Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27923033
page views since June 01, 2005
MS38 - 08/05: Một Số Câu Hỏi Thông Thường

Bạo Hành Gia Đình

Về Luật Gia Đình

Nirupa Narayan & Kim Dung

Trong bài viết này, chúng tôi xin trả lời một số câu hỏi thông thường về luật gia đình, như ly dị, ly thân, quyền giữ trẻ hay việc trợ cấp con trẻ. Những vấn đề này sẽ được trình bày một cách tổng quát. Bởi vì luật gia đình được quản lý bởi luật pháp tiểu bang. Trong trường hợp người dân nào dính líu tới những vấn đề kể trên, họ có thể tham khảo luật pháp tại tiểu bang nơi mình đang cư ngụ.

1. Sự khác nhau giữa ly thân hợp pháp và ly dị
Ly dị có nghĩa là chấm dứt một cuộc hôn nhân. Để được ly dị người đó phải chứng minh được những việc như ly thân, ngoại tình, bị ruồng bỏ hoặc bị đối xử tàn bạo. Ly thân hợp pháp có nghĩa là một người tự sống ly thân hoặc làm thủ tục ly thân tại toà án.

Dù sao đi nữa, thủ tục ly thân tại toà án không còn tồn tại ở một vài tiểu bang. Ở những tiểu bang này, nếu một người không sống với vị hôn phối của mình và họ có ý định duy trì cuộc sống ly thân, người đó được coi là “ly thân hợp pháp”. Trong giai đoạn ly thân hợp pháp, vợ hoặc chồng không thể lập gia đình cho đến lúc họ chính thức ly dị.

2. Thoả thuận phân chia hoặc thoả thuận dàn xếp tài sản
Thoả thuận phân chia (hay còn gọi là thỏa thuận dàn xếp tài sản) là một văn bản thoả thuận giữa người vợ và người chồng trong việc giải quyết những việc liên quan đến đời sống hôn nhân.

Bản thoả thuận này có thể bàn luận những thứ mà vợ và chồng sẽ phân chia về tài sản, nợ nần, trợ cấp hôn nhân, trợ cấp con cái, nuôi dưỡng và thăm con. Một sự thoả thuận phân chia được xem là thoả đáng nếu cả hai đồng ý ký tên. Không ai được quyền ép buộc ai ký tên vào bản thoả thuận phân chia. Nếu một người đang cân nhắc trong việc ký tên vào bản thoả thuận, họ nên liên lạc luật sư để xem lại bản thỏa thuận. Thiếu sự cố vấn của luật sư, có thể vô tình họ bỏ mất quyền lợi về tài sản hoặc trợ cấp hôn nhân. Nếu cả hai không thể đồng ý về bản thoả thuận, toà án sẽ giải quyết về vấn đề tài chánh như  trợ cấp con cái, trợ cấp hôn nhân, phân chia tài sản và những vấn đề khác.

3. Nộp hồ sơ ly dị ở đâu?
Thông thường hồ sơ ly dị được nộp tại tiểu bang người nộp đơn đang cư ngụ, nhưng thỉnh thoảng họ cũng có thể nộp đơn tại tiểu bang nơi người hôn phối đang cư ngụ.

4. Lệ phí ly dị là bao nhiêu?
Lệ phí ly dị cho toà án thì không bao nhiêu. Nếu một người thuộc gia đình có lợi tức thu nhập thấp, họ có thể điền một bản kiến nghị xin toà án giảm lệ phí. Nếu một người có mức thu nhập thấp, người đó có thể tìm đến những dịch vụ pháp lý để được giúp đỡ . Nếu muốn một luật sư tư nhân đại diện, họ sẽ trả lệ phí luật sư.

5. Nếu những đứa trẻ đang sống với cha hoặc mẹ, có phải người cha hoặc người mẹ này được quyền nuôi dưỡng con không?
Nếu những đứa trẻ đang sống với cha hoặc mẹ, người cha hoặc mẹ này theo quy định thì tự nhiên sẽ được quyền sở hữu con cái. Nhưng nếu không có lệnh của toà án về quyền nuôi dưỡng, người cha hoặc mẹ này không được hợp pháp nuôi dưỡng con cái.

6. Làm thế nào để được toà án cấp lệnh nuôi  dưỡng?
Người cha hoặc mẹ phải nộp đơn xin quyền nuôi con hoặc nộp đơn xin ly dị đến toà án.

7. Nếu cả cha mẹ đều muốn quyền nuôi dưỡng con cái, quan toà quyết định như thế nào?
Quan toà sẽ xem xét nhiều yếu tố để quyết định cho sự nuôi dưỡng. Quan trọng nhất là quan toà coi ai sẽ mang đến lợi ích nhất cho đứa trẻ. Quan toà sẽ coi ai chăm sóc đứa trẻ trong suốt thời gian ly thân và người cha hoặc mẹ nào có tình cảm hay gần gũi với đứa trẻ.

8. Làm sao để lấy trợ cấp con cái và số tiền là bao nhiêu?
Mỗi tiểu bang có những tiến trình trợ cấp con cái khác nhau. Phần lớn ở mọi nơi, bạn có thể liên lạc Bộ Xã Hôi để được giúp đỡ về trợ cấp con cái. Đôi khi bạn có thể nộp đơn tại toà án.

Thông thường thì tiền trợ cấp con cái sẽ được lấy thẳng từ tiền lương của người cha hoặc mẹ. Nếu người cha hoặc mẹ không trả đúng hẹn, luật tiểu bang có thể đình chỉ  bằng lái xe và trừ luôn tiền thuế lấy về. Số tiền trợ cấp thì được tính theo quy định của luật tiểu bang. Người cha hoặc mẹ không sống với con trẻ cũng có thể bị bắt buộc cung cấp bảo hiểm sức khoẻ cho con.

9. Người cha hoặc mẹ có cần luật sư không?
Có nhiều người tự đại diện cho chính mình tại toà án. Tuy nhiên, trong vài trường hợp rất cần có một luật sư đại diện, đặc biệt khi đối phương có luật sư.

10. Luật gia đình nào được áp chế để bảo vệ nạn nhân của sự bạo hành trong gia đình?
Nạn nhân bạo hành trong gia đình có thể xin lệnh bảo vệ. Dù sao đi nữa, trong lúc thi hành lệnh bảo vệ, nạn nhân nên có một kế hoạch an toàn.
Nếu nạn nhân quyết định rời bỏ mối quan hệ bạo hành, họ nên cần một cố vấn thông qua đường dây nóng hoặc những dịch vụ cung cấp giúp đỡ giành cho nạn nhân bạo hành để đặt kế hoạch anh toàn khi rời khỏi nhà. Những nơi cư trú giành cho nạn nhân bạo hành trong gia đình luôn luôn được giữa bí mật để bảo vệ nạn nhân.

Nếu nạn nhân quyết định lưu lại với với người chồng hay vợ, cố vấn về bạo hành trong gia đình có thể cung cấp cho nạn nhân những thông tin để tự bảo vệ chính mình.

11. Nạn nhân có thể tìm sự giúp đỡ ở đâu?
Nếu bạn, người thân hay bạn bè cần sự giúp đỡ, có đường dây nóng quốc gia 1-800-799-7233 (STOP) về bạo hành trong gia đình, mỗi ngày 24 tiếng. Có khoảng 139 thứ tiếng khi bạn gọi vào đường dây nóng này . Nhân viên sẽ cung cấp những thông tin hoăc những dịch vụ về bạo hành địa phương.

Bạn cũng có thể liên lạc những chi nhánh của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển:

VA office: (703) 538-2190; DC office: (202) 234-3598; MD office: (301) 439-0505; Hampton, VA office: (757) 262-1209.

Chương trình Bạo Hành Trong Gia Đình được sự tài trợ của the Altria Doors of Hope Program; VA:

Fairfax County Consolidated Funding Pool; Hampton: Commonwealth of Virginia, Family and Children’s Trust Fund (FACT) # FCT-05-002; DC: DC Justice Grants Administration, 04-VW-07; and MD: Maryland Governor’s Office of Crime Control and Prevention (MVOC- 2005-1235).

Mạch Sống Số 38, tháng 8, 2005

 

Posted on Friday, September 23 @ 13:45:46 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang