh phúc và tương quan bền vững người với người. Càng ngày càng nhiều người cảm thấy rằng cái phiền não của li dị có thể tránh được bằng cách tránh những gì dẫn tới xung khắc, đổ vỡ, li dị.

Sau khi rờ bỏ đất mẹ, rời bỏ cái nôi đã ru ta vào đời, phần lớn người Việt tị nạn đã phải bỏ lại cái cấu trúc tự nhiên của gia đình, một cấu trúc của đại gia đình gồm ông-bà-cha-mẹ-con-cái-anh-em-chú-bác-cô-dì. Trong cái nôi dinh dưỡng gia tộc ấy, cái nôi mà ‘xảy cha thì còn chú, xảy mẹ thì ấp vú dì’ có rất nhiều điểm tích cực. Những người cha, người chồng đi chinh chiến miền xa, có khi sáu bảy tháng, một năm mới về với gia đình năm bảy ngày, một tuần; nhưng con cái vẫn được nuôi dưỡng giáo dục, người vợ chiều chiều ôm con chờ chồng. Khi trở về với gia đình, người đi xa cảm thấy gia đình thực sự là tổ ấm.
Khi hội nhập với môi trường mới, không còn cái an toàn của đại gia đình, mang theo mình những mất mát to lớn về thân, tâm, trí do nhiều năm lao tù, rất nhiều gia đình và đời sống hôn nhân đang chia sẻ cái tỷ số hoặc 40% đến 50% li dị, hoặc vẫn chung sống nhưng không hạnh phúc và chỉ có 24% thật sự có một mái ấm gia đình. Chính phủ Mỹ, các tổ chức tôn giáo, các học viện về hôn nhân đang dồn thật nhiều nỗ lực để nâng cao tỷ số 24% hạnh phúc, giảm thiểu tỷ số 50% li dị và làm tăng thêm hạnh phúc cho những cặp hôn nhân không nóng không lạnh. Chương trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đinh của UBCNVB gia nhập trào lưu này, hợp tác với các tổ chức quần chúng người Việt (CBOs), các tổ chức tôn giáo (FBOs) trong nỗ lực phong phú hoá đời sống lứa đôi và giúp phát triển nhiều tổ ấm trong cộng đồng người Việt tại xứ sở này.

Posted on Tuesday, October 11 @ 16:32:33 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang