Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895103
page views since June 01, 2005
MS37 - 07/05: Chuyện Người Viết Giữa Tàn Đông

Di Dân & Nhập Tịch

Sáu Phạm

Trước Giờ Phỏng Vấn

Anh Hồ Sĩ Cổ (HSC) và tôi ngồi đợi trên bức tường thấp phía bên kia đường, bên hông toà nhà INS cao 10 tầng. Nắng chiếu xuống đến tầng ba. Một ngày đẹp, nhưng trông anh khá căng thẳng. Tôi gợi chuyện để giết thì giờ và cũng để trấn an anh, dù tôi (SP) cũng hồi hộp không ít.

SP: Đêm qua anh ngủ ngon không?
HSC: Không. Tôi chiêm bao cả đêm.
SP: Anh mơ thấy gì?
HSC: Đánh lộn với quỷ
SP: Ai thắng? Anh hay quỷ?
Anh cười khổ và đột nhiên nhăn mặt. Tôi thấy ngực anh phập phồng.
SP: Anh mệt?
HSC: Cứ có chuyện gì lo lắng thì lại mệt. Hồi sáng lúc đi quên đem theo thuốc trợ tim.
SP: Anh quên việc phỏng vấn đi.
SHC: Đâu phải muốn quên là quên được.
SP: Anh… còn mấy đứa con bên nhà?
HSC: Ba. Bên này ba.
SP: Có thường về thăm mấy đứa ở bển?
HSC: Một lần. Ở chơi 2 tháng.
SP: Anh không bị job cột chân, cột cẳng, lẽ ra nên 2 năm về thăm con một lần.

Nắng đổ xuống đến tầng hai. Một con chim bay thế nào lại đâm đầu vào tường, rơi phịch xuống vỉa hè, gãy cánh hoặc gãy chân, đang quay vòng tròn. Vài người Mỹ bước qua bên cạnh chú chim đáng thương, dừng lại, nhìn rồi bỏ đi. Tôi thầm nhủ, lát nữa xong phỏng vấn, nếu chú chim còn đó, sẽ mang nó về săn sóc.

HSC: Tiền đâu mà về, anh? Việc ăn, việc uống của vợ chồng tôi bên này đã là gánh nặng cho mấy đứa nhỏ rồi. Năm ngoái vợ tôi còn có job, còn có chút tiền tiêu vặt. Đầu năm tới giờ bả nghỉ làm… Cái thân bệnh hoạn của tôi…

Anh ra tù năm 1980, qua Mỹ năm 1998. Hưởng trợ cấp đến đầu  năm 2005 thì bị cắt. Hoàn cảnh anh thật tội. Mấy năm tù đày chưa giết được anh nhưng cũng đã cướp mất của anh khả năng lao động. Trái tim anh quá nhạy cảm, nhạy cảm hiểu theo cái nghĩa một tiếng động lớn cũng làm nó đánh trống ngũ liên. Thảm nhất là cái đầu. Sau lần bị một nhánh cây to đập vào đầu (tai nạn này, xin xem lại “Chuyện người, viết giữa tàn đông”, Mạch Sống số 33), đầu anh thường nhức như búa bổ, kéo theo những cơn ác mộng kinh hoàng đêm đêm.

SP: À, thằng út của anh…?
HSC: Ba năm nữa nó mới xong đại học. Tôi vì nó mà còn nấn ná ở lại đây. Anh biết không, ngữa tay nhận tiền của mấy đứa lớn hoài, thật là nhục.
SP: Anh nói với tôi chúng nó hiếu thảo…
HSC: Đành vậy, nhưng làm cha mẹ, có ai muốn sống bám vào con cái? Nhất là ở cái đất Mỹ này. Tôi mà không qua được cuộc phỏng vấn hôm nay, nghĩa là nếu INS không “thông cảm”, không cho tôi miễn thi, chắc là tôi phải về lại Việt Nam sớm, dù rất không muốn xa thằng út.
SP: Chúng tôi đã làm hết sức mình.
HSC: Tôi hiểu. Cho dù có bị INS từ chối, tôi cũng sẽ luôn ghi nhớ ơn của anh và cô Thanh…
SP: Cô Thanh (CT) thôi. Tôi chỉ là người tập sự. Cô ấy đến rồi kìa.
CT: Chào hai chú. Chú Cổ hôm nay khoẻ  không?
SP: Ảnh hơi mệt. Vì lo.
CT: Chú Cổ yên tâm đi. Đến giờ chúng ta vào rồi. Con hy vọng chú sẽ đậu.

Đêm rồi con có cầu nguyện Quán Âm…

Tôi liếc nhìn sang phía bên kia đường. Chú chim tội nghiệp vẫn còn nằm trên vỉa hè.

Sau Giờ Phỏng Vấn

Trong văn phòng BPSOS tại St. Louis

SP: Về đến “nhà” rồi, anh ngồi xuống nghỉ chút đi. Tôi thấy anh vẫn còn run.
HSC: Lạ quá, lần này run mà không mệt. Mừng quá anh ơi. Cám ơn cô Thanh, cám ơn anh nhiều lắm.
SP: Chúng tôi chỉ làm bổn phận của mình thôi, ơn nghĩa gì anh. Nếu muốn cám ơn, anh hãy cám ơn BPSOS.
HSC: Tôi cũng rất biết ơn BPSOS đã cho tôi những giờ phút tuyệt vời này. Có cách nào cho tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi tới quý vị… ở trên đó ?
SP: Có. Nhưng mà anh vẫn chưa chịu ngồi.

Anh ngồi xuống, nhưng lại lập tức đứng lên. Cả người anh vẫn còn tràn ngập một niềm kích động. Gương mặt anh thật rạng rỡ. Anh liếc nhìn chiếc điện thoại.

SP: Không, anh đừng gọi. Chị và các cháu rồi cũng sẽ biết tin vui mà. Xin hãy giữ riêng niềm xúc động này thêm một lúc nữa, nó làm anh trẻ ra trông thấy. Cô Thanh sắp chụp hình anh đó.

CT: Chú Cổ, con chụp chú vài “bô” hình để đăng báo Mạch Sống. Chà, hôm nay chú “đẹp lão” quá. Hình đẹp lắm. Chú Sáu viết bài nghe.
SP: Vâng, thưa cô.

Chợt thoáng hiện trong đầu hình thức của bài viết. Phải, quyết định như thế. Đơn giản chỉ làm công việc của người ghi tốc ký.

HSC : Đăng báo thật hả anh?
SP: Thật. Và nếu anh muốn bày tỏ lòng biết ơn với BPSOS, xin cho đọc giả báo Mạch Sống biết đôi điều: việc qua được kỳ thi nhập tịch đối với anh có ý nghĩa như thế nào?
HSC : Hoàn cảnh tôi, như anh biết đó, nếu không trở thành công dân Hoa Kỳ, chỉ còn cách quay về Việt Nam sống hết quãng đời tàn. Nửa năm nay, không lúc nào không nghĩ đến chuyện này. Tôi đã nghĩ mình không học được tiếng Anh thì chuyện thi lấy quốc tịch là tuyệt đường hy vọng. May mắn sao tôi lại được nghe BPSOS nói đến chương trình xin miễn thi phần tiếng Anh cho những HO như tôi. Nghe rồi liền tin. Trước nay, tôi vẫn tin BPSOS. Nhờ vậy mà có ngày nay. Bây giờ, tôi linh cảm mọi chuyện hoàn toàn đão ngược. Vợ con tôi sẽ vui mừng biết chừng nào. Tôi sẽ không còn mặc cảm mình là thằng báo vợ, báo con nữa. Tôi sẽ vui đùa, nựng nịu mấy đưá cháu nội, cháu ngoại mà không còn âm thầm đau khổ với ý nghĩ mình là lão già ăn hại. Tóm lại, …rất vui. Chắn chắn tôi sẽ từ bỏ ý định quay về sống hẳn ở quê nhà. Ở đây, cuộc sống bắt đầu có ý nghĩa lại rồi.

SP: Anh có sẵn lòng làm thiện nguyện viên giúp chúng tôi không? Theo tôi, số người HO không đủ năng lực học thi lấy quốc tịch  ở St. Louis và vùng phụ cận còn khá đông. Nhưng số người đến với chương trình xin miễn thi phần tiếng Anh kỳ này còn quá ít. Có vẻ như chúng tôi chưa đủ sức thuyết phục…
HSC : Tôi hiểu ý anh rồi. Tôi còn bạn bè, người quen đồng cảnh ngộ. Tôi sẽ khuyến khích họ tham gia chương trình.
SP: Xin cám ơn anh trước. Bây giờ thì… điện thoại đây. Anh báo tin vui cho chị và các cháu được rồi.

Đến lúc này tôi mới sực nhớ ra mà chắc lưỡi hít hà: lúc ra khỏi phòng phỏng vấn, mừng quá, tôi và anh Hồ Sĩ Cổ cứ ôm nhau, vừa đi vừa nói chuyện huyên thuyên, quên đứt con chim đáng thương. Tiếc ôi là tiếc.

Mạch Sống Số 37, tháng 7, 2005
 

Posted on Friday, September 09 @ 14:51:58 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Di Dân & Nhập Tịch
· News by tuyethoang


Most read story about Di Dân & Nhập Tịch:
Chiếu Khán Di Trú và Chiếu Kháng Du Học Sinh

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Di Dân & Nhập Tịch


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang