Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27896581
page views since June 01, 2005
MS36 - 06/05: Đi Về Có Nhau

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Văn Hoạt

Tiếng máy nổ gầm gừ nặng nề của xe đổ rác đánh thức Ngân dậy. Dụi mắt mấy lần mới đọc được mấy con số trên mặt chiếc cell phone, 4:30am! Nhận ra rằng, không ai khác, nhưng chỉ một mình Ngân lẻ loi nơi gác trọ. Bên ngoài trời vẫn còn tối. Ngân kéo chăn tới tận cằm, nhắm mắt cố kéo giấc ngủ trở lại.

Hình như tuyết lất phất rơi. Mùa đông gì mà lạnh kinh người. Tháng Tư rồi mà cái lạnh quái ác vẫn chưa chịu hết. Ngân cảm thấy lưng mình hơi lạnh, nàng xoay người, mắt dán lên trần nhà, một cảm giác hụt hẫng, bâng khuâng. Nỗi nhớ hơi ấm của chồng ào ạt chạy về trên cơ thể. Cứ mỗi lần cảm thấy lạnh lạnh, nàng nằm xích lại gần, được chàng ôm choàng trong vòng tay, và hơi ấm bao phủ, giấc ngủ trở về nhẹ nhàng êm ngọt. Một thoáng buồn chợt đến đuổi mất giấc ngủ của Ngân.

Cũng như một số đồng nghiệp khác, khi “company” lĩnh nhận một “dịch vụ” của một cơ sở nào đó, “company” sẽ phải gửi nhân viên của mình tới tận chỗ của khách hàng, Ngân có thể chọn đi làm xa hoăïc bị sa thải, một sự chọn lựa thường là “chẳng đặng đừng”, nhất là trong cái thế “gạo châu củi quế” này.

Ngân Khánh lấy nhau 18 năm qua, có một cháu gái tuổi 16 và một cháu trai sắp sửa xong tiểu học. Hai người làm chủ căn nhà mới nhiều tiện nghi, ấm cúng, lịch sự trong một khu dân cư khang trang sang trọng. Lợi tức hàng tháng của hai người có thể ổn định được tất cả những “bills” hàng tháng, từ tiền nhà, tiền xe cộ đến tiền học hành của con cái, tiền giúp đỡ thân nhân bên nhà. Sau nhiều năm làm việc trong cùng một company, Ngân đã học hỏi được nhiều khả năng chuyên môn, tạo được một thế đứng khá vững, đã thành hình được mạng lưới để củng cố nghề nghiệp của mình; đàng khác Ngân thích thú những gì đang làm.

Hai vợ chồng cảm thấy ở vào cái vòng đối thoại không lối thoát; cả hai ba tuần lễ, mỗi buổi tối, một vấn đềâ. Có khi câu chuyện xoay quanh tài chánh:

- Anh nghĩ là khả năng của em có thể kiếm việc tại địa phương.

- Em đã gửi đi cả trăm resume, cả tháng nay rồi, chỉ nhận được 20 thơ cám ơn; đã đi cả chục cái “job fair”, không chỗ nào nhận. Em không đi làm, cách chi mình trả tiền nhà đây ?

- Cứ tạm rút tiền tiết kiệm trả một thời gian.

- Anh nói như mình có tiền rừng bạc bể ?

- ???

Khi khác câu chuyện xoay quanh con cái:

- Anh nhớ con bé Thơ, bạn cùng lớp với con gái mình ?  Bố nó phải đi làm xa cả năm nay, một tháng về thăm nhà một lần. Con Thơ sao có vẻ bụi đời quá, từ mái tóc cho tới quần áo; thậm chí con nhỏ ấy còn dùng son phấn nữa!

- Anh có nhận thấy như vậy. Nỗi bận tâm nhất của anh là con cái mình. Thằêng Trí có lẽ OK, nhưng con Tâm, tuổi 16, tuổi lãng mạn, mơ mộng, yêu đương, và peer pressure… Anh thì không gần gũi cởi mở với con bằng em.

- Mình có điện thoại mà! Em có thể gọi nói chuyện với con mỗi buổi tối!

- Anh có nghĩ là mình nên có ý kiến của các con? Gia đình cùng đặt vấn đề để xem cảm nghĩ của hai đứa ra sao.

- ???

Hai vợ chồng rơi vào trạng huống lấn cấn nhất là khi phải đề cập tới khía cạnh liên hệ tình cảm của hai người: tình cảm nhớ thương xen lẫn cái bâng khuâng về lòng chung thuỷ.

- Cũng ba bốn tháng gì đó, hôm qua em mới gặp chị Lệ ở shopping center. Chị coi hốc hác thảm bại quá. Lý do là sau sáu tháng làm việc bên Việt Nam, Hưng đã cặp bồ với một cô gái Hà Nội. Khi mới rời nhau, ngày nào Hưng cũng gọi điện thoại về; rồi điện thoại thưa dần, tới lúc ngưng hẳn. Tội nghiệp Lệ, bây giờ nó như người mất hồn. Hình như đàn ông nào cũng vậy, “xa mặt cách lòng”.

- Thực sự thì người đàn bà nào cũng thấy “cỏ bên kia đồi vẫn xanh hơn”. Sự đa cảm, sự mơ mộng và nhẹ dạ của các bà mang đến nhiều đổ vỡ. Em nhớ anh Việt, người có đứa con gái học cùng trường với thằng Trí nhà mình. Vợ anh Việt làm marketing cho Johnson & Johnson hơn năm nay và thường xuyên phải travel đây đó. Vợ chồng Việt trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh không ngọt” mấy tháng nay vì  những cú điện thoại to nhỏ tình tứ gì đó của vợ…

- ???

Ngân miên man nghĩ tới mẩu đối thoại của hai vợ chồng trước khi quyết định đi làm xa. Những mẩu đối thoại tương tự như thế thường xuất hiện trong trường hợp như sáng nay, khi khó ngủ hay khi chợt tỉnh giấc. Nó đến như một lời cảnh giác, nhưng cũng là một nỗi lo sợ. Ai dám chắc là chuyện xảy ra cho người sẽ không xảy đến cho mình. Cảm nghiệm không vững tâm về một hoàn cảnh nào đó đặt Ngân trong tình trạng “báo động”. Trong một lần vợ chồng điện đàm, Khánh cho biết con Tâm bây giờ sau khi ăn cơm tối hay đóng cửa phòng ở trong đó một mình, chẳng biết con làm gì. Thực ra từ ngày Ngân đi làm xa, gia đình hình như vắng bóng sinh khí: ăn xong, ba bố con lầm lũi làm chuyện mỗi người cần làm để chấm dứt một ngày sống. Khánh hờ hững xem vài màn trên TV, Tâm và Trí về phòng làm home work, rồi đêm lặng lẽ đến trong giấc ngủ mỗi người. Tâm vốn không tâm tình nhiều với ba, vắng bóng mẹ, hình như Tâm càng rút vào nội tâm hơn. “Đóng cửa phòng và một mình trong đó” là dấu chỉ vô tình của một hành vi tâm lý. Tuy nhiên nhu cầu con người, nhất là của cô gái mới lớn, là muốn được lắng nghe, được cảm thông, được liên hệ với. Vắng Ngân có lẽ Tâm cũng phải tìm một “channel” nào đó thôi, không thể “đóng cửa hoài”.

Những gì đang thay đổi cho gia đình? Sự thay đổi ảnh hưởng gì cho sự an vui hạnh phúc của gia đình? Có phải sự kiện xa-nhà-năm-ngày mỗi tuần lễ đã làm giảm đi hay làm biến thái ý nghĩa gia đình? Khánh cho biết ba bố con chẳng muốn nấu nướng gì, ăn cho qua bữa, cho xong chuyện. Ngân nhớ hồi ba bị đi cải tạo, má vẫn sắp một bộ chén đũa và một chỗ ngồi cho ba, má vẫn nói các con “mời ba xơi cơm”. Những ngày đầu mẹ con nuốt cơm trong nước mắt. Ai cũng cảm thấy một sự thiếu hụt, trống trải, một bức tranh không toàn vẹn.

Hồi đó mẹ thích ngâm nho nhỏ bài ca “Hòn Vọng Phu”. Ngân bật cười nhẹ khi câu chuyện mẹ kể hồi xưa chợt đến. Mẹ kể rằng “Có đôi vợ chồng trẻ. Chồng theo lệnh vua đi đánh giặc khi cậu con trai mới trong bụng mẹ được sáu tháng.

Người mẹ nói cho con nhiều về cha nó mỗi khi nựng con đi ngủ lúc đêm về. Mỗi lần đứa con hỏi cha đâu, người mẹ chỉ chiếc bóng trên tường, bảo “cha con đó”. Có lần hai mẹ con đang chơi ngoài sân, chồng nàng trở về; người mẹ bồng con tới vừa trao cho chồng vừa nói với con “cha con đó” .

Đứa bé cố tránh vòng tay của “người lạ” trả lời “bố con chỉ về ban đêm thôi mà”.

Khi xa nhau, người thân có thể thành kẻ lạ; người xa lạ biết đâu trở thành người thân. Mỗi sáng Thứ Hai và chiều Thứ Sáu Ngân đã nhận ra một số khuôn mặt cùng đi và cùng về trên cùng một chuyếân bay với mình. Họ trở thành quen nhau và vui vẻ chuyện trò. Một lần, Ngân nghỉ một ngày Thứ Sáu để dự buổi trình diễn văn nghệ của trường, Trâm có phần đóng góp. Khi tới phi trường sáng Thứ Hai, một chàng tiến đến chào hỏi và đề cập tới sự vắng mặt của Ngân trong chuyến bay chiều Thứ Sáu. Thế rồi những chuyến bay kế tiếp, anh chàng này đứng sẵn như hẹn hò như chờ đợi. Ngân kể lại cho chồng như một chuyện vui; Khánh chỉ cười không nói.

Một con chim tuyết chợt đậu trên cành cây khô bên của sổ rồi chợt bay đi. Ngân bắt gặp mình thở dài. Tại sao đang không một thân một mình nơi đây trong căn gác trọ? Cái gì quan trọng hơn trong đời mình, cho gia đình mình? Tại sao có chồng có con, mà một tuần năm ngày lại “đi sớm về khuya một mình”, một “căn nhà nhỏ đi về có nhau” hay một “ngôi biệt thự đi về vắng nhau”? Đi về với sự vồn vã của chồng, trong tiếng cười đùa của con hay đi về trong sự tẻ nhạt, câm nín của căn gác trọ; cũng chẳng phải đi về có nhau với khách bên đường? Đâu là giá trị cuộc đời? Không lâu nữa, Trâm rồi Trí sẽ có những bận rộn riêng của chúng, chúng sẽ không còn trong biệt thự. Tại sao mình lại để mất đi thời giờ có thể có bên con? Thời-gian, Tình, Tiền, T và T?

Nhạc báo thức từ chiếc cell phone cắt đứt dòng suy tư và cảm nghiệm phức tạp. Đến giờ đi làm. Đường hôm nay sẽ trơn hơn, gió sẽ lạnh hơn, Ngân biết hôm nay sẽ là ngày không mấy productive!

Mạch Sống Số 36, tháng 6, 2005

Posted on Friday, June 17 @ 11:14:06 EDT by admin
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by admin


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang