Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813150
page views since June 01, 2005
MS39 - 09/05: Bạo Hành Trong Gia Đình

Bạo Hành Gia Đình

Cindy Lê & Mai Tâm Nguyễn

Tháng vừa rồi, Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình có cơ hội nói chuyện với Tiến Sĩ Bùi Ngọc Hoàn về vấn đề “bạo hành trong gia đình” trong cộng đồng người Việt. T.S. Hoàn nhận bằng Tiến Sĩ Khoa Học Xã Hội tại Trường Đại Học Tiểu Bang Michigan, và hiện làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại Học Tiểu Bang Tennessee. T.S. Hoàn đã hoàn thành nhiều cuộc nghiên cứu về bạo hành trong gia đình, đặc biệt dành cho những cộng đồng di dân, cộng đồng người Mỹ gốc Á cũng như sự phạm pháp trong những cộng đồng này.

Quyển sách mới nhất của T.S. mang tựa đề “In the Adopted Land: Abused Immigrant Women and the Criminal Justice System” tạm dịch: “Phụ Nữ Di Dân Bị Bạo Hành Trong Gia Đình và Cơ Quan Luật Pháp Trên Quê Hương Mới” diễn tả những kinh nghiệm về bạo hành trong gia đình của những phụ nữ người Mỹ gốc Việt. Những nghiên cứu khác của T.S. cũng được xuất bản bởi những tập san chuyên nghiệp như: Violence Against Women (Bạo Hành Chống Phụ Nữ), Women in Criminal Justice, Review of Victimology, và Ethnicity in Criminal Justice.

Chúng tôi xin tường thuật lại cuộc phỏng vấn với T.S. Bùi Ngọc Hoàn.

MS: Xin tiến sĩ giới thiệu đôi chút về quyển sách mới nhất của mình và những khám phá từ việc nghiên cứu?

BNH: Quyển sách của tôi nói về kinh nghiệm của phụ nữ Việt Nam đối với bạo hành trong gia đình tại Hoa Kỳ, cũng như những ưu điểm và khuyết điểm của các biện pháp đối với những nạn nhân của BHTGĐ tại Hoa Kỳ. Chúng ta cũng biết rằng, trong khoản gần hai mươi năm qua, cơ quan chính quyền tại Hoa Kỳ đã đối phó với nạn BHTGĐ bằng biện pháp hình sự như: bắt giam, truy tố trước toà án hình sự, buộc theo học các lớp dành cho can tội bạo hành, bị kết án tù, hoặc tù treo.

Chính quyền và các cơ quan phúc lợi xã hội cũng có các chương trình giúp đỡ nạn nhân tìm chỗ tạm trú và chú trọng đến việc khuyến khích nạn nhân tìm cách ly khai tạm thời hoặc lâu dài qua hình thức ly thân hoặc ly dị. Ưu điểm của biện pháp hình sự là xác nhận BHTGĐ như một vấn đề xã hội, cần phải có sự can thiệp của chính quyền, chứ không phải là chuyện riêng tư hay nội bộ trong gia đình.

Nhưng chúng tôi thấy nếu chỉ sử dụng pháp luật không thôi thì vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề một cách chu đáo. Lý do là BHTGĐ là hậu quả của sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, ví dụ như: phụ nữ bị lệ thuộc kinh tế, bị lệ thuộc tình cảm, việc coi trọng nam giới hơn nữ giới trong xã hội hay trong gia đình vẫn còn tồn tại, và sự trừng phạt hình sự thường không giải quyết được các vấn đề bất bình đẳng nam nữ như mới nói.

Do đó, những biện pháp hình sự để chống BHTGĐ không được các nạn nhân của BHTGĐ ủng hộ. Cho nên kết quả của những biện pháp này cũng còn rất giới hạn, thì đấy là những điều mà quyển sách của tôi muốn nói đến.

MS: Tiến sĩ có thể kể cho thính giả vài trường hợp mà tiến sĩ gặp trong khi nghiên cứu viết sách này?

BNH: Nói chung, những câu chuyện chúng tôi nghe được là từ các phụ nữ nạn nhân của BHTGĐ, và những người này đã từng tiếp xúc với chính quyền để xin can thiệp.

Mỗi người ở một hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa số chỉ gọi cảnh sát sau khi họ đã bị bạo hành rất nhiều lần. Thí dụ, một vài phụ nữ bị hành hạ từ ở bên Việt Nam, tiếp tục bị đánh đập trong trại tị nạn, và tiếp tục bị đánh đập tại đất Hoa Kỳ. Lý do bị hành hạ khác nhau: thí dụ như có người bị chồng đánh vì từ chối không cho chồng bảo lãnh con của vợ nhỏ qua Mỹ; có người bị đánh vì không cho chồng thoả mãn khi người này say rượu; cũng có người bị đánh vì bị chồng ghen không cho ăn mặc theo thời trang; có người bị đánh vì cãi lại chồng mà người ta thường nói là “hỗn vì cãi chồng”, nhưng cũng có những trường hợp phụ nữ bị đánh chỉ vì sự khuyến khích của mẹ chồng chẳng hạn.

MS: Vậy theo T.S., các nạn nhân có thể bị đánh vì bất kỳ lý do gì?

BNH: Dạ vâng, nói cho cùng thì có rất nhiều lý do khiến phụ nữ bị hành hạ chứ không phải chỉ có một hai lý do. Tôi phỏng vấn tất cả trên ba mươi phụ nữ thì mỗi người hầu như là đều ở trong một hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tôi thấy đặc biệt nhất là hoàn cảnh của các phụ nữ, được chồng về Việt Nam cưới rồi đem sang, số phụ nữ này ở Mỹ thì hiện nay cũng đang tăng dần. Chúng ta cũng thấy rằng theo luật Hoa Kỳ thì những phụ nữ đó thường phải sống với chồng trong ba năm, và sau đó thì chính người chồng sẽ đứng ra để làm thủ tục bảo lãnh cho vợ mình có thẻ xanh. Trong ba năm đó, người phụ nữ này phải chịu đựng những áp lực rất nặng nề từ người chồng, và nhiều khi không dám phản ứng lại, vì sợ nếu ly dị hay ly thân hay bỏ nhau hoặc khán cự lại hoặc gọi cảnh sát để can thiệp thì người chồng sẽ nổi giận hoặc trả thù bằng cách là từ chối không ký giấy bảo lãnh để cho người vợ có thẻ xanh, thì khi đó người vợ sẽ bị trả về Việt Nam vì không có thẻ xanh. Thành ra trường hợp của những người đó phải nói là đang trong hoàn cảnh rất là khó khăn.

(xem tiếp kỳ sau)

Posted on Thursday, September 29 @ 11:02:21 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang