Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27923329
page views since June 01, 2005
Tâm tình của một đồng bào tị nạn

Tị Nạn

NHỮNG VIÊN KẸO YÊU THƯƠNG

Bangkok, ngày 20 /01 / 2013

Trần Nguyên

Cuộc sống là một chuỗi dài những sự lựa chọn, tính toán thiệt hơn, so đo được mất.Có những việc ta làm vì lợi trước mắt. Có những hành động vì chút hư vinh nhất thời. Nhưng cũng còn đâu đó, có những việc làm chỉ mong đem đến những nụ cười, một cái gì đó ổn định hơn, bình an hơn cho người khác.

Và chị, một chuyên gia lập trình phần mềm của một hãng lớn bên Hoa Kỳ đã bỏ chuyến đi nghỉ dưỡng của mình để qua Thái Lan, thăm những đồng bào đang lánh nạn cộng sản, để hòa cũng nỗi khốn khó của người tị nạn.

Chị đã chia sẻ:"Cái mong muốn của người tị nạn có lẽ là được quy chế tị nạn để được đi Mỹ, nhưng mà không phải ai cũng được cái may mắn đó đâu, có những người có lẽ phải ở lại Thái Lan ít nhất từ 5 - 10 năm nữa, thì cái mong muốn của chị là làm sao đem được cái sự ổn định về đời sống để cho họ có đủ ăn đủ mặc, và đủ trả tiền nhà để mà sống qua ngày, coi như là ở tạm ở cái đất Thái, để chờ 01 ngày nào đó được Cao Ủy chấp thuận cái đơn xin tị nạn của họ. Cái mong muốn của chi lúc nào cũng muốn hỗ trợ đời sống của đồng bào nhưng mà nhiều khi lực bất tòng tâm, một mình mình muốn chưa đủ mà phải có nhiều người giúp, nhiều người góp 01 bàn tay, thì mới có đủ cái phương tiện để mà lo cho đồng bào. Tại vì những cái cơ sở thiện nguyện mà đến giúp đồng bào làm giấy làm tờ đó, họ chỉ lo về vấn đề pháp lý thôi, chứ họ không có lo về đời sống được, tại vì đời sống nó cần nhiều thứ đó, mà quá nhiều gia đình thì làm sao mà 01 tổ chức BPSOS hay là 01 vài tổ chức thiện nguyện khác nữa vẫn không có kham nổi, mà phải là có cái sự đóng góp của nhiều người, thì mới mỗi người 01 tay để mà giúp cho đồng bào sống được vài ba năm nữa trong lúc chờ đợi giấy tờ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ".

Thăm viếng một gia đình đồng bào lánh nạn cộng sản (ảnh BPSOS)



Sau chuyến đi Thái Lan đó trở về Mỹ, ngoài công việc thường nhật, phải đi làm, chị đã xắn tay áo lên, tiếp tục lăn vào những công việc như vậy, đi gây quỹ  - giống như chị hay nói là "Nghiệp Cầm Lon" - để tiếp tục trợ giúp đồng bào. Vì khi qua Thái Lan rồi, tận mắt chứng kiến được cuộc sống của đồng bào đang lánh nạn nó bấp bênh như thế nào, nó khổ sở như thế nào, và vấn đề an ninh thì lại càng nguy hiểm hơn nữa, bản thân chị là công dân Mỹ mà còn suýt bị bắt nữa thì đồng bào mình phải sống sao đây? Mọi thứ đến với đồng bào sao mà bấp bênh quá, khốn khó quá, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với đồng bào…

Khi chị chưa qua Thái Lan, chị đã âm thầm quyên góp bánh kẹo, thuốc men, quần áo, tiền bạc... để chia sẻ với đồng bào tị nạn, và khi đi về rồi chị lại muốn mình cần phải làm nhiều hơn nữa. Dù rằng trước khi qua Thái Lan, chị đã vận động gây quỹ qua Internet được $8000; một số tiền quá lớn, tuy nhiên khi qua đây rồi chia sẻ với gần 900 đồng bào thì chị mới phát hiện rằng số tiền quá ít, không thấm vào đâu cả với số đồng bào đang lánh nạn. Thế là những viên kẹo socola đong đầy tình thương yêu đã được chi bán để gây quỹ thêm, các nhà hảo tâm bên hải ngoại, mỗi người đã góp một bàn tay, mua những hộp socola đó, chỉ để san sẻ tình thương với đồng bào đang lánh nạn, chỉ với mong muốn góp 01 chút gì nhỏ bé thôi đến với những mảnh đời khốn khó. Và chỉ như thế thôi, người tị nạn lại có được thêm chút bình an nữa trong cuộc sống, họ sẽ có tạm thời 01 tuần không nghĩ đến tiền ăn, 01 tuần họ sẽ sống trong niềm vui; còn hơn thế nữa niềm tin về cuộc sống - về con người với nhau sẽ không bị phai mờ đi trong họ, khi mà cuộc sống họ quá bế tắc, mọi thứ quá xa tầm tay, họ đang tồn tại nơi này không biết có phải là cuộc sống không nữa ? Và chính những viên kẹo socola bé nhỏ đó đã đem đến cho người tị nạn niềm tin yêu hơn, từ đó họ cũng cảm nhận được 01 điều rằng: tình người vẫn còn hiện hữu xung quanh chúng ta và “ Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”

Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình. Và chị đã cho đi, cho thật nhiều và đang kêu gọi mọi người cùng chung tay góp sức với chị. Thật hay, niềm vui - niềm hạnh phúc đơn giản với chị chỉ là nhìn thấy nụ cười của những đứa trẻ thơ đang cùng phải lánh nạn với cha mẹ. Khi chị đem những viên kẹo mà chị quyên góp được trong dịp Halloween bên Mỹ qua Thái Lan cho các bé, các bé đã rất vui và chị cũng vui lây với niềm vui trẻ thơ đó, có lẽ cuộc sống tị nạn quá khó khăn, tiền ăn còn không có thì cha mẹ các bé lấy đâu ra tiền để mua bánh kẹo cho con, dù rằng nó chẳng đáng là bao... Chị nói "thấy kẹo các em mừng lắm, nhất là kẹo bên Mỹ nữa; thành ra không có niềm vui nào nhìn thấy các em nó cười nó hân hoan khi nó thấy 01 món quà, dù rằng rât là nhỏ, bao nhiêu đó cũng đủ làm cho mình vui rồi."

Niềm vui của chị thật bình dị, một nụ cười của các bé cũng đủ xua tan bao nhiêu mệt mỏi của chị với 01 chặng đường khá dài, 01 thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của cái xứ nhiệt đới này.

Cái ấn tượng của chị khi qua thăm người tị nạn thật ngộ nghĩnh, chỉ là một bữa cơm đạm bạc cùng với những người tị nạn và cũng là học trò của chị ( vì chị có dạy người tị nạn học tiếng Anh qua Skype). Một bữa cơm ngon, ấm áp tình đồng hương, được chị chia sẻ :”họ biết là chị tới ngày hôm đó, các em đó phải nghĩ làm 01 ngày để mà nó ở nhà nó nấu cơm cho chị ăn, chị Huệ đến rất là lẹ, mà đi rất là lẹ, thành ra nó nói là bất cứ giá nào nó cũng phải nghĩ làm ngày hôm đó để nấu cơm cho chị ăn, các em đã chuẩn bị đồ ăn, nấu rất là ngon và rất là có cái tình.”

Cám ơn BPSOS đã xui Chị hội ngộ với đồng bào tị nạn

Cám ơn các mạnh thương quân đã đồng hành với chị trong suốt thời gian qua.

Cám ơn chị  đã yêu thương những mảnh đời khốn khó.

Sống chậm lại - Nghĩ khác đi - Và yêu thương nhiều hơn.

 

 

Posted on Monday, January 21 @ 13:53:12 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tị Nạn
· News by ngochuynh


Most read story about Tị Nạn:
Tị Nạn ở Thái Lan: Bảo Vệ Pháp Lý

Article Rating
Average Score: 3
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tị Nạn


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang