Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810106
page views since June 01, 2005
Từ Các Nẻo Đường

Cứu Trợ Thiên TaiNgay từ ngày đầu đặt chân đến văn phòng Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển ở Houston cách đây năm hôm tôi đã có ý định viết về những người thiện nguyện. Nhưng rồi công việc hàng ngày không cho phép. Các đợt người ồ ạt tràn đến, như những đợt sóng đè lên mọi người, không ai kịp ăn, uống, hay thở thì lấy thì giờ đâu để ghi lại cảm nghĩ. Mãi đến ngày hôm nay, đang chờ chuyến bay trở lại Virginia, tôi mới có giờ để ghi vội, kẻo để lâu cảm nghĩ phai nhạt không hồi tưởng lại được.

***

Đến thẳng từ phi trường, vừa bước vào văn phòng tôi đã thấy bộ ba Đạt-Debbie-Michael đang tả xung hữu đột. Người thì giúp đồng bào điền đơn, người trả lời điện thoại, và người thì ôm điện thoại cầm tay liên lạc với các cơ quan chính quyền. Vì ai cũng bận rộn, nên chẳng kịp tự giới thiệu mà chỉ một cái gật đầu khi gặp tôi rồi họ lại chăm chú vào công việc.

 

Ngay tại quầy tiếp khách tôi nhác thấy một cô mặc áo thun đen, có vết xâm vòng quanh bắp tay trái, đang nói chuyện điện thoại. Buông điện thoại xuống, cô nhanh nhẩu chạy sang phòng bên điều động một số thiện nguyện viên đang giúp đồng bào điền đơn xin trợ cấp từ cơ quan FEMA. Trong tình cảnh hết sức hỗn độn của trung tâm hành quân cô vẫn giữ được sự bình tĩnh và tươi tắn.

 

 Sau khi bỏ túi xách vào phòng trong, tôi vội xuống lầu-văn phòng của Uỷ Ban đặt ở lầu hai ngay trong khu Hồng Kông 4-để xem xét sự tình. Chỉ toàn người với người, chật ních, lèn vào nhau thày hai dòng chảy chậm chạp, quyện vào nhau như kẹo mạch nha. Cảnh này làm tôi nhớ lại thời gian tị nạn ở trại Pulau Bidong, cách đây hơn 26 năm. Lúc ấy 40 ngàn thân thể chen chúc trên một diện tích nhỏ bé; mỗi khi bước ra đường, lọt vào dòng người thì lập tức bị cuốn trôi theo, muốn dừng lại cũng không được.

 

Sau khi đi một vòng khu Hồng Kông 4, hỏi han sự tình, tôi quay trở lại văn phòng. Thấy cô Trang không bận điện thoại, tôi tự giới thiệu. Cô ta ngạc nhiên, hỏi có phải anh là Nguyễn Đình Thắng không? Tôi gật đầu. Cô nói tiếp: Em là Từ Đặng Minh Trang đây. Anh còn nhớ không? Năm 1994 em làm thiện nguyện viên ở Palawan với CADP. Tôi ngờ ngợ và rồi sực nhớ ra là đã gặp Minh Trang trong một chuyến công tác ở Phi Luật Tân năm nào, trong chương trình LAVAS. Lúc  ấy tiến trình thanh lọc đã xong, toán luật sư LAVAS đang cố gắng vớt vát cho một số ít thuyền nhân qua con đường thanh lọc và đồng thời thu thập hồ sơ chứng minh tất cả những bất công trong thanh lọc để chuẩn bị vận động sự can thiệp của Quốc Hội Hoa Kỳ.

 

Mười hai năm trước, gặp gỡ ở trại tạm dung giữa cơn đau của hàng ngàn thuyền nhân đang bị đe doạ hồi hương. Mười hai năm sau, tình cơ gặp lại ở ngay tại Hoa Kỳ giữa cơn hoạn nạn của hàng ngàn đồng bào tản cư vì bão lụt. Hỏi ra thêm thì biết là Minh Trang đến từ Seattle và sẽ ở lại Houston hai tuần để phối trí công việc cứu trợ.  

 

 

Hình: Cô Từ Đặng Minh Trang đang thiết lập văn phòng cứu trợ.

 

Qua ngày hôm sau, tôi mới có được cơ hội để hỏi thăm bộ ba Đạt-Debbie-Michael. Khi nghe tin đồng bào lũ lượt tản cư từ New OrleansBiloxi về Houston, ba người nàyï lập tức rủ nhau lấy chuyến bay cấp tốc từ San Jose đến Houston. Họ có mặt ở hiện trường trong những ngày đầu cơ cực và hôãn loạn nhất. Anh Michael là một luật sư. Tính tình năng nổ và hoạt bát, anh nhận trách nhiệm liên lạc với các cơ quan chính quyền và các tổ chức Hoa Kỳ để tìm hiểu về chính sách và chương trình. Anh thông tin lại cho các nhân viên và thiện nguyện viên của Uỷ Ban đang tìm mọi cách để giải quyết các nhu cầu, trả lời các thắc mắc, và trấn an các lo âu của đồng bào. Họ làm việc trong sự thiếu thốn không những về phương tiện mà còn cả về tin tức. Chính quyền các cấp lúc ấy chưa kịp trở tay, chính sách chưa rõ ràng, và thông tin nhiều khi bất nhất. Anh Michael đóng vai trò cảnh sát giao thông, cố gắng thiết lập một trật tự khả dĩ giữa những mớ tin tức hỗn tạp và nhiều khi chỏi nhau.

 

 Chị Debbie khi thì trả lời điện thoại, khi thì tiếp xúc với đồng bào, khi thì giúp đồng bào điền đơn. Chị lúc nào cũng hớn hở, nhanh nhẩu, và thân thiện. Hỏi ra, tôi được biết chị thuộc về một tổ chức từ thiện chuyên cấp phát học bổng cho các học sinh nghèo ở Việt Nam. Chị cho biết là thấy cảnh ngộ của đồng bào, có những lúc chị cảm thấy nôn nóng và có ý định bỏ việc để đến Houston phục vụ một thời gian dài.

 

Còn anh Đạt thì chăm chú giúp đồng bào ghi danh với cơ quan FEMA (Federal Emergency Management Administration) qua hệ thống Internet. Họ phải có số ghi danh của FEMA thì mới được hưởng các quyền lợi của chính quyền và một sốtổ chức. Gọi là ghi danh nhưng thật ra có nhiều thứ lỉnh kỉnh nhức đầu. Trước hết là hệ thống ghi danh của FEMA thường xuyên làm reo khi có quá nhiều người ghi danh cùng một lúc. Lúc ấy, các thiện nguyện viên đành buông tay, xin lỗi, và động viên đồng bào đang bồn chồn, nôn nóng. Lại có những đồng bào không đủ tin tức để điền theo đòi hỏi của mẫu đơn. Và rồi có nhiều cảnh ngộ éo le, lắt léo đòi hỏi phảiï nghiên cứu, hỏi han thêm.

 

Nói chuyện một hồi thì hoá ra anh Đạt trước đây đã từng tham gia tổ chức các buổi gây quỹ yểm trợ chiến dịch Vớt Người Biển Đông. Trong những năm 1980, San Jose được mệnh danh là thủ phủ tình thương vì đồng bào nơi đây đã đóng góp nhiều nhất cho công cuộc cứu vớt thuyền nhân. Tôi đề nghị anh Đạt khi quay trở lại San Jose cố gắng lôi kéo các anh chị trước đây đã từng tham gia chiến dịch Vớt Người Biển Đông để lần nữa ra tay nghĩa hiệp, lần này là cứu trợ đồng bào tản cư bão lụt. Anh Đạt cho biết các thân hữu của anh sẽ có buổi gây quỹ vào cuối tuần tới đây.

 

Còn rất nhiều thiện nguyện viên khác đã tham gia công tác cứu trợ. Có những người ở ngay Houston như bác Sang, một vị cao niên rất rành về máy móc điện toán, ngày nào cũng kéo theo một thùng có bánh xe đầy nhóc máy móc, dây nhợ,ï đến làm việc tại văn phòng của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Có những người đến từ các tiểu bang xa xôi như anh Thành, một sinh viên trẻ đã bỏ hết mọi công chuyện để tức tốc bay đến Houston bằng chính tiền túi của mình. Và còn nhiều nữa, chị Minh Thu đến từ North Carolina, anh David ở ngay tại Houston, cô Julie cũng ở Houston, v.v.

 

Họ, mỗi người một cuộc sống riêng rẽ, đã tự động kéo về đây từ mọi nẻo đường. Trong khoảnh khắc, hàng trăm con đường riêng rẽ đã giao nhau ở cùng một điểm hội tụï: lý tưởng dấn thânï. Rồi mỗi người sẽ lại trở về cuộc sống thường nhật và đều đặn của mình. Nhưng chắc chắn ngày hôm nay đã để lại một ấn tượng trong tâm hồn của mỗi người mà sẽ không bao giờ phai nhạt.

 

Ngày tôi ra đi thì bộ ba Đạt-Debbie-Michael cũng đã lên đường trở về San Jose. Minh Trang vẫn còn ở lại điều động việc thiết lập một văn phòng mới nhằm tập trung các dịch vụ cứu trợ bão lụt.

 

Nguyễn Đình Thắng

Houston, ngày 9 tháng 9, 2005

Posted on Saturday, September 10 @ 16:33:06 EDT by admin
 
Related Links
· More about Cứu Trợ Thiên Tai
· News by admin


Most read story about Cứu Trợ Thiên Tai:
Phiếu Đóng Góp

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang