Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815174
page views since June 01, 2005
MS119 - 06/12: Ngày Trở Về

Cồn Dầu

An Phong

Houston ơi! Sau những ngày xa cách ta lại sắp được trở lại gặp mi.

Mấy ngày nay bài hát “Ngày Trở Về” cứ loáng thoáng trong đầu tôi. Có lẽ vì trong thời gian gần đây tôi đang chuẩn bị cho ngày trở về cùa mình, trở lại thành phố Houston thân thương. Cùng lúc, tôi sẽ có những chuyến đi tới những thành phố khác để làm việc.

Tôi thấy mình hạnh phúc lắm. Tôi có được ngày trở về.



Còn những người Việt xin tị nạn tại Thái Lan thì sao? Họ không có được ngày trở về, họ cũng không dám mơ mộng gì khi nghĩ về điều này.  

Có người may mắn vượt thoát khỏi sự truy bức của nhà cầm quyền cộng sản cùng với những người thân nhưng cũng có người vượt thoát một mình hay may mắn hơn với một hai người thân thôi. Có bao người thầm khóc khi nhìn những người đồng cảnh ngộ có cha mẹ, vợ chồng, con cái cùng chia sẻ đắng cay. Có lẽ họ đang ngày đêm thương nhớ người thân của mình nhưng nào dám nghĩ đến một ngày được trở về gặp lại mẹ cha, chồng, vợ và ôm ấp con thơ để thỏa lòng thương nhớ.

Họ không có ngày về nên chỉ biết nhìn về tương lai và mong đợi ngày được đi định cư. Nhưng than ôi! Tương lai lại quá mập mờ. Thời gian đợi chờ, sống lây lất canh cánh trong lòng nỗi lo âu, sợ hãi bị giam cầm bắt bớ nếu bị cảnh sát sở tại tìm gặp. Trong tận cùng khổ ải đó, may mắn cho họ được đùm bọc chở che bởi những tấm lòng nghĩa hiệp của quý vị ân nhân. Quý vị tu sĩ giàu lòng bác ái: quý linh mục, nữ tu, thượng tọa, đại đức và nhiều vị chức sắc tại Houston đã tổ chức những buổi gây quỹ với thành quả vượt xa ngoài lòng mong đợi. Xin nhiều lần cảm tạ quý ân nhân đã âm thầm đóng góp tại nhiều địa điểm khác nhau cũng như quyên góp nhiều lần, nhất là tại Houston, Texas thân yêu của tôi. Tôi còn được nghe là có nhiều vị cao niên đóng góp, đặc biệt tôi còn được nghe là có một vị cao niên không những góp công đứng tại một địa điểm ôm thùng quyên góp thôi mà cuối ngày sau khi kiểm toán, cụ còn match số tiền cụ xin được ngày hôm đó. Tôi ao ước được gặp cụ để tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi đến với cụ. Cũng không thể không nhắc đến những ân nhân khác khắp nơi trên thế giới, xin chân thành thay mặt các nạn nhân gởi lời cảm tạ quý vị.

Một lần nữa, xin chân thành thay mặt các nạn nhân cùng khổ ở Thái Lan cảm tạ quý ân nhân, thầy Thích Huyền Việt, Cha Vũ Thành, Cha Phạm Hữu Tâm, Cha Trần Ngọc Hùng, Cha Nguyễn Mạnh Hùng, Cha Nguyễn Ngọc Thụ, cha Lê Thu, Cha Nguyễn Việt, Cha Đinh Minh Hải, Cha Đỗ Văn Chung, Cha Đinh Minh Tiên, Sơ bề trên Vũ Mai Oánh.

Cũng không quên cảm ơn các nhà truyền thông, báo chí. Nếu không có sự đóng góp, hỗ trợ tích cực của quý vị thì làm sao những lời kêu gọi có thể vang xa đến tai của các vị ân nhân. Xin đặc biệt cảm ơn chú Dương Phục, cô Vũ ThanhThủy của đài phát thanh Sài gòn Radio, cô chú cũng đã nhiều lần lặn lội đi đến tận nơi thăm viếng và ủy lạo các nạn nhân. Nói đến việc thăm viếng và uỷ lạo của quý vị tôi cũng muốn nhắc đến những cuộc thăm viếng và ủy lạo thật là quý hóa của Cha Phạm Hữu Tâm và thầy Thích Huyền Việt, đặc biệt là về vấn đề tâm linh.

Xin cảm ơn các vị chức sắc như bác Quởn, cô Oanh, chú Tinh, chú Vân Đình, và nhiều vị khác đã không quản ngại khó khăn bỏ thời giờ và tâm huyết hết lòng gíúp đỡ trong việc quyên góp hầu trợ giúp cho đồng bào tị nạn tại Thái Lan.

Nghĩ người lại nhớ đến mình, tôi chạnh nhớ về quá khứ của chính gia đình tôi. Đó là thời gian vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 khi cả gia đình tôi, lúc đó có 5 người, cũng là những người tị nạn.

Tôi nhớ mãi sáng hôm đó, ba má tôi phấn khởi đi lên văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc  để nhận giấy báo kết quả phỏng vấn. Qua hàng rào kẽm, tôi thấy ba má tôi đi ra, gương mặt hai vị thất thần, tái mét. Tôi lấy làm lạ tự hỏi sao ba má tôi lại mất tinh thần như thế này?

Trong lòng chị em chúng tôi luôn tin tưởng vào việc chúng tôi sẽ được chấp nhận quy chế tị nạn vì qua lời ba má tôi thường kể lại những gian truân và sự áp bức, kỳ thị của chính quyền mới đối với gia đình chúng tôi. Thái độ của bá má tôi làm tôi thấy hụt hẫng. Trông thấy tôi đứng chờ đợi, ba má tôi cho biết là gia đình tôi đã bị từ chối quy chế tị nạn. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ba má tôi buồn như vậy vì ba tôi luôn là người lạc quan và vô tư còn má tôi là một người kiên cường và tự tin. Sau một kết quả quá shock như vậy đã làm má tôi bị té ngã, trong lúc đang mang thai em Hồng Bích của tôi, má tôi bị xuất huyết nhưng nhờ Ơn Trên che chở nên em tôi được bình yên. Trong thời gian chuẩn bị để nộp đơn xin tái xét, má tôi phải chạy đôn, chạy đáo tới nhà những người thân quen của má để nhờ viết đơn tái xét.

Ba má tôi nói lúc đi phỏng vấn, tự tin là hoàn cảnh và giấy tờ của gia đình chứng minh tình trạng bị áp bức nên khi trả lời phỏng vấn thì quá ỷ lại và không tường thuật rõ ràng sự áp bức, chỉ nói lướt qua sự việc và chỉ chú trọng quá nhiều vào chứng từ. Sự thiếu hiểu biết cộng thêm sự thiếu chuẩn bị của ba má tôi đã phải trả bằng một giá quá đắt (ngay những ngày trước khi đi phỏng má tôi vẫn miệt mài hằng ngày làm việc thiện nguyện tại Trung tâm phụ nữ của Pulau Bidong.  Ba má tôi cùng bao nhiêu người đồng cảnh ngộ phải bùi ngùi tự trách mình quá thiếu chuẩn bị). May mắn là nhờ có sự giúp đỡ và cố vấn, đơn kháng cáo của gia đình tôi được chấp nhận và cả gia đình tôi được công nhận quy chế tị nạn.

Ba má tôi khi ở trại tị nạn có buồn tủi, lo âu hay khó khăn gì thì phần nhiều không hề cho chúng tôi biết. Nên ngoại trừ hôm đó, trong 3 năm rưỡi lưu trú tại đất Mã Lai chị em chúng không phải lo âu thiếu thốn gì vì tất cả những người tị nạn được Cao uỷ tị nạn cung cấp đầy đủ về mặt vật chất. Chúng tôi còn may mắn hơn nữa là có sự trợ giúp tài chánh từ ông bà nội và các cô chú của chúng tôi. 

Người tị nạn lúc đó có các Cố vấn giúp đỡ, có nhà thờ, chùa chiền và các trung tâm tư vấn, giáo dục, nhà thương, giải trí, thể thao, lên đồi, xuống biển, chợ búa, hàng quán để mua sắm hay ăn uống v.v. Bản thân chị em chúng tôi không có nhu cầu đòi hỏi gì nhiều nên tự thấy mình quá mãn nguyện, vui vẻ học hành và cùng gia đình chờ ngày đi định cư sau khi đơn tái xét được giải quyết.

Bài học khó quên của gia đình tôi là một kinh nghiệm lớn cho chúng tôi  và tôi đang dùng nó để làm hành trang mang theo mình trong sứ mạng hiện nay hòng giúp đỡ cho các thân chủ của tôi.

Riêng bản thân tôi, tôi từng sống trong cảm giác đợi chờ (không biết mình là ai chỉ trong thời điểm 4 tháng thôi) chỉ là chờ đợi kết quả cho văn bằng hành nghề luật lúc đó sao thấy dài lê thê. Đối với một người tốt nghiệp luật khoa mà chưa được hành nghề vì còn phải thi lấy bằng (tôi tự hỏi mình có phải là luật sư không?) Tôi ngày đêm mong chờ kết quả và cũng rất lo sợ bị đánh rớt.

So với tâm trạng người tị nạn tại Thái Lan thì 4 tháng chờ đợi kết quả hành nghề thật không đáng kể: Tôi biết rõ ngày có kết quả, cho dù có bị rớt đi chăng nữa tôi vẫn có thể thi lại và không bị ảnh hưởng nhiều đến tương lai. Nếu có thì chỉ có sự đình trệ và chờ đợi thi lại thôi. Còn những gia đình tị nạn thì sao? Trong khi mòn mỏi chờ đợi kết quả  sau các cuộc phỏng vấn, họ tự dằn vặt mình vì không hiểu mình trả lời phỏng vấn ra sao mà lâu quá chưa nghe kết quả. Cái vòng lẩn quẩn cứ tiếp tục bao vây họ, ngày lại ngày,  họ cứ phải tiếp tục chịu đựng trên xứ người, một nơi không nhìn nhận Công uớc Tị Nạn với sự thiếu thốn tứ bề, chịu đựng và sợ hãi hàng ngày (không biết cảnh sát có tìm bắt họ tại nơi tạm trú hay bị bắt khi ra đường mua thực phẩm?).

Nếu bị bắt thì họ sẽ bị nhốt ở Trại Giam Di Trú đến bao giờ đây? Ngoài mối lo cho bản thân ở xứ người họ còn canh cánh trong lòng lo cho thân nhân bên Việt Nam, liệu họ có bị liên lụy vì có thân nhân đang đào thoát không? Không biết họ có bị trả về Việt Nam không và nếu bị trả về Việt Nam thì sẽ bị tù đày và khốn khổ làm sao kể xiết? Trăm ngàn câu hỏi kèm theo với trăm ngàn âu lo, chưa kể đến nỗi lo ngại thiết thực về nơi ăn, chốn ở hằng ngày.

Bây giờ đây, sau nhiều ngày tháng xa Houston, tôi nhớ ba má, anh chị, các em và đứa cháu mà ngày tôi bước chân ra đi mới có mấy ngày tuổi thôi, nay cháu đã gần chín tháng rồi, nhớ những người bạn quá lâu tôi không được gặp, những quán ăn tôi thích nhất, những món đồ tôi thường dùng khi còn ở Hoa Kỳ.

Hôm trước tôi có một giấc mơ thật là con nít: tôi và chị của tôi đi chợ, tôi chỉ hết món này đến món kia và nói với chị tôi rằng: “Bên Thái Lan không có món này, em phải mua hai gói mang theo”.  Và cứ thế, từ từ cái xe đẩy chất đầy với tất cả những món bên Thái Lan không có, hoặc nếu có, cũng không giống như bên Hoa Kỳ.

Đang viết đến đây thì tôi lại mở bản nhạc “Ngày Trở Về” để nghe. Bài hát này làm tôi bật khóc vì tôi thương cho số phận của đồng bào tôi: trải qua bao dâu bể chiến tranh, ly hương sống tha phương cầu thực, xa thân nhân quyến thuộc, xa mồ mả tổ tiên. Riêng người tị nạn đang ở Thái Lan lại xót xa hơn, không dám nghĩ đến “Ngày Trở Về”.

Khi chuẩn bị sang Thái Lan làm việc, tôi nghĩ có lẽ làm việc xa nhà 1 năm thôi. Tuy nhiên, sau khi sang đây tôi mới hay công việc quá nhiều và vì không có đủ nhân lực nên tôi quyết định sau chuyến trở về này tôi sẽ tiếp tục làm việc tại Thái Lan thêm một thời gian nữa. Tôi sẽ trở lại nơi thật nhiều buồn lo, với hồ sơ chất như núi. Hàng ngày tôi tạ ơn trời đã cho tôi có được cơ hội giúp đỡ người tị nạn, như tôi và gia đình tôi xưa kia đã từng trải qua cảnh ngộ này.

Trong nỗi buồn cũng có niềm vui, đó là hiện có một số gia đình đang chuẩn bị lên đường định cư, họ đã được Cao ủy tị nạn chuẩn thuận quy chế tị nạn và đã được Toà Đại Sứ Hoa Kỳ phỏng vấn và chấp nhận hồ sơ định cư của họ. Họ đã được khám sức khỏe và học lớp Hội Nhập Văn Hóa Hoa Kỳ.  Chỉ còn vài tuần nữa, họ sẽ được nhận vé máy bay để sang Hoa Kỳ định cư.  Đây là điều tôi mong muốn sẽ xảy đến cho tất cả đồng bào của tôi,  mong là “qua cơn bĩ cực đến thời thái lai.”

Kể lại những điều trên, tôi chỉ muốn giải bày cùng quý vị lý do vì sao tôi mang hoài bão dấn thân chia sẻ cùng những con người khốn khổ như chúng tôi ngày xưa -- họ là những con người đang khốn khổ ngày hôm nay. 

Hôm trước, có một người tị nạn cho biết khi nghe tin tôi về Hoa Kỳ tháng 5 này thì họ thật hụt hẫng và lo sợ vì lại mất thêm một người luật sư. Tôi vội vàng trấn an cho biết rằng, tôi chỉ về trong một thời gian ngắn để thăm gia đình và gây quỹ thôi, sau đó sẽ trở lại ngay. Và mong sao sau chuyến đi này tôi sẽ trở lại Thái Lan với ít nhất một luật sư khác để cùng nhau sát cánh giúp đỡ các gia đình vẫn còn tị nạn tại Thái Lan.

Tạm biệt nhé Bangkok. Tôi sẽ quay trở lại trong một thời gian thật ngắn.

o 0 o

Hiện có khoảng 800 đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan trước cuộc đàn áp ngày càng leo thang ở Việt Nam. Để đối phó, năm 2010 BPSOS phối hợp với một tổ chức địa phương để thành lập Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý ở Bangkok. Chúng tôi rất cần sự tiếp tay của mọi người có lòng với đồng bào, của những cựu thuyền nhân đã từng sống qua cuộc đời tỵ nạn, của những tổ chức từ thiện, và của tất cả những ai quan tâm đến thân phận của những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo giờ đây đang phải lánh nạn vì bị đàn áp và truy lùng. Mỗi người một tay, góp gió thành bão.

Mọi đóng góp sẽ được cấp giấy trừ thuế và xin gởi về:

BPSOS/RCS
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - U.S.A.

Posted on Thursday, May 10 @ 10:42:27 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Cồn Dầu
· News by ngochuynh


Most read story about Cồn Dầu:
Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang