Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895342
page views since June 01, 2005
Nỗi kinh hoàng và nhục nhã của phụ nữ Việt

Chống Buôn Người

Giấc mơ kinh hoàng của Linh và Hoa

 

Hanna Nguyễn

 

LTS: Linh và Hoa là hai trường hợp tiêu biểu cho số phụ nữ Việt bị lường gạt sang Malaysia để rồi trở thành lao nô hay bị bán vào kỹ nghệ mãi dâm. Cuối n ăm ngoái, Phong Lan, một thiện nguyện viên từ Orange County, California, đã viếng thăm Malaysia và viết bài phóng sự về hai phụ nữ xấu số này. Sau đó, Cô Hanna, đến từ Florida, đã tiếp nối lên đường đến Malaysia. Dưới đây là bài viết của Cô Hanna báo tin mừng: cuối cùng Linh và Hoa đã được chính quyền Malaysia cho phép hồi hương. CAMSA đang gây quỹ để giúp đưa họ về đoàn tụ với gia đình.Toà Đại Sứ Việt Nam thì hoàn toàn làm ngơ trách nhiệm đối với công dân. Trong gần 5 năm qua, CAMSA đã cùng các tổ chức bạn ở Malaysia giải cứu được một số nạn nhân người Việt, nhưng nhiều người con gái khác vẫn tiếp tục mắc lừa. Chúng tôi đang phổ biến thông tin về Việt Nam để giúp các cô gái tự đề phòng. Mọi người Việt ở hải ngoại và trong nước đều có thể tiếp tay để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

 

Linh, 22 tuổi, và Hoa, 34 tuổi, chưa hề quen nhau trước tháng sáu năm 2011, nhưng cuộc đời đưa hai cô vào chung một giấc mộng kinh hoàng trong suốt hơn một năm sau đó. Nếu không được giải cứu và giúp đỡ kịp thời, chưa ai biết được đến bao giờ nỗi thống khổ đó mới tới hồi kết cuộc. CAMSA ở Mã Lai đã kiên trì hỗ trợ hai cô từ bấy lâu nay và đang cần sự tiếp trợ của đồng hương để giúp hai cô thoát cảnh đời đau đớn hiện nay.

 

Tháng sáu 2011, cả hai cô đều đang tìm kiếm việc làm, Linh để nuôi mẹ già và Hoa để kiếm thêm tiền phụ chồng lo trị bệnh cho đứa con trai nhỏ yếu đuối và gần như câm điếc. Cả hai vui mừng khi một người bạn của một người bạn có chồng người Mã Lai hứa giới thiệu làm tiếp viên trong quán nước, mọi thủ tục xuất nhập cảnh chủ ứng trả trước. Mọi thứ đều tốt đẹp, theo lời hứa của người bạn của người bạn, có chồng Mã lai: lương cao, chỗ ăn ở tươm tất, khách hàng thanh lịch… Thế là hai nàng nai tơ nhưng nặng nợ gia đình hăm hở theo cô bạn sang Mã lai làm việc.

 

Vừa đặt chân đến xứ người, Linh và Hoa liền bị “cô bạn của cô bạn” thu hết giấy tờ tuỳ thân và bán ngay cho ông chủ quán bar, làm việc ngay và làm việc suốt tuần, bị cưỡng ép phải ăn mặc hở hang để phục vụ khách. Nhất cử nhất động đều bị “mặt rô”, bọn canh giữ được chủ mướn, canh chừng từ các góc tối trong bar. Không được ra ngoài quán mà không có phép, có được phép rồi thì phải đi trong giớI hạn và có mặt rô đi kèm. Sau giờ làm việc, đêm đến là phải chen chúc với những người khác trong gian phòng nhỏ hẹp.

 



Đổi lại sự nhục nhằn đó, Linh và Hoa không được lãnh một đồng lương nào, ngay cả tiền “bo” khách cho cũng bị thâu lấy hết. Chủ bảo giữ tiền để trừ nợ: nợ làm hộ chiếu, nợ trả tiền môi giới tức là “cô bạn của cô bạn”. Luật của chủ quán là: cất dấu tiền “bo” là phạm tội, bỏ chủ trốn chạy là phạm tội, không làm ra vẻ vui dù trong lòng tan nát cũng là phạm tội, đứng xớ rớ trong căn phòng nhỏ hẹp vì không có chỗ nào khác đứng, hãi hùng nhìn bạn bị đánh đập cũng phạm tội luôn vì khi chủ đang cơn đánh đập quay sang thấy ai, đụng ai thì đánh nấy, không cần duyên cớ.

 

Khi may mắn, mỗi ngày được chủ cho từ 5 đến 10 đồng tiền Mã (3 đồng Mã bằng 1 UD), vừa mua được bữa cơm lưng lửng bụng. Những ngày không may phải ôm bụng đói làm việc. Xin thức ăn hay xin tiền mua thức ăn chỉ có thể xin được với những khách có vẻ hiền hiền.

 

Hết chịu nổi cảnh địa ngục trên trần gian nầy, Linh tìm cách thoát thân mấy lần nhưng đất lạ, người lạ, tiếng tăm không biết,mỗI lần thoát đi Linh đều bị bắt lại và bị đánh tơi bời, gậy gộc, nước sôi, đấm đá… không thiếu món nào. Đánh xong, khoá lại trong phòng, không thuốc than, không cơm nước.

 

Tình cảnh ngày thêm bi quan khi ổ làm ăn của chủ bị bố ráp và Linh cùng Hoa bị bắt. Chủ bảo lãnh ra và số nợ lại tăng thêm phần tổn phí bảo lãnh ra tù. Muốn kêu cứu nhưng biết làm sao kêu khi tiếng tăm không rõ và các vị cảnh sát có khi quá thân thiện với chủ, làm sao dám kêu cứu với “bạn” của chủ.

 

Dịp may đến khi ổ làm ăn của chủ bị tố cáo là buôn bán lao động và chủ bị bắt. Khi đó, Linh và Hoa mới dám nhận mình là nạn nhân và được đưa vào nhà tạm trú cách ly với thế giới bên ngoài, chờ ngày ra tòa làm nhân chứng việc buôn người. Phiên toà đình hoãn nhiều lần, kéo dài trong suốt 9 tháng cho tới ngày 3 tháng giêng năm 2013 thì toà ký giấy cho phép Linh và Hoa về nước nhưng thủ tục cấp vé máy bay hồi hương sẽ kéo dài.

 

Mỏi mòn sau gần một năm sống trong nhà tạm trú khi lòng Hoa nóng như lửa đốt vì đứa con trai lớn 14 tuổi, vắng mẹ, đã phải bỏ học, bỏ cả tương lai phía trước, và đứa con trai nhỏ càng yếu đưối hơn nhưng không thốt nên lời nhớ mẹ được vì chứng câm điếc mà Linh muốn ra đi kiếm tiền để chữa trị. Niềm an ủi độc nhất cho Linh và Hoa là những lần hai Cô được nhân viên hay thiện nguyện viên người Việt của CAMSA th ăm viếng.

 

Bằng mọi giá CAMSA phải đưa Hoa về với chồng và hai con ngay, phải đưa Linh về với mẹ già ngay. Chúng tôi mong mỏi các người ủng hộ CAMSA sẽ giúp chúng tôi có phương tiện tài chánh để mua vé máy bay hồi hương cho hai Cô, tổng cộng 220 USD.

 

Chúng tôi cũng thiết tha kêu gọi mọi người Việt ở hải ngoại tiếp tay chuyển tin về trong nước để giúp đồng bào biết cách phòng tránh trở thành nạn nhân, và làm bớt đi các nỗi thương đau như của Linh và Hoa. Xin giúp phổ biến thông tin sau đây đến đồng bào trong nước:

 

“Tránh Cho Các Cô Gái Việt Bị Buôn Vào Ổ Mãi Dâm Ở Malaysia”:

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2517.

 

Linh và Hoa giờ đây là đôi bạn chí thân vì cùng chia xẻ các kinh nghiệm khó phai trong cảnh lầm than v à rồi trước triển vọng sắp thoát nạn để về với người thân yêu.

 

Bài liên quan:

 

Tôi dự phiên tòa xử buôn người

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2555

Một Trường Hợp Điển Hình về Buôn Bán Tình Dục: http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2345 

Nhiều Phụ Nữ Việt Nam Bị Đưa Sang Malaysia Làm Mại Dâm

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2439

Cuộc Giải Cứu Chớp Nhoáng: http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2118

 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

 

 

Posted on Saturday, January 12 @ 21:46:11 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang